Đỗ
Kim Thêm dịch
12/11/2018
Lời
người dịch:
Joseph S. Nye cho rằng: "Cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều
không gây ra mối đe dọa sinh tồn cho nhau theo cách mà Hitler của Đức hay
Stalin của Liên Xô đã làm. Trung Quốc sẽ không xâm lăng Hoa Kỳ, và Trung Quốc
không thể trục nước Mỹ ra khỏi vùng Tây Thái Bình Duơng.“
Thực tế cho thấy là tình hình biển Đông ngày càng
căng thẳng và cả hai không giảm kiềm chế làm cho luận thuyết của Graham Allison
về cuộc chiến không thể tránh theo Peloponnesian có vẻ thuyết phục hơn.
Thời đại mới, Trung Quốc có các phưong tiện tinh vi
hơn, không cần theo cách của Hitler và Stalin, mà khuynh đảo bằng bẩy nợ và
tham nhũng là chính. Việt Nam, Sri
Lanka, Pakistan, Maldives, Montenegro, Djibouti và hàng chục “quốc gia nhỏ mà nợ
lớn” khắp thế giới cũng đang lần lượt rơi vào Bẫy Trung Quốc như Bẩy
Thucidydes.
Vì phải lo Hán hoá cho Việt Nam, Đông Duơng, Đông Á và Ân Độ Dương, một bước chuyển tiếp tiên quyết mà Trung Quốc
chưa trục Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Duơng và xâm lăng Hoa Kỳ. Tinh thần
Hán nô tự nguyện của lãnh đạo Việt Nam làm cho hiểm hoạ diệt
vong của Việt Nam thành hiện thực. Đó là sai lầm mà
Joseph S. Nye chưa nhận ra.
***
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới
trong mối quan hệ, nhưng nói về một cuộc chiến tranh lạnh mới là gây hiểu lầm.
Hoa Kỳ vẫn giữ được ưu thế về mặt chiến lược, và trong một số các vấn đề ngày
càng nhiều, cả hai nước đều không thể đơn phương giải quyết.
Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 10, tôi thường
được hỏi là liệu những lời chỉ trích gay gắt gần đây của Phó Tổng thống Mỹ Mike
Pence về Trung Quốc có đánh dấu như là lởi tuyên chiến về một cuộc chiến tranh
lạnh mới không. Tôi trả lời rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn
mới trong mối quan hệ, nhưng ẩn dụ cho một cuộc chiến tranh lạnh là gây hiểu nhầm.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên bang Xô
viết nhắm hàng chục ngàn các loại vũ khí hạch tâm vào nhau và hầu như không có
các mối quan hệ thương mại hoặc văn hóa. Ngược lại, Trung Quốc có vũ khí hạch
tâm hạn chế hơn, tổng cộng dung lượng mậu dịch Mỹ-Hoa hàng năm là nửa nghìn tỷ
đô la, và hơn 350.000 sinh viên Trung Quốc và ba triệu khách du lịch đến Mỹ mỗi
năm. Mô tả tốt hơn về mối quan hệ song phương ngày nay là “sự cạnh tranh hợp
tác”.
Khi kết thúc Thế chiến II, các mối quan hệ Mỹ-Hoa đã
trải qua ba giai đoạn mà từng giai đoạn kéo dài khoảng hai thập niên. Sự thù địch
đánh dấu 20 năm sau Chiến tranh Triều Tiên, tiếp theo là sự hợp tác hạn chế chống
lại Liên Xô trong giai đoạn theo sau chuyến viếng thăm nổi tiếng của Tổng thống
Richard Nixon năm 1972.
Kết thúc Chiến tranh Lạnh dẫn đến giai đoạn thứ ba của
sự tham gia kinh tế, với việc Mỹ giúp cho Trung Quốc trong hội nhập kinh tế
toàn cầu, bao gồm cả việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
Tuy nhiên, trong thập niên đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh, chính quyền của Tổng
thống Bill Clinton đã đặt cược bằng cách đồng thời tăng cường liên minh Mỹ-Nhật
và cải thiện quan hệ với Ấn Độ. Hiện nay, kể từ năm 2017, Cơ quan Chiến lược An
ninh Quốc gia Hoa Kỳ tập trung vào sự cạnh tranh các đại cường, với Trung Quốc
và Nga được xem như làm đối thủ chính của Mỹ.
Trong khi nhiều nhà phân tích Trung Quốc đổ lỗi giai
đoạn thứ tư này cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình cũng bị quy trách. Khi từ bỏ chính sách thận trọng của Đặng Tiểu Bình
trong việc duy trì về thanh danh quốc tế trong mức độ thấp; bằng cách hủy bỏ
quy định nhiệm kỳ trong chức vụ chủ tịch và tuyên bố "Giấc mơ Trung Quốc"
theo chủ nghĩa dân tộc, Tập có thể đã được xem như mang một chiếc mũ đỏ để
tuyên bố "Làm cho Trung Quốc vĩ đại một lần nữa." Sự hiểu biết thông
thường về Trung Quốc ở Mỹ đã bắt đầu suy giảm trước cuộc bầu cử tổng thống năm
2016. Những ngôn từ và biện pháp áp thuế của Trump chỉ đơn thuần là đổ xăng vào
lửa đang cháy.
Trật tự quốc tế tự do đã giúp cho Trung Quốc duy trì
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và giảm nghèo một cách đáng kể. Nhưng Trung Quốc
cũng tận dụng lĩnh vực thương mại thành lợi thế bằng cách trợ cấp cho các doanh
nghiệp nhà nước, tham gia vào hoạt động gián điệp thương mại và yêu cầu các
công ty nước ngoài chuyển giao quyền sở hữu về trí tuệ cho các đối tác trong nước.
Trong khi nhiều kinh tế gia lập luận là ông Trump sai lầm khi tập trung vào vấn
đề thâm thủng mậu dịch song phương, nhiều người ủng hộ cho các cáo buộc của ông
Trump về những nỗ lực của Trung Quốc để thách thức lợi thế công nghệ của Mỹ.
Hơn nữa, sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung
Quốc thêm cho một chiều hướng an ninh trong mối quan hệ song phương. Trong khi
giai đoạn thứ tư của mối quan hệ này không phải là một cuộc chiến tranh lạnh,
do mức độ phụ thuộc lẫn nhau cao, nó có nhiều hơn là một cuộc tranh chấp thương
mại điển hình, nói thí dụ như cuộc đụng độ gần đây của Mỹ với Canada khi Mỹ
thâm nhập vào thị trường sữa của Canada.
Một số nhà phân tích tin rằng giai đoạn thứ tư này
đánh dấu sự khởi đầu xung đột trong đó bá quyền đã định hình gây chiến
tranh với một đồi thủ đang trỗi dậy. Trong lời giải thích về cuộc chiến
Peloponnesian, Thucydides lập luận trứ danh rằng nó là do sự sợ hãi của Sparta
về một Athens đang vùng lên.
Những nhà phân tích tin rằng sự trỗi dậy của Trung
Quốc sẽ tạo ra một nỗi lo sợ tương tự ở Mỹ, và sử dụng phương pháp luận loại
suy của Thế chiến thứ nhất, khi cho là nước Đức đang trỗi dậy đặt Vương quốc
Anh bá chủ vào chân tường. Tuy nhiên, các nguyên nhân của Thế chiến thứ nhất phức
tạp hơn, nó bao gồm cường quốc Nga ngày càng phát triển, Nga tạo ra nỗi sợ hãi ở
Đức; chủ nghĩa dân tộc đang vùng dậy ở vùng Balkans và các nước khác; và những
rủi ro mà Đế chế Áo Hung ý thức khi cố ý để ngăn chặn sự suy tàn.
Thậm chí quan trọng hơn là trong sản xuất công nghiệp,
nước Đức đã vượt qua nước Anh vào năm 1900, trong khi GDP của Trung Quốc (tính
bằng đô la) hiện chỉ bằng ba phần năm trong khối lượng của nền kinh tế Mỹ. Mỹ
có nhiều thời gian và tài sản hơn để giải quyết vấn đề gia tăng quyền lực của
Trung Quốc so với nước Anh đã có đối với nước Đức. Trung Quốc bị hạn chế bởi sự
cân bằng quyền lực tự nhiên ở châu Á, trong đó Nhật Bản (nền kinh tế lớn thứ ba
thế giới) và Ấn Độ (sắp vượt qua Trung Quốc về dân số) không muốn bị Trung Quốc
chế ngự.
Do nỗi sợ mà Thucydides mô tả đầu hàng sẽ là một lời
tiên tri không cần thiết cho Hoa Kỳ. May mắn thay, các cuộc thăm dò cho thấy
công chúng Mỹ vẫn chưa chịu thua Trung Quốc trong một vai diễn cuồng loạn như một
kẻ thù mạnh như Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh.
Cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều không gây ra
mối đe dọa sinh tồn cho nhau theo cách mà Hitler của Đức hay Stalin của Liên Xô
đã làm. Trung Quốc sẽ không xâm lăng Hoa Kỳ, và Trung Quốc không thể trục nước
Mỹ ra khỏi vùng Tây Thái Bình Dương, nơi mà hầu hết các nước đều hoan nghênh sự
hiện diện của Mỹ. Nhật Bản, một phần quan trọng của cái gọi là chuỗi các hòn đảo
đầu tiên, là nước chủ nhà đã trả gần ba phần tư chi phí để giữ 50.000 quân Mỹ đồn
trú ở đó.
Chuyến thăm gần đây của tôi tại Tokyo đã xác nhận
cho tôi biết rằng liên minh với Mỹ là mạnh. Nếu chính quyền Trump duy trì liên
minh này, triển vọng mà Trung Quốc có thể đẩy Mỹ ra khỏi vùng Tây Thái Bình Dương
là mong manh, còn ít hơn việc Trung Quốc thống trị thế giới. Hoa Kỳ nắm giữ các
thế chiến lược tốt hơn và không cần phải đầu hàng theo nỗi sợ Thucydidean.
Tuy nhiên, có một chiều hướng khác làm cho giai đoạn
thứ tư này trở thành “sự cạnh tranh hợp tác” hơn là một cuộc Chiến tranh Lạnh.
Trung Quốc và Mỹ phải đối mặt với những thách thức xuyên quốc gia, mà không có
một trong hai nước sẽ không thể giải quyết được. Biến đổi khí hậu và mực nước
biển dâng cao tuân theo quy luật vật lý, chứ không phải quy luật chính trị. Khi
các biên giới trở nên lõng lẻo hơn với mọi thứ từ các loại ma túy bất hợp pháp
đến các bệnh truyền nhiễm đến khủng bố, các nền kinh tế lớn nhất sẽ phải hợp
tác để đối phó với những mối đe dọa này.
Một số khía cạnh của mối quan hệ sẽ liên quan đến một
trò chơi với kềt số dương. An ninh quốc gia của Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi quyền lực với
Trung Quốc, không chỉ qua mặt Trung Quốc. Câu hỏi quan trọng là liệu Mỹ có khả
năng suy nghĩ về “sự cạnh tranh hợp tác” không. ”Chúng ta có thể vừa đi bộ và
nhai kẹo cao su cùng một lúc không? Trong thời đại chủ nghĩa dân tộc dân túy, đối
với các chính trị gia tạo ra một mối lo sợ về một cuộc chiến tranh lạnh mới là
dễ dàng hơn .
***
Joseph S. Nye, Jr., Giáo sư Đại học Harvard và là
tác giả của cuốn Is
the American Century Over?
Nguyên tác:
Project
Syndicate Nov 6,
2018
------------------------------------------------------
Sách
Đỗ Kim Thêm đã xuất bản tại Amazon:
No comments:
Post a Comment