Jackhammer Nguyễn
20/02/2021
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/1-42.jpg
Tướng
Nguyễn Trọng Nghĩa. Nguồn: VN Hội nhập
Một điều chỉnh nhân sự cấp cao vừa được đảng Cộng
sản Việt Nam (CSVN) thực hiện, chỉ vài tuần lễ sau đại hội 13. Thượng tướng
Nguyễn Trọng Nghĩa, 59 tuổi, không phải là ủy viên Bộ Chính trị, mà chỉ là ủy
viên trung ương đảng, được chỉ định làm Trưởng ban Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng
CSVN.
Đây là một chức vụ quan trọng nên thường người đứng
đầu phải nằm trong bộ phận quyền lực nhất là Bộ Chính trị. Như thế, khả năng
ông Nghĩa sẽ được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị là rất lớn.
Khi kết thúc đại hội 13, giới quan sát cho rằng
đảng CSVN không đạt được thỏa thuận 19 người trong Bộ Chính trị như khóa trước,
mà dừng lại ở con số 18, một con số chẳn, sẽ bất lợi khi phải bỏ phiếu những
vấn đề gây tranh cãi, bất phân thắng bại.
Điều thú vị là, trong suốt thời gian trước và trong
đại hội 13, dư luận chú ý rất nhiều đến chuyện ông Trọng đi hay ở, chuyện bốn
nhân vật nào nằm trong tứ trụ, nay hóa ra nhân vật được bàn cãi khá lâu để sắp
xếp, lại là nhân vật số 19.
Việc bổ sung tướng Nghĩa vào Bộ Chính trị, giải
quyết được chuyện chẳn lẻ, và cũng giải quyết được cơ cấu vùng miền của chính
trị Việt Nam, vì tướng Nghĩa gốc Nam bộ. Trong 18 người của Bộ Chính trị hiện
nay, chỉ có ba người gốc Nam bộ, là ông Nguyễn Văn Nên quê Tây Ninh, đứng đầu
thành Hồ, ông Trần Thanh Mẫn quê Hậu Giang, đứng đầu Mặt trận Tổ quốc, và ông
Võ Văn Thưởng, người được tướng Nghĩa thay thế, quê Vĩnh Long.
Nếu tính từ Huế trở vào (đồng nhất với không gian
văn hóa chính trị có nhiều ảnh hưởng từ thời Việt Nam Cộng hòa), tức là hơn
phân nửa diện tích quốc gia, cũng chỉ có 6 người, thêm các ông
Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Hòa Bình, và Trần Tuấn Anh (thật ra ông Tuấn Anh sinh
ở Hà Nội, nhưng cha ông là ông Trần Đức Lương, dân Quảng Ngãi).
Trước đó, vào ngày 6/2/2021, ông Võ Văn Thưởng được
bổ nhiệm chức Thường trực Ban Bí thư, tức là đứng đầu bộ phận trông coi công
việc hàng ngày của Đảng, được xem như nhân vật quyền lực số 5, sau tứ trụ. Điều
này được ông Lê Hồng Hiệp, một nhà quan sát từ Singapore, người có vẻ có nhiều
nguồn tin nội bộ bên trong, đưa ra trước đại hội 13.
Ông Hiệp cho rằng vì số người gốc Nam bộ trong Bộ
Chính trị ít hơn vốn dĩ phải có, nên sẽ được bù đắp bằng vị trí số 5 đó. Việc
thêm một nhân vật Nam bộ là ông Nghĩa vào cơ cấu Bộ Chính trị, phải chăng là để
giải tỏa sự bất bình của nhóm Nam bộ tiếp tục sau đại hội 13?
Việc tìm cho ra người thay ông Thưởng, có lẽ cũng
không dễ dàng, vì đến hơn 2 tuần lễ sau đó người ta mới quyết định chọn tướng
Nghĩa. Có thể tướng Nghĩa là một nhân vật có được các đặc điểm mà các phe, các
khuynh hướng đều hài lòng. Ông là dân miền Nam, là người của quân đội, đồng
thời ông lại là tướng chính trị, đi lên bằng con đường chính trị viên, chính
ủy, mặc dù ông cũng là người từng kinh qua trận mạc (1979), gia đình ông cũng
là gia đình “cách mạng gộc” vùng Gò Công.
Chuyển biến mới này đưa đến một điều khá lý thú là
liên tục trong hai khóa, dân Nam bộ được biết là ít có mặt trong các vị trí
giáo điều, lại nắm giữ chức trưởng ban tuyên truyền ý thức hệ của Đảng.
Vị trí này, với những tên gọi khác nhau từ khi đảng
CSVN được thành lập, thường do các nhân vật phía Bắc đèo Hải Vân phụ trách,
trong đó có những người tượng trưng cho tầng lớp bảo thủ của Đảng như Trường
Chinh, Tố Hữu, Đào Duy Tùng, Hoàng Tùng,… Rất ít nhân vật miền Nam nắm vị trí
này như Bùi Thanh Khiết (1982-1984) và Trần Trọng Tân (1986-1991).
Ông Võ Văn Thưởng học khoa triết, trường đại học
Tổng hợp TP HCM. Ông từng có 1 số bài viết tương đối đi ra ngoài kiểu cách
tuyên truyền của Đảng như bàn về chủ nghĩa dân túy, hay là ông từng tuyên bố sẵn sàng tranh luận với người khác quan điểm với Đảng.
Không thấy ông tranh luận với ai cả, nhưng nói ra
được như vậy cũng đã là khá hơn các vị tiền nhiệm rồi.
Dĩ nhiên, các chính sách chính trị, văn hóa của
ĐCSVN được đảng quyết định chứ không phải cá nhân nào, và các nhân vật thuần
đảng, phần đông xuất phát từ khu vực Thanh – Nghệ – Tĩnh vẫn nắm thế đa số
trong đầu não của Đảng.
Theo một số nhà báo trong nước thì vị trưởng ban
tuyên giao tới đây, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, là một người khá cởi mở.
Dù sao cả hai ông Thưởng và Nghĩa đều học hành và lớn lên ở miền Nam Việt Nam,
chắc chắn các ông có tiếp xúc được với một không khí chính trị xã hội khác rất
nhiều với không khí chính thống đỏ rực phía trên vĩ tuyến 17.
No comments:
Post a Comment