Hoa
Nghi dịch
18/11/2018
Phạm
Đoan Trang lướt nhẹ ngón tay trên cây đàn guitar. Cô đang biểu diễn một bài hát
được Nhà nước cấp phép.
Vào tháng 8 năm ngoái, Trang, 39 tuổi đã bị bắt cùng
với 50 người khác tại một buổi hòa nhạc phòng trà ở Tp. Hồ Chí Minh.
‘Họ đã đột kích buổi hòa nhạc. Họ nói ca sĩ đang hát những bài hát chưa
được cấp phép’, Trang nói.
‘Họ có quy định rằng, mọi nhạc sĩ phải đăng ký biểu diễn và bài sẽ hát.
Điều đó có nghĩa, nếu bạn soạn một bài hát và biểu diễn ở đâu đó mà không xin
phép, thì bạn đang làm điều đó bất hợp pháp’.
Các nhân chứng cho biết, công an đã tấn công bạo lực
với Trang khi cô đang ngồi ở hàng ghế khán giả. Trong khi bị bắt giữ, cô bị
thương cả hai tay. Nhiều tuần sau, vết bầm tím vẫn còn trên khuỷa tay của cô.
Một biểu ngữ ‘Tự do cho Phạm Đoan Trang’ do nghệ sĩ
Đỗ Nguyễn Mai Khôi tổ chức. Ảnh: Đỗ Nguyễn Mai Khôi
Cô không bao giờ bị buộc tội nhưng cô đã bị tịch thu
hộ chiếu, điện thoại và máy tính xách tay.
Đây không phải là lần đầu tiên Trang bị bắt hoặc bị
tấn công. Vào năm 2015, cô đã tham gia vào một cuộc biểu tình chống chặt phá
cây ở thủ đô Hà Nội, công an đã tấn công người biểu tình và khiến hai đầu gối của
cô bị vỡ.
Từ đó, cô đi khập khiễng.
‘Kể từ khi tôi trở thành một nhà hoạt động, tôi [đã bị] tấn công nhiều lần,
về thể chất. Bây giờ tôi bị vô hiệu hóa’, Trang nói,
nhìn xuống bàn tay, đầu gối và đôi nạng bên cạnh cô.
‘Một khi bạn tìm hiểu về tự do, rất khó để bạn dừng lại’.
Tư duy
cộng sản
Trang là một trong những nhà báo bất đồng chính kiến
tại Việt Nam. Cuốn sách gần đây nhất của cô – ‘Chính trị bình dân’
trở thành một cuốn sách khai tâm về chính trị cho các nhà hoạt động ủng
hộ dân chủ.
‘Nhiều người nói rằng cuốn sách này có thể khiến tôi ngồi tù 20 năm, hoặc
có thể cho tôi một án tử hình. Đó là một khoản khấu trừ hợp lý’, Trang nói. ‘Tôi không biết chiến
lược hoặc kế hoạch của họ là gì. Tôi không thể hiểu được suy nghĩ của cộng sản’.
Trước đó, nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lương đã bị kết án 20 năm tù
- một trong những mức án tù dài nhất cho một nhà hoạt động, với tội danh ‘lật đổ
nhà nước’.
Blogger Việt
Nam Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - được trả tự do
và buộc tỵ nạn tại Hoa Kỳ sau khi thụ án 2/10 năm tù giam. Cô bị kết án vào năm
2016 với tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Tổ chức Ân xá
Quốc tế cho biết có ít nhất 97 tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Còn Giám đốc Human Rights Watch Asia, Phil Robertson cho hay, con số này là hơn 130 người.
Chỉ trong năm nay, 55 nhà hoạt động, blogger và người
dùng Facebook đã bị bỏ tù, theo một thông tin của AFP.
Nhiều người Việt Nam tin rằng Chính phủ sử dụng các
tù nhân chính trị như Mẹ Nấm như những con tin thương lượng để nhận được sự nhượng
bộ từ Mỹ và gần đây nhất là cải thiện quan hệ thương mại với Liên minh châu Âu
Luật sư nhân quyền Lê Công Định, người ở tù 5 năm và được thả vào năm
2014 vì áp lực Tây phương.
‘Sau đó, Hoa Kỳ đồng ý không phản đối sự tham gia của Việt Nam trong Hội
đồng Nhân quyền LHQ. Đó là lý do tại sao tôi ra tù. Họ đã cố ép tôi ra khỏi nước
vào thời điểm đó nhưng tôi đã từ chối và quyết định ở lại và tiếp tục chiến đấu’, anh ta nói.
Facebook?
‘Từ Facebook xuống đường’ là một cuốn sách năm 2016
của Phạm Đoan Trang. Nó làm tăng sự chú ý của các nhà chức trách Hà Nội, vì nó
ghi lại phong trào đấu tranh mới tại đất nước này.
Trang cực kỳ cẩn thận với hoạt động trên mạng
internet của mình. Cô biết bất kỳ bình luận nào cô đăng lên Facebook có thể được
sử dụng để truy tố cô và đưa cô đến nhà tù giống như nhiều người bạn của cô.
Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố họ sử dụng một lực lượng
lên đến 10.000 người để giám sát các nhà hoạt động.
‘Họ đang nghĩ gì vậy? Họ có thực sự nghĩ rằng những Facebooker có thể lật
đổ chính quyền?’ Trang tự vấn.
Kể từ tháng 6 năm ngoái, các cuộc biểu tình trên
toàn quốc chống lại các đặc khu kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng của Việt
Nam khiến Hà Nội mất cảnh giác. Và sau đó, hàng trăm người bị bắt.
‘Người dùng Facebook của Việt Nam gần 60 triệu người’, Vi Trần, đồng sáng lập Luật khoa tạp chí cho biết. ‘Nhiều cuộc biểu tình lớn [chống lại Chính phủ] trên khắp đất nước đã
bắt đầu trên Facebook.
Trước đây, dòng chảy thông tin sẽ chảy từ trên xuống
thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước, nhưng giờ đây, với sự nổi lên
của blog và các nền tảng truyền thông xã hội, tin tức đã chảy theo chiều ngang,
gắn với các blogger và các nhà báo độc lập.
Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2018 do tổ chức Phóng
viên không biên giới đã xếp hạng Việt Nam ở vị thứ 175/180 quốc gia.
Nhưng không giống như ở Trung Quốc, Facebook,
YouTube và Twitter ở Việt Nam không bị chặn. Theo Luật An ninh mạng mới, Chính
phủ Việt Nam đã yêu cầu các công ty công nghệ Mỹ mở văn phòng trong nước để lưu
trữ dữ liệu.
Một bài
hát cho tự do
Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1
năm 2019. Các đại gia công nghệ Facebook và Google có 1 năm để tuân thủ. Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền đã gọi luật này là thảm họa cho tự do ngôn luận ở Việt Nam.
‘Các nhà quan sát nói rằng Luật An ninh mạng mới sẽ cung cấp cho Chính phủ
một công cụ để bắt giữ nhiều nhà hoạt động hơn’, luật sư Lê Công Định cho biết.
Các nhóm xã hội dân sự Việt Nam lo ngại rằng
Facebook đã bắt đầu chặn hoặc đóng tài khoản theo yêu cầu của chính quyền. Động
thái này có thể khiến nhiều người bất đồng chính kiến gặp nhiều trở ngại trong
việc sử dụng nền tảng này để chia sẻ tin tức và biểu đạt ý kiến độc lập.
‘Tôi chỉ cảm thấy lo lắng cho người khác. Bởi tôi quen với sự đàn áp bạo
lực và đàn áp chính trị’, Trang nói. ‘Nhưng đối với những người khác, đó là một mối
nguy hiểm thực sự bởi vì bây giờ họ có thể bị bắt và đối mặt với án tù chỉ vì một
bài đăng’.
Trang cực kỳ lo lắng về tình trạng nhân quyền xấu đi
ở Việt Nam. Nhưng cô lạc quan về các phương pháp ôn hòa, bất bạo động.
Trong thời gian chờ đợi, cô ấy sẽ tiếp tục công việc
của mình ngoại tuyến.
‘Tay của tôi bị tổn thương nhưng tôi vẫn có thể gõ. Tôi đang ra một cuốn
sách mới. Đó là một cuốn sổ tay pháp lý cho những người có người thân bị cầm
tù’, Trang nói.
‘Tôi thậm chí có thể viết một bài hát’.
-----------------------------
Nguồn :
Activists fear new cyber law will allow authorities
to crack down harshly on those promoting freedom of expression.
by Adam Bemma
Aljazeera 15 Nov 2018
No comments:
Post a Comment