Cộng
sản thành công ở Việt Nam, chứ không phải ở Miến Điện hay Đông Nam Á
Jackhammer Nguyễn
19/02/2021
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/1-36.jpg
Hàng chục ngàn người dân biểu tình ở Yangon,
Miến Điện, ngày 17/2/2021, phản đối vụ đảo chính của quân đội Miến. Nguồn: AP
Cuộc đảo chính ở Miến Điện bắt đầu ngày 1/2/2021,
khi quân đội nước này bắt giam Tổng thống Win Myint, lãnh đạo Aung San Suu Kyi
và các lãnh đạo của đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ, xóa bỏ chính quyền dân
chủ vừa được dân bầu lên. Các cuộc biểu tình của đủ mọi thành phần, mọi giới
trong xã hội, nổ ra tại các thành phố lớn, thách thức quân đội nước này.
Báo chí nhà nước Việt Nam dựa vào các nguồn phương
Tây đưa tin, có chừng mực, dù chuyện xảy ra tại một nước láng giềng ASEAN.
Giới chỉ trích tại Việt Nam cũng như tại cộng đồng
người Việt hải ngoại, có nhiều bài viết nhận định về Miến Điện nhiều hơn. Tựu
chung, các bài viết này so sánh Miến Điện và Việt Nam, kết luận rằng, dù cùng
là nước Đông Nam Á, cùng tình trạng mất dân chủ như nhau, nhưng cuộc đấu tranh
vì dân chủ tại xứ Miến mạnh mẽ hơn ở Việt Nam rất nhiều.
Ngày 16/2/2021, tác giả Lê Quang có bài: “Miến Điện là một tình huống cực đoan hóa của nền móng Chủ Nghĩa
Xã Hội”, nói về ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác tại Đông Nam Á. Trong bài,
tác giả so sánh sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác đối với các nước Đông Nam Á, bao
gồm Việt Nam, Miến Điện, và kết luận rằng, “nói thẳng ra thì chủ nghĩa Mác
của Đông Nam Á cần được nhìn nhận rằng nó đã là chủ nghĩa Mác của Trung Quốc…”
Ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản đối với Việt Nam
và Miến Điện
Về mặt chủng tộc, có thể người Việt và người Miến
có nguồn gốc khá gần nhau. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chủng tộc, thì cả
hai đều liên quan đến nhóm người Mon-Khmer ở Đông Nam Á từ rất xưa.
Lịch sử của hai quốc gia đi theo hai hướng rất khác
nhau trong cả ngàn năm. Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc, người
Miến thì thuần thục văn hóa Ấn Độ. Phật giáo là quốc giáo của Miến, trong khi
Việt Nam chịu Bắc thuộc cả ngàn năm, trong đó có giai đoạn Phật giáo bị nhà
Minh tàn phá rất khốc liệt. Người Tàu chưa bao giờ cai trị Miến Điện, mà đất
nước này chỉ có một giai đoạn ngắn bị các đội quân Mông Cổ tấn công.
Trong các nước Đông Nam Á, ngoài đảo quốc
Singapore, có lẽ Việt Nam là nước ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nặng nề nhất.
Với sự khác biệt giữa Việt Nam và Đông Nam Á nói
chung, Việt Nam và Miến Điện nói riêng, sự tiếp xúc với chủ nghĩa Mác sẽ đưa
đến những kết quả khác nhau. Có lẽ tác giả Lê Quang đã đúng khi nói chủ nghĩa
Mác ở Miến, khác với chủ nghĩa Mác ở Lào hay ở Việt Nam, nhưng lại kết luận
Đông Nam Á có thứ chủ nghĩa Mác kiểu Trung Quốc, là một kết luận mâu thuẫn, tôi
không cho là đúng.
Nếu ông Lê Quang bàn về ảnh hưởng triết học Mác ở
Đông Nam Á thì đúng phần nào, nhưng bài viết dễ gây cho người đọc hiểu lầm là
bàn về mô hình nhà nước cộng sản.
Theo tôi thì chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ bén rễ
ở Đông Nam Á, ngoại trừ Việt Nam, và trường hợp cực đoan Khmer đỏ của Cambodia,
mà thật ra cộng sản Khmer cũng xuất thân từ đảng Cộng sản Đông Dương mà ra.
Việt Nam, cũng như Bắc Triều Tiên, hai quốc gia nằm
trong vòng ảnh hưởng rất mạnh của Khổng giáo, là hai nơi rất thành công của chủ
nghĩa cộng sản châu Á, cộng với Trung Quốc, trên thực tế đã biến phần lớn không
gian Đông Á trở thành một phiên bản cộng sản. Ảnh hưởng của cộng sản ở khu vực
Đông Á còn mạnh hơn ở Đông Âu, nơi mà nếu không có Hồng quân sau thế chiến thứ
2, thì chưa chắc đã có chủ nghĩa cộng sản.
Gốc gác trật tự Khổng giáo hủ nho, là một mảnh đất
màu mỡ để chủ nghĩa cộng sản cắm rễ mạnh mẽ lại Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt
Nam. Các quốc gia còn lại ở Đông Nam Á, ảnh hưởng Phật giáo, bị cộng sản ảnh
hưởng rất yếu ớt.
Ngay cả như nước Lào hiện nay, dù là do đảng cộng
sản lãnh đạo, nhưng xã hội Lào vẫn dễ chịu và phóng khoáng hơn xã hội cộng sản
Việt Nam. Ở Việt Nam, các vùng đất có lịch sử ít nhiều “Đông Nam Á” hơn, từ đèo
Hải Vân trở vào, tính chất toàn trị cũng nhẹ hơn, đặc biệt là vùng Nam bộ, đất
xưa của Phù Nam, bị ảnh hưởng bởi văn hóa Champa.
Các đảng cộng sản Đông Nam Á, phần đông có quan hệ
với cộng đồng người Hoa nhập cư, như các đảng ở Indonesia, Malaysia, hay là
được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, như trường hợp Thái
Lan, đều thất bại.
Tại Miến Điện, tên gọi quốc gia một thời là Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Miến Điện, đúng là có hơi hướng rất cộng sản,
nhưng thật ra chế độ cộng sản toàn trị chưa bao giờ cắm rễ ở Miến. Sự cầm quyền
của giới quân nhân Miến giống với sự cầm quyền của giới quân nhân ở Indonesia,
Thái Lan, Philippines, hay thậm chí là miền Nam Việt Nam trước kia. Trong thời
kỳ cực thịnh của các quốc gia cộng sản toàn cầu, sau năm 1975, trong sách giáo
khoa của họ liệt kê 13 nước cộng sản, trong đó có ba nước Đông Dương, chứ không
có Miến Điện.
Tại Miến, người ta không thấy có hệ thống chi bộ
lan tỏa vững chắc như trong 13 quốc gia cộng sản kể trên.
Xã hội Miến dù bị nhóm quân phiệt cai trị, nhưng
chưa bao giờ chìm vào hệ thống chi bộ như những vòi bạch tuộc ở 13 quốc gia
cộng sản. Hệ thống chi bộ này chính là mô hình nhà nước cộng sản hiện đại, thí
nghiệm có được hình ảnh nhất của chủ nghĩa Mác. Mô hình này đã thất bại ở châu
Âu và Nga, nhưng vẫn còn mạnh ở châu Á, nhưng mà là châu Á Khổng giáo, chứ
không phải Đông Nam Á.
Vì thế, mặc dù hiện nay Miến Điện đang chìm vào một
cuộc khủng hoảng có nguy cơ ảnh hưởng đến một nền dân chủ vừa mới manh nha hình
thành, nhưng tôi cho rằng đất nước này, với lịch sử chưa từng bị hệ thống toàn
trị chi bộ đè nén, sẽ có dân chủ hóa hơn Việt Nam bị cộng sản cai trị.
Sự cai trị của các chế độ độc tài quân phiệt, dù
cũng tàn ác, nhưng không phá hoại cơ sở hạ tầng xã hội bình thường của con
người như các chế độ toàn trị cộng sản.
No comments:
Post a Comment