Saturday, 13 February 2021

VÌ SAO CÁC NHÀ DÂN CHỦ TRUNG HOA THÍCH TRUMP? - TRÒ CHUYỆN VỚI TENG BIAO (Ling Li và Teng Biao - Made in China Journal)

 


 

 

Vì sao các nhà dân chủ Trung Hoa thích Trump? Trò chuyện với Teng Biao

Ling Li và Teng Biao  -  Made in China Journal

Translated by: Cookie Duong

09/02/2021

https://www.the-interpreter.org/post/vi-sao-cac-nha-dan-chu-trung-hoa-thich-trump-tro-chuyen-voi-teng-biao

 

.

Translated from Made in China Journal article An Anatomy of Trump’s Appeal to Chinese Liberals: A Conversation with Teng Biao

 

Ling Li và Teng Biao, ngày 1 tháng 2, 2021

 

Hình : https://static.wixstatic.com/media/24d15c_8a06c87c5a0c45ad8d64b655a0c6bf34~mv2.jpeg/v1/fill/w_740,h_493,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/24d15c_8a06c87c5a0c45ad8d64b655a0c6bf34~mv2.webp

 

Việc các nhà dân chủ Trung Hoa tiếp nhận Chủ nghĩa Trump là một điều bất thường và đáng lưu ý nhất là khi xét đến sự lệch lạc rõ ràng giữa các chính sách và hệ tư tưởng phi tự do mà Trump đại diện so với các lý tưởng tự do mà những cá nhân này ủng hộ thông qua các sản phẩm trí tuệ và/hoặc hoạt động chính trị của họ.

 

Kể từ khi ông lên cầm quyền, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thu hút và duy trì một lượng tín đồ đáng kể trong cộng đồng Hoa kiều ở trong và ngoài Hoa Kỳ. Những người phò Trump này có xuất thân khác nhau và sự ủng hộ của họ có nhiều động cơ khác nhau, một điều không có gì là bất thường cả. Tuy nhiên, điều bất thường ở đây là sự hâm mộ Trump trong một nhóm người cụ thể: những người được gọi là trí thức, nhà bất đồng chính kiến ​​và nhà hot động tự do/dân chủ Trung Quốc. Thành phần này bao gồm một số học giả và nhà tư tưởng theo chủ nghĩa tự do, nhà hoạt động chính trị và luật sư nhân quyền người Hoa danh tiếng nhất. Việc giới đấu tranh dân chủ gốc Hoa tiếp nhận Chủ nghĩa Trump là một điều bất thường và đáng lưu ý nhất là khi xét đến sự lệch lạc rõ ràng giữa các chính sách và hệ tư tưởng phi tự do mà Trump đại diện so với các lý tưởng tự do mà những cá nhân này ủng hộ thông qua sản phẩm trí tuệ và/hoặc hoạt động chính trị của họ.

 

Trong cuộc trò chuyện này với ông Teng Biao, tôi cố tìm hiểu: Đâu là mẫu số chung đã tạo nên sự gắn kết giữa nhóm người này và chính quyền Trump? Nói cách khác, những phẩm chất cụ thể nào trong vai trò lãnh đạo của Trump đã khiến những người ủng hộ gốc Hoa của ông hưởng ứng mạnh mẽ đến vậy? Câu trả lời cho những câu hỏi này vẫn còn quan trọng và mang tính thời sự mặc dù nhiệm kỳ tổng thống của Trump đã kết thúc. Việc Trump mãn nhiệm chắc chắn sẽ làm nguội lạnh bầu nhiệt huyết của những người ủng hộ ông ở nhiều mức độ khác nhau trên toàn thế giới.

 

Như cuộc trò chuyện này sẽ tiết lộ, sự phổ biến của tư duy giản lược, tính hấp dẫn của chủ nghĩa chính trị Machiavelli, và niềm tin vào chủ nghĩa tiến hóa xã hội Darwin của giới tinh hoa đã bắt rễ sâu xa trong tâm lý của những nhà dân chủ ủng hộ Trump, và sự kết hợp của ba yếu tố này đã tạo ra sức hấp dẫn khó cưỡng của chủ nghĩa Trump. Phải thừa nhận rằng lý lịch chính trị của nhóm này chắc chắn không thể đại diện cho thái độ chính trị của giới đấu tranh dân chủ người Hoa nói chung, chứ đừng nói đến tất cả 1.4 tỷ công dân Trung Quốc. Tuy nhiên, nó cho thấy sự rạn nứt và tranh cãi xã hội rong tương lai nếu bầu cử tự do diễn ra ở Trung Quốc. Trong viễn cảnh này, hỗn hợp các nguyên liệu đã tạo ra cơn sốt phò Trump ngày nay sẽ vẫn thịnh hành ở Trung Quốc trong tương lai gần. Và sẽ không hoàn toàn bất ngờ nếu nhà lãnh đạo được người dân Trung Quốc chọn lựa, khi bầu cử tự do trở thành hiện thực chính trị ở xứ này, có thể sẽ không phải là một nhà chính trị có tư tưởng tự do và đầy lý trí như nhiều nhà quan sát chính trị ở phương Tây mong đợi, nhưng lại là một nhà dân túy bản địa theo hình mẫu của Trump.

 

Hiện tượng phò Trump trong giới dân chủ gốc Hoa đã được đưa tin trên các phương tiện truyền thông và thảo luận trong giới học thuật. Những bài báo bao gồm bài viết năm 2020 của Ian Johnson ‘Tại sao những người theo chủ nghĩa tự do ở Trung Quốc lại thích thú với phe bảo thủ Hoa Kỳ?’ trên tờ New York Times. Các bài luận bao gồm ‘Chủ nghĩa mỹ cảm và sự biến thái vì Trump của trí thức tự do Trung Quốc’ của Lin Yao (2021) - phân tích sâu sắc và kỹ lưỡng nhất về chủ đề này cho đến nay. Vấn đề này cũng đã được đề cập đến trên các nền tảng truyền thông khác — chẳng hạn, trong một tập được nhiều người nghe của Sinica Podcast (2021), với khách mời là cả hai tác giả trên.

 

Cũng liên quan đến cuộc trò chuyện của chúng tôi là chủ đề về ‘bạch tả’ ( ), mt bc tranh biếm ha tư tưởng ca ch nghĩa t do tiến b phương Tây. Để đọc hiu toàn din hơn v ch đề này, nên đọc S tri dy ca bch tả” như một từ lời lăng mạ trên mạng Internet Trung Quốc' (2017) của Zhang Chenchen, và‘ Chủ nghĩa dân túy cánh hữu với đặc điểm Trung Quốc? Bản sắc, Sự khác biệt và Hình ảnh Toàn cầu trong Tranh luận Chính trị Thế giới Trực tuyến' (2019).

 

Cuộc trò chuyện dưới đây là kết quả của một loạt các cuộc trao đổi tôi đã có gần đây với Teng Biao. Tôi chọn ông Teng làm người đối thoại không phải vì ông là một trong số ít nhà hoạt động chống Trump, mà vì ông vừa là một nhà hoạt động chính trị, vừa là một học giả theo chủ nghĩa tự do - một nhân vật hai trong một hiếm gặp. Ông đã dành nhiều năm ở Trung Quốc để vận động cho phong trào thúc đẩy nhân quyền thông qua đại diện pháp lý ở cả lớp học và tòa án. Ông cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm mà đã trở thành động lực nền tảng cho những người theo chủ nghĩa Trump. Trước cuộc trò chuyện của chúng tôi, Teng đã viết một bài luận dài bằng tiếng Trung có tiêu đề ‘Tại sao những người ủng hộ dân chủ nên phản đối Trump?’ (2020), giải đáp chi tiết hơn một số câu hỏi dưới đây.

 

                                                        ***

 

Nguồn Gốc của Thiên kiến Xác nhận

 

Ling Li: Trong phân tích của ông, thông tin sai lệch là một yếu tố quan trọng góp phần khiến các nhà hoạt động yêu chuộng Trump. Ông nghĩ họ đã nhận thông tin sai lệch về điều gì? Các nguồn lệch lác đó đến từ đâu?

 

Teng Biao: Đa số người dân chủ dựa vào mạng truyền thông Trung Quốc làm nguồn tin chủ đạo nếu không phải là duy nhất về chính trị Mỹ, bao gồm WeChat, mà chúng bị kiểm duyệt và tràn ngập thuyết âm mưu,. Họ không đọc hoặc không có khả năng đọc các nguồn tiếng Anh.

 

 

LL: Chắc chắn là điều này chính xác cho một phần không nhỏ những người ủng hộ Trump, nhưng không phải tất cả. Tôi từng gặp một số nhà tri thức ủng hộ dân chủ hoặc nhà hoạt động biết đọc tiếng Anh và có thể truy cập nguồn tin thay thế, nhưng họ vẫn không có tư duy phản biện về chủ nghĩa Trump. Thiên kiến xác nhận đóng vai trò lớn lao trong việc này; nó dẫn người ta đi tìm chỉ những thông tin nào xác nhận quan điểm sẵn có của họ. Trong nhiều trường hợp, những thiên kiến này có thể củng cố ‘hiện tượng phản tác dụng’ hoặc ‘bám víu niềm tin',khi người ta lại bám vào sự ngộ nhận mạnh mẽ hơn nữa sau khi bị kiểm chứng.

 

TB: Đúng, nhưng chúng ta sẽ lại sa vào câu hỏi gà hay trứng. Thiên kiến xác nhận không phải tự nhiên mà có. Cái gì đã dẫn tới sự hình thành của các ý kiến gốc mà người ta muốn xác nhận?

 

 

LL: Ông muốn hỏi rằng cái gì đã gây ra sự hiểu biết một chiều về các trường phái chính trị phương Tây của các nhà hoạt động gốc Hoa. Cụ thể hơn, tại sao ảnh hưởng của trường phái tự do cấp tiến lại có hạn ở Trung Quốc? Có phải vì các nhà tri thức Trung Hoa ít được tiếp cận với các tư tưởng tự do cấp tiến hay bởi vì họ không chào đón những tư tưởng đó?

 

TB: Các trường phái phương Tây được khai mở ở Trung Quốc đa phần qua các tác phẩm được phiên dịch vào những năm 1980 và 1990. Quyết định để dịch và xuất bản sách này phần nào đi liền với tư tưởng chính trị của các tác giả và phần còn lại được chỉ định bởi nhà xuất bản và biên tập, vốn thường bị kiểm duyệt chính trị. Bối cảnh trí thức lúc này nhận nhiều ảnh hưởng từ các trường phái tân cổ điển phương Tây – đặc biệt là trường phái Austrian và Chicago, được thể hiện trong các tác phẩm của, ví dụ, Ludwig von Misess, Friedrich Hayek, và Milton Friedman, cũng như các chính sách kinh tế như Reaganism và Thatcherism (trickle-down economy). Sau đó, các trường phái kinh tế tân tự do này bắt đầu thâm nhập và tạo ảnh hưởng trong những lĩnh vực khác. Trường phái tự do cấp tiến gần như không được biết đến ở Trung Quốc.

 

 

LL: Nếu vậy, có vẻ khi các tư tưởng chính trị phương Tây được du nhập vào Trung Quốc vào những năm 1980, chúng bị hạn chế trong lĩnh vực kinh tế và loại trừ tất cả các chủ đề khác như quyền chính trị, quyền được toàn vẹn thể chất, quyền tự do, công bằng tố tụng, v. v.. Sự chọn lọc tiếp xúc này của các nhà tri thức Trung Hoa có thể đã khiến họ bị cuốn hút đặc biệt bởi chính trị bảo thủ, và, như một hệ quả, chủ nghĩa Trump. Điều này dễ hiểu. Thế nhưng, nhiều người vẫn có thể sửa đổi ý kiến của họ để tránh khỏi ‘hiện tượng phản tác dụng’ khi họ bị thách thức với tin thông tin mới gây mâu thuẫn. Ngược lại, những người tri thức phò Trump có vẻ cho thấy sự kiên định mạnh mẽ rõ rệt vào niềm tin của họ. Tại sao nhóm này dễ bị sa vào thiên kiến xác nhận hơn nhóm khác?

 

TB: Tôi đoán có hai lý do. Đầu tiên, nhiều người tri thức phò Trump được tiếp cận với các tư tưởng bảo thủ phương Tây khi họ mới trong độ tuổi 20 tới 30. Những kiến thức mới này đã để lại ấn tượng vững vàng và ý kiến mạnh mẽ về bản chất của nền dân chủ và làm sao để nó hữu hiệu, và điều này khó thay đổi. Thứ hai, nhà hoạt động dân chủ thường đứng về phe chống Đảng Cộng sản Trung Quốc, và thái độ này đến từ kinh nghiệm bị đàn áp ở Trung Quốc mà họ đã tận mắt chứng kiến hoặc trải nghiệm qua nhiều hình thức. Không cần nhiều kỹ năng phân tích, kiến thức hàn lâm hay thực tập để tiếp thu tư tưởng chính trị đó. Thế nhưng, để vượt qua chính thiên kiến xác nhận của mình, chúng ta cần tự chất vấn và tự chấn chỉnh mình. Những phẩm chất này không phải nhà hoạt động nào cũng có.

 

 

LL: Có phải là các kiến thức về tình hình chính trị ở phương Tây của các nhà hoạt động cũng chỉ là một chiều hoặc bị bóp méo?

 

TB: Về tình hình chính trị, truyền thông tiếng Trung tập trung vào ‘mặt trái’ hoặc những khiếm khuyết của xã hội phương Tây. Tuy nhiên, kiểu tường thuật tiêu cực như thế không gây nhiều ảnh hưởng đến các nhà hoạt động dân chủ vì họ vốn ngờ vực tuyên truyền nhà nước. Nếu ban tuyên giáo nói rằng con mèo màu đen, họ ắt hẳn sẽ tin rằng con mèo màu trắng. Vì vậy, sự cuốn hút bởi ‘ngọn đèn hải đăng’ của nền dân chủ phương Tây, mượn từ của nhà văn Lin Yao, không hề bị lu mờ bởi kiểu tường thuật tiêu cực của truyền thông nhà nước.

 

 

LL: Đúng, nó có thể giải thích được sự tận tụy với hình tượng ‘ngọn đèn dẫn lối’ bởi những ai đang sống ở Trung Quốc và chưa bao giờ có cơ hội sống ở phương Tây. Nhưng làm cách nào để giải thích thái độ của các nhà hoạt động hải ngoại có tự do truy cập bất kỳ thông tin nào họ muốn?

 

TB: Đó là vì họ hiểu khái niệm dân chủ một cách nhồi sọ hoặc rập khuôn. Khi niềm tin đó được thiết lập, họ thường sẽ phớt lờ các bằng chứng mâu thuẫn. Thí dụ, một lý do quan trọng tại sao các nhà hoạt động ủng hộ các chính sách của Trump về vấn đề sắc tộc là vì họ không hiểu biết về chế độ nô lệ và kỳ thị sắc tộc trong lịch sử Mỹ, hoặc đã diễn giải những thực tế đó để chúng ăn khớp với các ý kiến sẵn có của họ. Thí dụ, nhiều nhà hoạt động tin rằng kỳ thị sắc tộc ở Hoa Kỳ chỉ xảy ra lác đác đây đó chứ không phải là một vấn đề có hệ thống, vì họ đinh ninh rằng ở đây có nhiều thể chế dân chủ dùng để ngăn chặn các vấn đề như vậy. Nhiều nhà hoạt động không nhận thức được quy mô sâu rộng của bất công sắc tộc trong suốt lịch sử Hoa Kỳ. Hơn nữa, rất nhiều nhà hoạt động hải ngoại sống co cụm trong các khu người Hoa hải ngoại và không tương tác nhiều với các nhóm thiểu số khác; điều này giúp duy trì thành kiến và thiên kiến của họ.

 

 

Sự phổ biến của chủ nghĩa tiến hòa xã hội Darwin

 

LL: Giờ chuyển đến chủ nghĩa tiến hóa xã hội Darwin, có vẻ như là một yếu tố khác đã giúp khuếch đại sự ủng hộ cho Trump trong nhóm các nhà hoạt động. chủ nghĩa tiến hóa xã hội Darwin là gì? Nó có liên hệ gì với các nhà dân chủ và việc họ ủng hộ Trump?

 

TB: Những ai tin vào chủ nghĩa tiến hóa xã hội Darwin quan niệm rằng người ta thành công là vị họ giỏi hơn hoặc xứng đáng hơn người khác. Và điều này cũng có nghĩa là họ nghĩ ai không thành công hay nghèo là vì họ kém cỏi. Chủ nghĩa tiến hóa xã hội Darwin quy sự thành công cho các khuynh hướng và phẩm chất cá nhân, cùng lúc lại gạt bỏ những yếu tố hệ thống. Thí dụ, nhiều luật sư nhân quyền Trung Hoa và nhà hoạt động chính trị đến từ hoàn cảnh khiêm tốn. Họ sẽ thường quy những thành tựu của họ cho các khuynh hướng phẩm chất cá nhân và thường bỏ qua toàn cảnh hệ thống. Cùng lúc đó, họ buộc người khác làm theo tiêu chuẩn đó và tin rằng, thí dụ, việc các nhóm thiểu số thiệt thòi ở Mỹ khó thăng tiến là bởi vì họ lười biếng hoặc kém cỏi, và họ nên tự trách mình.

 

 

LL: Nghe như là đổ lỗi cho nạn nhân, tức là quy kết sai phạm cho nạn nhân thay vì kẻ phạm tội. Nhiều nhà tâm lý học phát hiện rằng hành vi đổ lỗi cho nạn nhân được thúc đẩy bởi niềm tin rằng thế giới này công bằng. Đây là một thiên kiến trong nhận thức cho rằng ‘gieo nhân nào thì gặt quả đấy’. Bằng cách đổ lỗi cho nạn nhân, người ta có thể bảo vệ quan niệm rằng thế giới này công minh, để nó đáng sống hơn; còn nạn nhân xứng đáng chịu hậu quả vì họ đã làm điều gì đó, hoặc vì chính bản chất của họ. Logic này cũng cho rằng những bất côngsẽ không bao giờ xảy ra nếu ai đó không làm gì bất minh để dẫn tới điều đó. Nhưng tôi không rõ liệu lời giải thích này có thể áp dụng với mọi nhà hoạt động hay không, vì sự tán thành của họ với chủ nghĩa tiến hóa xã hội Darwin có vẻ mâu thuẫn với công việc họ làm, ít nhất là với các luật sư nhân quyền, những người đã tự đặt mình vào nguy hiểm và rủi ro to lớn để bảo vệ, thay vì đổ lỗi, cho các thành viên chịu thiệt thòi của xã hội Trung Quốc. Làm sao để giải thích sự tồn tại song song của việc họ cam kết bảo vệ quyền lợi của các nhóm thiệt thòi hoặc “không xứng đáng” ở Trung Quốc, với việc họ phản đối quyền bình đẳng của những nhóm thiểu số thiệt thòi tại các nước phương Tây?

 

TB: Bởi vì có một sự khác biệt về chất khi nói về bất công ở Trung Quốc và ở phương Tây. Ở Trung Quốc, phần lớn công việc đấu tranh nhân quyền liên quan đến sự xâm phạm các quyền tự do cơ bản – thí dụ, các quy tắc và phân biệt đối xử bị áp đặt lên người dân nhờ hệ thống đăng ký hộ khẩu – một điều thậm chí còn không tồn tại ở các nước phương Tây. Các loại công việc trong lĩnh vực nhân quyền khác bao gồm phản đối can thiệp, cấm đoán và trừng phạt khi người dân thực hiền quyền đi bầu, hội họp, tự do ngôn luận, và tôn giáo trong khuôn khổ luật pháp Trung Quốc. Những vấn đề này không hề lớn lao tại Mỹ. Đó là lý do tại sao nhiều nhà hoạt động không mấy thương cảm hay đồng cảm với, ví dụ, phong trào Black Lives Matter. Họ được hướng dẫn bởi niềm tin vào chủ nghĩa tiến hóa xã hội Darwin và trào lưu thị trường tự do chính thống, thế nên họ cũng tin rằng các nhóm thiểu số ở phương Tây đứng cuối bậc thang xã hội chỉ vì các nhóm khác làm tốt hơn họ. Và vì lý do này, đa phần trong số họ phản đối mãnh liệt các chính sách xã hội cấp tiến như affirmative action, thuế luỹ tiến, và bảo đảm mức lương tối thiểu.

 

 

Nguồn Gốc của Dây Chuyền Phân Biệt Đối Xử

 

LL: Tôi muốn quay lại với vấn đề kỳ thị mà ông nhắc đến trước đó khi chúng ta bàn về thông tin sai lệch. Có vẻ như sự vô tri về mặt bất công sắc tộc hoặc sự thiếu cảm thông với người Mỹ gốc Phi châu không chỉ là sự ngộ nhận ở nhiều nhà hoạt động, mà còn là một định kiến được chia sẻ rộng rãi trong xã hội Trung Hoa. Trong những năm gần đây, nhiều báo cáo về sự phân biệt chủng tộc ở Trung Quốc đang càng ngày càng phổ biến. Hiện tượng này thật khó hiểu vì người Trung Hoa, với tư cách là một dân tộc, đã từng chịu kỳ thị sắc tộc cả ở trong và ngoài Trung Quốc. Thế thì tại sao kỳ thị sắc tộc lại trở thành tư tưởng thịnh hành nhất của người Trung Quốc đối với các sắc tộc khác, thay vì sự đồng cảm và đoàn kết?

 

TB: Nhiều người Trung Quốc tin vào một trật tự chủng tộc dựa trên màu da. Trật tự này đặt da trắng lên đỉnh, rồi đến da vàng và da nâu, với da đen đứng cuối. Luận điệu kỳ thị này xuất hiện sớm nhất là từ cuối đời nhà Thanhtrong các tác phẩm của những nhà tư tưởng chính trị nổi danh như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, và Đường Tài Thường, những người lãnh đạo Phong trào Cải cách 1898 và đại diện cho tư tưởng chính trị cấp tiến nhất vào thời đó. Những tư tưởng này đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến thế giới quan của nhiều người Trung Quốc. Dựa theo dây chuyền phân biệt đối xử này, nhiều nhà hoạt động tin rằng mỗi dân tộc đã có sẵn một chỗ đứng trong cơ cấu xã hội và, nếu một nhóm muốn thăng tiến khỏi vị thế đó, thành viên của dân tộc đó phải làm tốt hơn người khác, cho dù luật lệ của cuộc thi có bất công thế nào đi nữa. Nếu ai đó muốn tiến tới bằng cách phá bỏ luật lệ của cuộc đua hoặc thay đổi hệ thống, vậy là họ đã quá phận. Vì vậy, nhiều nhà hoạt động phản đối mạnh mẽ chương trình affirmative-action và phong trào BLM vì họ nghĩ các nhóm này đang vung tay quá trán và vi phạm quy củ.

 

 

LL: Trật tự sắc tộc hoàn vũ này có vẻ như là sự mở rộng của trật tự xã hội Nho giáo. Nho giáo cổ điển rao giảng rằng mỗi thành viên trong xã hội có sẵn một vai trò trong bất kỳ mối quan hệ cá nhân nào – thí dụ, vợ-chồng, mẹ-con, thầy-trò, vua-dân – quyền lực và trách nhiệm trong trật tự này được phân chia theo cấp bậc. Nếu, theo Nho giáo, mọi người tuân thủ hành vi hợp với vai trò của họ, trật tự xã hội sẽ đạt đến sự hòa hợp. “Dây chuyền phân biệt chủng tộc” mà ông nhắc đến có vẻ như cái đuôi của một trật tự xã hội Nho giáođược áp dụng ở quy mô quốc tế.

 

TB: Đúng là nó tương thích với nhân sinh quan của Trung Quốc thời phong kiến, khi mà người Hán là trung tâm và mọi sắc tộc khác bị xem là ngoại chủng và hèn kém.

 

 

LL: Thế nhưng vào đầu thế kỷ 19, Trung Quốc bị bắt phải “nâng cấp” vị trí của “da trắng.” Thú vị hơn, tôi cũng nhận ra rằng có một loại hành vi thường thấy làm nền tảng cho cả chủ nghĩa tiến hóa xã hội Darwin và trật tự chủng tộc chúng ta đề cập. Nó bắt đầu với sự bất bình đẳng có hệ thống sơ khởi được tích hợp vào trật tự xã hội, như kiểu được rao giảng bởi Nho giáo, và sự bất bình đẳng sẵn có trong trật tự xã hội này chỉ có thể được củng cố khi người ta đồng lòng lựa chọn một chiến lược sinh tồn cho phép mỗi cá nhân cải thiện an sinh của họ bằng cách bóc lột những người kém hơn họ để bù đắp cho việc chính họ cũng bị bóc lột bởi những người đứng trên. Chiến lược này khác biệt về căn bản với dự án chính trị nhằm tái cơ cấu trật tự xã hội dựa trên nguyên tắc bình đẳng, vì nó không muốn xoá bỏ sự bất bình đẳng, mà chỉ muốn thay thế nạn nhân trong hệ thống.

 

Sự lựa chọn chiến lược này có vẻ như được xây dựng bởi thứ mà tôi gọi là ‘cơ chế trừng phạt từ trên xuống’ mà đôi khi được sử dụng để giải quyết vấn đề về bất công và bất bình đẳng bởi những nạn nhân. Điều này có nghĩa là nếu ai đó bị bóc lột bởi một đối tượng quyền lực, thay vì tự vệ bằng cách thách thức những sai phạm về pháp lý hay đạo đức trong tình huống, đầu tiên họ lại nhẫn nhục chịu đựng sự bóc lột, rồi sau đó tìm cách trả thù bằng cách bóc lột một đối tượng yếu thế hơn nếu có thể. Chưa nói đến liệu sự trừng phạt này có thể bào chữa được về mặt pháp lý lẫn đạo đức hay không, chiều hướng từ trên xuống này rất lệch lạc vì anh không tìm cách trừng phạt kẻ đã lạm dụng anh, mà lại trừng phạt kẻ mà anh có thể ức hiếp.

 

 

Ảnh hưởng của Tin Lành

 

LL: Trong lời giải thích của ông về sự phổ biến của chủ nghĩa Trump với các nhà hoạt động, ông cũng nhắc đến vai trò của chủ nghĩa Tin Lành (evangelicalism). Ông có thể nói thêm được không?

 

TB: Trong tư tưởng của nhiều nhà hoạt động, Thiên Chúa giáo là ‘ngọn hải đăng' thứ hai của nền văn minh phương Tây, cùng với dân chủ.Trong bối cảnh này, Thiên Chúa giáo được xem như nền tảng của việc thiết lập một quốc gia độc lập như Hoa Kỳ. Không bất ngờ khi một số lớn nhà hoạt động đã cải đạo tThiên Chúa, vì nó giúp họ đáp ứng nhu cầu tâm linh và vơi bớt những lo âu trước thách thức mà họ phải đối mặt trên con đường tranh đấu. Và, vì lý do gì đó, trường phái Tin Lành, vốn có tư tưởng bảo thủ về mặt chính trị và xã hội, có vẻ có nhiều ảnh hưởng với các nhà hoạt động Trung Quốc hơn những giáo phái khác.

 

 

Sang chấn của Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cánh tả

 

LL: Trong phân tích của ông, các nhà hoạt động cũng có dị nghị mạnh mẽ với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cánh tả, hai lý do khác khiến họ thích chủ nghĩa Trump. Ông giải thích sự dị nghị này như thế nào?

 

TB: Vì họ đã tận mắt chứng kiến và trải nghiệm những đau khổ trong xã hội Trung Quốc nhân danh chủ nghĩa xã hội, các nhà hoạt động dường như ghê tởm với chủ nghĩa cánh tả như một phản xạ tự nhiên. Kiến thức của họ về các thể chế dân chủ xã hội phổ biến ở Châu Âu rất hạn chế. Tổ hợp này dẫn tới sự ghét bỏ và chống đối bản năng trước các chính sách xã hội cấp tiến. Cách dán nhãn chính trị cánh hữu và cánh tả là một vấn đề khác.

 

 

LL: Ý ông là việc dán nhãn vị thế chính trị dựa trên chiều hướng tương đối trong quan điểm của một người so với một điểm mốc – ví dụ, phe tả và phe hữu? Tôi cũng cảm thấy rằng thói quen dán mác này ít nhất là rối rắm và, tệ hơn nữa, dễ gây hiểu lầm, bởi vì khi điểm mốc đó thay đổi, cái nhãn cũng sẽ đảo ngược – chẳng hạn như, những gì được xem là cánh tả sẽ trở thành cánh hữu trong một bối cảnh khác.

 

TB: Chính xác. Ví dụ, bởi vì điểm mốc ở Trung Quốc là hệ thống cộng sản, bất kỳ chính sách nào tựa như những chính sách trong một thể chế tư bản sẽ được xem là “cánh hữu," và bất kỳ chính sách nào nâng cao chương trình nghị sự cộng sản sẽ là “cánh tả.” Cho dù lý tưởng đảng đã thay đổi rất nhiều trong bốn mươi năm qua - chuyển từ việc ác quỷ hoá tư bản sang đón nhận nó – cái nhãn vẫn không thay đổi. Nếu anh ủng hộ Đảng, anh thuộc về bên tả và nếu anh chống Đảng, anh thuộc về bên hữu. Các nhà hoạt động rất đỗi tự hào khi được nhận diện là ‘cánh hữu’ chỉ vì lập trường chống cộng của họ. Họ đào sâu và áp dụng kiến thức về cánh tả dưới bối cảnh Trung Quốc, vào chính trị cánh tả ở phương Tây, mà theo họ không khác gì tuyên truyền cho cộng sản, bao gồm phân phối bình đẳng tuyệt đối, phong trào quần chúng, can thiệp từ chính quyền, đấu tranh giai cấp, v.v…

 

 

LL: Thú vị thay, sự lẫn lộn trên về ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội không chỉ là đặc thù của các nhà hoạt động Trung Hoa. Theo một khảo sát Gallup vào năm 2018, khi được hỏi ý nghĩa của ‘chủ nghĩa xã hội,’ 23% người Mỹ liên hệ giữa chủ nghĩa xã hội và bình đẳng. Đây cũng là con số người Mỹ không biết trả lời làm sao (Newport 2018). Và 6% người Mỹ nghĩ rằng chủ nghĩa xã hội chính là chủ nghĩa cộng sản hoặc một hình thức khác của cộng sản. Đây cũng là số người nghĩ rằng chủ nghĩa xã hội nghĩa là hòa mình vào xã hội.

 

 

Phức cảm Tôn sùng Độc tài

 

LL: Ông cũng nhắc đến ở đâu đó rằng sự cuốn hút với một lãnh đạo mạnh mẽi như một giải pháp chính trị cũng là lý do quan trọng để giải thích sự hâm mộ Trump trong nhóm nhà hoạt động. Nhưng một lãnh đạo mạnh mẽ bao hàm một thể loại lãnh đạo chính trị toàn trị. Nó không xung đột với bản chất của mục tiêu cốt lõi của các nhà hoạt động là giúp Trung Quốc dân chủ hoá ư?

 

TB: Chúng ta phải nhìntừ góc độ lịch sử. Chính phủ Mỹ lâu nay đã chọn chính sách tiếp cận Trung Quốc và tự nhủ rằng, nếu họ mời gọi và hội nhập Trung Quốc vào trật tự kinh tế và chính trị quốc tế, Trung Quốc sẽ đồng hoá vào phương Tây và dân chủ hoá. Chính sách này đã thất bại, và khiến nhiều nhà hoạt động Trung Quốc không chỉ chán nản mà còn hoài nghi, như Perry Link đã miêu tả trong bài luận ‘Nhìn rõ Đảng Cộng sản Trung Quốc’ (2021) vừa rồi. Trung Quốc đã trỗi dậy về mặt kinh tế nhưng không hề có bước tiến về mặt tự do chính trị hay sự tự do hoá. Các nhà hoạt động quy thất bại này cho sự thiếu tầm nhìn, ý chí chính trị và năng lực của các đời tổng thống trước đây, mà theo họ đã bị mờ mắt bởi các lý tưởng công bằng tự huỷ hoại của chính trị cánh tả Mỹ.

 

 

LL: Vâng, Trump bước vào trọng tâm trong chính bối cảnh này. Tôi thường nghe người Trung Quốc ủng hộ Trump nói rằng chính sách Trung Quốc của ông ta quyết đoán và hữu hiệu nhất trong việc kiềm hãm Trung Quốc, rằng ông ta là người duy nhất đủ thông minh để phát hiện ra vấn đề, và là người duy nhất, theo họ, có đủ cương quyết và sự khôn ngoan chiến lược để đưa ra hướng giải quyết. Thế nhưng, một vấn đề nữa mà tôi cảm thấy khó hiểu là tại sao các nhà hoạt động, nhiều người trong họ rất dũng cảm và anh hùng, có thể tôn sùng Trump như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, trong khi ông ta hoàn toàn đi ngược với hình ảnh một người anh hùng, và chỉ là một nhân vật đã tận dụng quyền lực của chức vụ cao cấp nhất của đất nước mạnh mẽ nhất thế giới để phục vụ lợi ích chính trị cá nhân của ông ta. Việc họ tôn thờ ông ta có vẻ nghịch lý nhỉ?

 

TB: Không khó để hiểu. Chính vì các nhà hoạt động, đặc biệt là luật sư nhân quyền và nhà hoạt động chính trị, đã trải nghiệm việc bị đàn áp và thanh trừng mà họ hiểu được họ yếu ớt như thế nào, và sự hy sinh cá nhân của họ nhỏ nhoi như thế nào ở Trung Quốc. Chỉ có kết quả mới quyết định ai đúng ai sai. Một người anh hùng thua cuộc chẳng có nghĩa lý gì. Họ tin rằng chỉ có một lãnh đạo mạnh mẽ này mới có cơ hội đối đầu với một lãnh đạo mạnh mẽ khác.

 

 

LL: Đúng, tôi đoán rằng đúng là khó để thách thức một thể chế quyền lực bất cân xứng khi mọi nguồn tài nguyên được phân phối một cách không cân xứng chống lại bạn.

 

 

Hậu quả

 

LL: Hai câu hỏi cuối cùng để hạ màn cuộc trò chuyện của chúng ta: Tại sao chúng ta nên quan tâm lãnh đạo chính trị nào được các nhà hoạt động yêu quý? Tại sao sự ủng hộ của họ dành cho Trump là đáng lo ngại?

 

TB: Trước hết, đối với đa số người TQ phò Trump, lý do quan trọng nhất và đôi khi là duy nhất, cho việc họ ủng hộ Trump, là vì Trump ‘không ngán’ Trung Quốc. Họ không biết nhiều hoặc không quan tâm đến những tổn hại Trump đã gây ra cho các thể chế dân chủ Mỹ. Thứ mà họ quan tâm là ‘lật đổ' Đảng, và họ đặt lòng tin vào Trump. Nhưng điều này cuối cùng sẽ phản tác dụng, vì thái độ và hành vi này có thể dễ dàng gây phản cảm cho các nhóm và cá nhân ở phương Tây vốn thông cảm và ủng hộ ủng hộ lý tưởng dân chủ ở Trung Quốc. Thứ hai, khá nhiều nhà hoạt động là các nhà tri thức công chúng và dẫn dắt quan điểmNhững người này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tư tưởng của những người ủng hộ dân chủ. Những tư tưởng pro-Trump thiên hữu có thể gây hại đến con đường chuyển tiếp nền dân chủ ở Trung Quốc. Thứ ba, khá nhiều nhà hoạt động Trung Quốc đã bày tỏ công khai sự ủng hộ nhóm người bạo loạn ở Điện Capitol. Họ thích thú với khả năng thiết quân luật và bắt đầu một cuộc đảo chánh để người lãnh đạo yêu quý của họ giữ quyền lực. Sự bất chấp trắng trợn của họ với giá trị dân chủ lập hiến khiến người ta tự hỏi: nếu họ có cơ hội thiết lập một thể chế chính trị mới ở Trung Quốc, liệu thể chế đó thậm chí có phải là dân chủ hay không?

 

 

--------------

Tiểu sử học giả:

 

Tiến sĩ Teng Biao là luật sư nhân quyền, hiện là Học giả Nhân quyền Grove tại Hunter College, City University of New York. Trước đây, ông là giảng viên tại Đại học Chính trị và Luật Trung Quốc (Bắc Kinh), đồng thời là học giả thỉnh giảng tại Đại học Yale, Harvard và New York. Nghiên cứu của ông Teng tập trung vào tư pháp hình sự, nhân quyền, các phong trào xã hội và quá trình chuyển đổi chính trị ở Trung Quốc. Ông là người đồng sáng lập hai tổ chức phi chính phủ về nhân quyền — The Open Constitution Initiative và China Against the Death Penalty.

 

Translated by: Cookie Duong

Edited by: Khoa Le

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats