01/11/2018
Tin Biển Đông
VOV có bài: Trung Quốc tính đến kịch bản tồi tệ nhất với Mỹ ở Biển Đông.
Bài viết lưu ý: “Từ đầu năm đến nay, Mỹ không ít lần cho tàu chiến đi
vào khu vực quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển
Đông và cho máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua vùng biển này”, ngay
trên không phận những khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép.
Hải Quân Mỹ- Trung Quốc sẽ còn gặp nhau nhiều hơn trên các
vùng biển lớn, theo RFA. Bên cạnh tin này, Tư lệnh Hải Quân Mỹ John
Richardson còn tuyên bố rằng, “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các hoạt động tuần
tra ở khu vực Biển Đông trong chương trình tự do hàng hải nhằm thách thức những
đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc tại vùng biển này”.
Mời đọc thêm: Đại sứ TQ: Dân sẽ cứu quan hệ Mỹ-Trung bất chấp thương chiến
và Biển Đông (VOA). – Mỹ gia tăng sức ép lên Trung Quốc (TN). – Đô đốc Richardson: Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra ở Biển
Đông (RFI). – Mỹ cảnh báo viễn cảnh tồi tệ, Trung Quốc lập tức đáp trả(VnMedia).
– Tư lệnh hải quân Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc
trên biển (ANTĐ). – Ai được hưởng lợi từ cuộc tập trận chung trong Biển Đông? (Sputnik).
Quan hệ Việt – Trung
VOA có bài: Báo Trung Quốc ca ngợi ‘vai trò kép’ của ông Nguyễn Phú Trọng.
Bài bình luận của Hoàn Cầu Thời Báo có tựa đề: “Vai trò kép của ông Nguyễn
Phú Trọng sẽ giúp Việt Nam phát triển, thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc”,
nêu quan điểm khá gần gũi với bộ máy tuyên truyền của chế độ CSVN mấy tuần qua:
Chuyện ông Trọng nắm giữ hai chức lãnh đạo cao nhất Việt Nam là không thể tránh
khỏi.
Bài báo có đoạn: “Ông ấy hữu hảo với Trung Quốc
và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ông ấy lãnh đạo cũng luôn
nhất quán và thực tiễn trong các chính sách về Trung Quốc. Kể từ khi ông Nguyễn
Phú Trọng được tái bầu năm 2016, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành mối quan hệ
hợp tác ổn định và tăng cường, và các vụ xung khắc phần lớn đã hạ nhiệt”.
RFA đưa tin: Học
giả Trung Quốc chụp trộm tài liệu ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm VN. Tiến sĩ
Nguyễn Xuân Diện cho biết, một học giả Trung Quốc đeo chiếc kính có gắn camera,
chụp lén tài liệu cổ tại viện Nghiện Cứu Hán Nôm, rồi chuyển dữ liệu sang máy
điện thoại không cần dây nối. Người của viện NCHN lập biên bản, tịch thu cái
kính, tạm giữ máy điện thoại và máy tính, rồi trả lại cho cô ta, sau khi kiểm
tra. Mọi việc có sự chứng kiến của nhân viên A87 Bộ Công an, nhưng công an
không có chỉ đạo hay can thiệp gì.
Mời đọc thêm: Nguyễn Phú Trọng theo Tập Cận Bình (NV).
– Biên phòng Việt Nam – Trung Quốc giao lưu chính trị(TP). – ‘Nữ học giả’ Trung Quốc ‘chụp trộm tài liệu quý’ của Việt
Nam (NV).
Vụ biểu tình ở Bình Thuận
Gần nửa năm sau vụ biểu tình phát triển thành bạo động
ở Bình Thuận, khi sự phẫn nộ của dân chúng tạm lắng, quan chức cộng sản tranh
thủ trả thù những người biểu tình. Sáng 31/10, TAND TP Phan Thiết bắt đầu xét xử 30 bị cáo gây rối, đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận,
theo báo Thanh Niên.
Bài viết lưu ý: “Vụ án có 32 bị cáo, nhưng ở
phiên xử ngày 31/10, tòa đưa ra xét xử 30 bị cáo. Hai bị cáo còn lại thì một
người có dấu hiệu bệnh tâm thần”. Hy vọng rằng “bệnh tâm thần” này không phải
là hậu quả của những màn tra tấn dã man, kết hợp dùng thuốc. Một tuyên truyền
viên từng kể với chúng tôi rằng, trong lúc tra tấn, an ninh sẵn sàng dùng những
loại thuốc có thể để lại di chứng thần kinh.
RFA đưa tin: Thêm 30 người bị tù do biểu tình ở Bình Thuận. Theo
cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bình Thuận, 30 người này có hành vi gây rối
trật tự công cộng trước trụ sở UBND tỉnh. Một người chịu án 3 năm 6 tháng tù; 6
người khác cùng chịu 3 năm tù. Những người còn lại nhận án từ 2 năm đến 2 năm 3
tháng tù. Bài viết thống kê: “Như vậy tính đến nay đã có gần 100
người bị kết án tù do biểu tình chống dự luật đặc khu tại nhiều địa phương trên
cả nước vào những ngày 9, 10 và 11 tháng 6 năm 2018”.
Bên cạnh đó, thân nhân người biểu tình bị cấm nhận giúp đỡ, theo
RFA. Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh chia sẻ: “Hôm qua chị gửi một người
24 triệu nhờ chuyển cho 8 gia đình ở Phan Rí nhưng công an đi theo bắt họ rồi tịch
thu hết tiền. Thế nhưng khi về thì họ không dám nói là bị bắt”. Kết án người
biểu tình đã đành, quan chức và an ninh còn lén lút trả thù cả thân nhân của họ.
Mời đọc thêm: Bình Thuận: CS xử tù thêm 30 người biểu tình, cấm gia đình
nhận giúp đỡ (NV). – 30 người quá khích tấn công trụ sở công quyền ở Bình Thuận
lĩnh án(Zing). – 30 bị cáo gây rối, đốt phá trụ sở UBND Bình Thuận lãnh án tù (TT).
– Mức án dành cho 30 bị cáo gây rối trước trụ sở UBND tỉnh
Bình Thuận ngày 10/6 (VTV). – Xử sơ thẩm 30 bị cáo gây rối tại cổng UBND tỉnh Bình Thuận (TP).
Bộ trưởng 4T khoe công cụ trấn áp cư
dân mạng
Trang Thời Báo TC có bài: Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng ‘hé lộ’ về công cụ xử lý thông tin xấu
trên mạng. Tân Bộ trưởng 4T Nguyễn Mạnh Hùng cho biết toàn bộ thông tin
bằng tiếng Việt trên mạng xã hội đã bị giám sát và rằng, “Bộ đã xây dựng
Trung tâm quốc gia về giám sát an toàn thông tin có thể đọc được 100
triệu thông tin/ngày và có thể phân tích, đánh giá và phân loại“. Ông
Hùng nhấn mạnh: “Mạng xã hội không phải là ảo nữa mà là thực rồi, chúng ta
không nên bỏ trống trận địa này”.
Tân Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh
Hùng trả lời chất vấn tại Quốc hội chiều ngày 31/10. Ảnh: TCTC
Trang Trí Thức Trẻ có bài: ĐBQH: Xử lý được tình trạng phát ngôn xúc phạm các Bộ trưởng
trên mạng không? Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương hỏi: “Một ví dụ là
sau lấy phiếu tín nhiệm đã có nhiều phát ngôn xúc phạm đến các Bộ trưởng. Có cá
nhân đăng lên là đại diện cho dân, đi ngược lòng dân. Tôi xin hỏi Chính phủ, Bộ
Công an có xử lý được tình trạng này không?”
Các bộ trưởng mang danh là “công bộc của dân”, “đầy
tớ của nhân dân”, lãnh lương của dân, phát ngôn bậy, bị dân mang ra chế nhạo,
chẳng những không sửa, lại còn mang công an ra dọa, đòi xử lý dân? Các bộ trưởng
là người của công chúng, không phải là những cá nhân bình thường, nếu không chịu
được những lời phê bình, chỉ trích của dân, thì nên rủ áo từ quan, về làm dân
thường, sẽ không phải nhận những lời nói khó nghe.
Mời đọc thêm: ‘Dùng công nghệ phân loại 100 triệu thông tin hàng ngày trên
mạng xã hội’ (VNE). – Tân Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không được bỏ trống trận địa
mạng xã hội (KTĐT). – “Yêu cầu các mạng xã hội quốc tế tuân thủ pháp luật Việt
Nam” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về việc ‘quét rác’ trên mạng
xã hội (Zing). – Bảy học sinh bị đuổi học vì nói xấu thầy cô trên Facebook (TP).
– Việt Nam rập khuôn theo Trung Quốc trong quản lý mạng xã hội? (RFA).
Cán bộ tham nhũng, đã có đảng che
Sử dụng tiền ngân sách, xây dựng khu dân cư dưới
danh nghĩa “đáp ứng nơi cư trú cho nhân dân”, nhưng khi xây xong, cán bộ tỉnh
Phú Yên đem bán rẻ cho doanh nghiệp đầu cơ. Khi bị phanh phui, lãnh đạo của tỉnh
này liền ngụy biện bán sỉ 262 lô đất để… trả nợ, theo báo Tuổi Trẻ.
Một người dân chia sẻ: “Mỗi lô đất giá
500-700 triệu đồng, dân chúng tôi kiếm đâu ra hàng trăm tỉ đồng để mua hết khu ấy”.
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã cấu kết, giảm giá bán cho doanh nghiệp 5%. Giá trị
trung bình mỗi m2 đất khi bán cũng thấp hơn và chỉ ⅓ giá trị thực. Tính ra, chỉ bằng vài “chính sách” đơn giản, lãnh đạo Phú Yên
đã đút túi vài trăm tỷ đồng.
Báo Một Thế Giới có bài: Phiên xử nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre: Tội nghiêm
trọng nhưng chỉ phạt… án treo! Ông Lê Phong Hải, Giám đốc Sở NN&PTNT
Bến Tre, Trưởng Ban quản lý Dự án thủy lợi Bắc Bến Tre, cố ý gây thất thoát
ngân sách hơn 6,87 tỷ đồng.
Khung hình phạt cho tội này là 10 – 20 năm tù giam.
Nhưng ông Hải chỉ nhận mức án 3 năm tù treo với thời gian thử thách là 5 năm. Hội
đồng xét xử lý luận, do ông Hải đã nộp đủ số tiền thất thoát và không có tình
tiết tăng nặng nên có thể xử nhẹ!
Mời đọc thêm: Phòng, chống tham nhũng: Làm gì để “dưới không lạnh” (VOV).
– Nhiều cá nhân bị tạm giam để điều tra liên quan 12 dự án
thua lỗ (TP). – 3 lãnh đạo chủ chốt huyện Hướng Hóa bị kỷ luật (VOV).
– Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Xử lý cán bộ sai phạm mà như “tặng
quà”!(VNMedia). – Bộ Nội vụ xử lý cán bộ có điệp khúc duy nhất là ‘rút kinh
nghiệm’ (MTG). – Tham nhũng, hàng chục cán bộ tỉnh Sơn La bị truy tố (NV).
– Cà Mau: Một cán bộ Tỉnh ủy bị kỷ luật vì quan hệ “vượt rào” (Soha).
– Buộc thu hồi cả trăm triệu, xử lý nguyên hiệu trưởng Trường
THPT Chuyên Bạc Liêu (DT). – Cho vợ chủ tịch phường có nhà 4 tầng vay vốn thoát nghèo do…
nể (VNN).
Vụ Út “trọc”
“Công lý” và “pháp quyền” ở Việt Nam là thế
này: Có bằng khen công tác xã hội, Út ‘trọc’ được xem xét một phần
kháng án. Zing đưa tin, trong phiên tòa ngày 31/10, Viện Kiểm sát
Quân sự Trung ương trình bày, “bằng khen của Bộ GTVT và các địa phương
ghi nhận đóng góp của Đinh Ngọc Hệ về công tác an sinh xã hội, không liên quan
đến bằng cấp nên cần xem xét để được hưởng tình tiết giảm nhẹ”.
Một tội phạm gây thất thoát lớn tài sản công, nhưng
dựa vào “bằng khen” là có thể được giảm tội, hay chính phe quân đội đang muốn
“giơ cao đánh khẽ”, kẻo làm mạnh tay sẽ kéo thêm những lãnh đạo, tướng tá cấp
cao đã bảo kê Út “trọc” ra tòa?
Mời đọc thêm: Út “trọc” nói lời sau cùng, mong sớm quay về thành công dân
tốt (VOV). – Đề nghị giảm án cho Út ‘trọc’, xử lý cán bộ liên quan (PLTP).
– Đề nghị giảm án cho bị cáo Út ‘trọc’, Phùng Danh Thắm (TT).
– Nói lời sau cùng, Út “trọc” xin lỗi tất cả mọi người (DT).
Kìm hãm nợ công bằng gian dối
Báo Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Doanh nghiệp nhà nước vay mà không trả được nợ thì ai trả? Nhiều
năm qua, lãnh đạo CSVN không dám tính nợ của doanh nghiệp nhà nước vào nợ công.
Tuy nhiên, về bản chất, nợ của doanh nghiệp nhà nước đều do chính quyền CS bảo
lãnh. Nếu có thua lỗ, họ sẽ sử dụng tiền ngân sách bơm vào với cái mác “tái cơ
cấu”.
Bộ Tài chính cho rằng, các doanh nghiệp tự vay thì tự
trả. Nếu không có khả năng chi trả thì sẽ tiến hành phá sản. Khi phá sản, các
khoản nợ nước ngoài cũng sẽ lấy tiền thuế của dân ra chi trả. Thực chất, không
có chuyện “tự vay, tự trả”, mà tất cả nợ nần đều do dân gánh hết, còn quan chức
có thể phủi trách nhiệm sau khi ăn và phá.
Mời đọc thêm: Tranh luận về chi phí thủ tục dự án ODA(VnEconomy).
– Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công có xu hướng chậm dần đều (DNVN).
– Cuối năm 2018 sẽ kết thúc đánh giá dự án bauxite Tây Nguyên,
báo cáo Chính phủ (HQ). – Doanh nghiệp Nhà nước nếu không trả được nợ sẽ cho phá sản (VOV).
– Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước: Không thể mông lung về hiệu
quả (ĐT).
“Đất công thành đất ông”
Báo Dân Trí dẫn lời lãnh đạo xã Minh Phú về vụ “xẻ thịt” rừng Sóc Sơn: Nhiều người mua đất “có địa vị xã
hội, có ảnh hưởng”. Một quan chức khác của xã Minh Phú cho biết, “những
vi phạm này đã tồn tại rất lâu, của những người từ nhiệm kì trước. Còn sai phạm
đến mức độ nào thanh tra thành phố sẽ có kết luận cụ thể”. Dưới chế độ cộng
sản, quyền lực có thể khiến “con voi” chui lọt “lỗ kim” như vậy.
Lãnh đạo huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã phê duyệt cưỡng chế 18 công trình trên đất rừng Sóc Sơn,
theo RFA. Đội phó Thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn cho biết, “hiện ở xã
Minh Phú có 3 hộ đang tự động tháo dỡ và đang vận động 15 hộ tự tháo dỡ. Trong
tháng 11, nếu các công trình không tháo dỡ, huyện sẽ cưỡng chế”.
Mời đọc thêm: Vụ đất rừng Sóc Sơn bị “xẻ thịt”: 18 công trình vi phạm sẽ
cưỡng chế xong trong tháng 11 (LĐ). – Đắk Nông: Thu hồi đất công bán, cho thuê tràn lan (TP).
–Đắk Nông: Cảnh cáo một phó giám đốc sở vì sai phạm trong giao
khoán đất rừng (DT). – Sơn La: Chấn chỉnh công tác quản lý đất đai (TNMT).
– Điều tra giang hồ chiếm đất quốc phòng (PLTP).
– Cận cảnh khu đất ở Hải Phòng khiến một loạt cán bộ vào tù (TN).
– Đất cười – người khóc! (PT).
Đạo đức xuống cấp là do… kinh tế
Báo Lao Động có bài: Bộ trưởng Thiện không kham nổi đạo đức xuống cấp.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch, cho rằng, đạo
đức xã hội xuống cấp, trước hết đến từ các ngành kinh tế. Ông Thiện không chịu
nhận rằng, thứ “văn hóa” cộng sản đã tàn phá văn hóa, đạo đức xã hội, lại đi đổ
lỗi cho… kinh tế!
Bài viết đặt câu hỏi: “Một Phó phòng Cảnh
sát Kinh tế, Công an tỉnh Thái Bình cùng đồng bọn giao cấu tập thể với nữ sinh
lớp 9 thì liên quan gì đến ngành văn hóa hay kinh tế?” Hơn nữa, chính
nền chính trị đề cao bạo quyền và sự trấn áp dân chúng đã biến công an thành một
đám kiêu binh, tùy tiện ức hiếp người dân, liên quan gì kinh tế?
Mời đọc thêm: Bộ trưởng Văn Hóa CSVN đổ tội ‘đạo đức xã hội xuống cấp’
do… kinh tế (NV). – Đạo đức, văn hóa xuống cấp trầm trọng, chưa có giải
pháp triệt để (GDVN). – Bộ trưởng Văn Hóa CSVN đổ tội ‘đạo đức xã hội xuống cấp’ do…
kinh tế (NV). – Đạo đức xuống cấp do kinh tế hay văn hóa? (TP).
Bộ trưởng Nhạ tiếp tục xảo ngôn
Tiếp tục vụ Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa dự thảo cho
phép sinh viên sư phạm bán dâm dưới 4 lần, trước sự phẫn nộ của người dân, bộ
trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn đổ tội cho cấp dưới: ‘Quy định đuổi học sinh viên bán dâm do cán bộ ý thức kém
đưa lên’. Dù nhiều người phê phán và yêu cầu phải chịu trách nhiệm về
sai phạm động trời, ông Nhạ vẫn trơ trơ.
Báo Người Lao Động có bài phân tích: Quy định việc sinh viên bán dâm: Quá lạ lùng! Bài
viết nhận định: “Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định vấn đề này trong
quy chế đối với học sinh – sinh viên là thiếu thận trọng, phản cảm, thậm chí vi
phạm quyền con người”. Một giảng viên ĐH Ngân hàng TP HCM bình luận: Bộ
GD&ĐT nên thận trọng khi ban hành các quy định, nhưng quan chức cộng sản
thì nào biết đến sự cân nhắc hay thận trọng, mà cứ làm rồi “sai đâu sửa đó, sửa
đâu sai đó”.
Bộ GD&ĐT cũng ra hàng loạt những văn bản vô lý bên cạnh quy định sinh viên bán dâm như:
Phạt tiền giáo viên dạy thêm, cấm giáo viên mặc váy khi lên lớp, cấm trẻ dưới 5
tuổi học chương trình nước ngoài, tuyệt đối không dạy nội dung ngoài sách giáo
khoa, học sinh viết, vẽ vào SGK thì giáo viên bị xử lý… Điều này cho thấy, sự
thối rữa của nền giáo dục thời CSVN đã là bản chất chứ không chỉ là hiện tượng
nhất thời.
Mời đọc thêm: Xuất hiện ‘nhân viên kém năng lực’ trong vụ ‘bán dâm 4 lần’ (BTT).
– Bộ trưởng Nhạ trả lời về quy định đuổi học sinh viên bán dâm (PLTP).
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Không quy định về xử lý ‘sinh viên
bán dâm’(VNP). – Sinh viên nói gì về quy định ‘bán dâm 4 lần bị đuổi học’? (VNE).
– Quy định sinh viên bán dâm lần 4 bị đuổi học: Lỗi do cán bộ
yếu kém? (LĐ). – Chủ tịch QH nói Bộ trưởng GD “đổ lỗi cho cán bộ” về đề xuất
đuổi học sinh viên bán dâm 4 lần (TTT). – PGĐ Sở Giáo dục ‘phê bình’ người chất vấn Bộ trưởng Nhạ (TP).
Cập nhật vụ GS Chu Hảo bỏ đảng
BBC có bài: Đảng
Cộng sản nêu ‘sai trái’ của GS Chu Hảo. Bài viết bàn về bài báo ngày
31/10 của ông Phạm Đức Tiến, đăng trên trang web Ủy ban Kiểm tra Trung ương,
trong đó phê phán năm đầu sách được NXB Tri Thức phát hành. Bài báo này tiết lộ
rằng các lãnh đạo cộng sản đã gai mắt và có ý định kỷ luật GS Hảo từ năm 2009.
GS Chu Hảo đã nhiều lần khuyên can các “đồng chí” của
ông phải biết đối thoại với dân. Họ không chấp nhận đối thoại thì ông chỉ còn
cách lặng lẽ đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam một cách hòa bình, đó
là kết thúc êm đẹp mối quan hệ với những người cộng sản. Nhưng họ đã không nhận
ra và còn kết tội GS Hảo.
Mời đọc thêm: Trí
Thức Bênh Vực GS Chu Hảo (VB). Báo “lề đảng”: Đảng viên là trí thức càng phải tuân thủ kỷ luật(HNM).
***
Thêm một số tin: Cạn kiệt dầu sẽ rút ngắn tuổi thọ chế độ trước năm 2025? (VOA).
– Nếu
thân thế, sự nghiệp mà bí mật thì lãnh đạo nêu gương bằng cách nào? — Vốn ODA nhân đạo không hoàn lại, nhiều thủ tục thế để làm
gì?(GDVN). – Tôi đi bốc bát họ (kỳ 1): Lạc giữa ma trận “hỗ trợ tài
chính” (LĐ). – Việt Nam tụt 1 hạng môi trường kinh doanh (NLĐ).
– Đừng chờ DN ‘chết’ mới sửa nghị định! (PLTP).
– Đại công trường thác than trái phép: Đội lốt dự án xây nghĩa
trang — Doanh nghiệp bắt hạ tầng làm ‘con tin’: Bộ GTVT làm sai hợp
đồng? (TP).
No comments:
Post a Comment