Thư ngỏ
gửi Mark Zuckerberg: Sự tự do biểu đạt của thế giới này nằm trong tay ngài.
Gửi ông Mark Zuckerberg:
Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, một nghị sỹ của
Nghị viện Đan Mạch, và một phát ngôn viên điểm tin của Philippines có điểm gì
chung? Tất cả họ đều bị áp dụng sai các Tiêu chuẩn Cộng đồng của Facebook. [1]
Nhưng không giống như những người dùng thông thường khác, các cá nhân và tổ chức
này đã được giới truyền thông chú ý tới, nhờ đó họ có thể tiếp cận với các nhân
viên Facebook. Trong một số trường hợp, những người này đã nhận được lời xin lỗi
từ Facebook và nội dung của họ đã được khôi phục. Tuy nhiên, đối với hầu hết
người dùng bình thường, một khi nội dung của họ đã bị Facebook xóa đi thì hiếm
khi chúng được khôi phục. Thậm chí, một số người dùng Facebook còn có thể bị cấm
hoạt động ngay cả trong trường hợp xảy ra nhầm lẫn.
Kể từ khi Facebook lần đầu ra mắt, những người dùng
nào vi phạm các quy tắc của Facebook và nội dung của họ bị xóa hoặc tài khoản của
họ bị hủy hoạt động đều được gửi một thông báo rằng quyết định của Facebook là
quyết định cuối cùng và không thể khiếu nại. Mãi cho tới năm 2011, sau khi các
tổ chức nhân quyền vận động trong nhiều năm, thì doanh nghiệp của ông mới bổ
sung một cơ chế để khiếu nại việc hủy tài khoản. [2] Sau đó, chỉ tới năm 2018,
Facebook mới bắt đầu vận hành một quy trình khắc phục việc gỡ bỏ một số kiểu nội
dung nhất định. [3] Quy trình khiếu nại này có sẵn cho các bài đăng bị xóa vì ảnh
khoả thân, hoạt động tình dục, phát ngôn thù hận hoặc hình ảnh có tính bạo lực.
Đây là một bước tiến tích cực, nhưng chưa đủ.
HÔM NAY, chúng tôi bao gồm các tổ chức xã hội dân sự
dưới đây, kêu gọi Facebook cung cấp một cơ chế cho tất cả người dùng để khiếu nại
về các hạn chế về mặt nội dung, và Facebook phải luôn có nhân sự đứng ra tái
xem xét các khiếu nại này trong mọi trường hợp.
Sứ mệnh của Facebook là trao sức mạnh cho mọi người
để xây dựng cộng đồng và đưa thế giới xích lại gần nhau hơn. Với hơn hai tỷ người
dùng cùng với nhiều tính năng khác nhau, Facebook là một nền tảng truyền thông
hàng đầu thế giới. Chúng tôi biết ông nhận thức được trách nhiệm rằng ông phải
ngăn chặn những hành vi lạm dụng và giữ an toàn cho người dùng. Như ông đã biết,
các doanh nghiệp truyền thông xã hội, kể cả Facebook, có trách nhiệm tôn trọng
nhân quyền. [4] Các cơ quan nhân quyền ở khu vực lẫn quốc tế đã đưa ra hàng loạt
khuyến nghị cụ thể để cải thiện điều này, nhất là các khuyến nghị liên quan đến
quyền khắc phục sai lầm.
Facebook vẫn còn thua xa các đối thủ cạnh tranh của
mình, khi nhắc tới các thủ tục giải quyết thỏa đáng dành cho người dùng. [5]
Các nghiên cứu và tài liệu từ nhiều năm nay cho thấy, người kiểm duyệt nội dung
cũng như các thuật toán máy tính đều dễ mắc lỗi. [6] Thậm chí, tỷ lệ lỗi dù thấp
cũng có thể dẫn đến việc hàng triệu người dùng bị bịt miệng trên bình diện hoạt
động quy mô lớn. Tuy nhiên, người dùng Facebook chỉ có thể khiếu nại nội dung
trong một vài trường hợp giới hạn, và người dùng cũng không thể nào biết được
có bao nhiêu nội dung bị gỡ bỏ do nhầm lẫn nếu Facebook không gia tăng tính
minh bạch của mình. [7]
Chúng tôi hiểu rằng Facebook có thể và đang định
hình các Tiêu chuẩn Cộng đồng dựa trên các giá trị của mình, nhưng Facebook vẫn
phải có trách nhiệm tôn trọng biểu đạt của người dùng bằng khả năng tốt nhất mà
Facebook có thể làm được. Hơn nữa, các nhóm xã hội dân sự trên toàn cầu đã chỉ
trích cách mà Facebook sử dụng các Tiêu chuẩn Cộng đồng của mình một cách thiên
kiến, và các tiêu chuẩn này còn bị áp dụng không đồng đều giữa các ngôn ngữ và
bối cảnh văn hóa khác nhau. Nếu Facebook cung cấp một cơ chế khắc phục, cũng
như minh bạch hơn, thì Facebook sẽ tiến xa hơn trong việc hỗ trợ cho các hành
vi biểu đạt của người dùng.
Đầu năm nay, một nhóm các nhà vận động và các học giả
đã đưa ra bộ “Nguyên tắc Santa Clara về Tính minh bạch và Trách nhiệm trong Kiểm
duyệt nội dung”. [8] Theo đó, nguyên tắc này đề xuất một bộ tiêu chuẩn tối thiểu
về tính minh bạch và khiếu nại hợp lý. Các khuyến nghị này nhất quán với tuyên
bố của David Kaye, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về vấn đề thúc đẩy
quyền tự do ngôn luận và tự do ý kiến, cũng là người mới đây đã kêu gọi một
“khuôn khổ kiểm duyệt nội dung trực tuyến do chính người dùng tạo ra, trong đó
vấn đề nhân quyền phải được đưa thành trọng tâm.” [9] Nó cũng nhất quán với các
Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền, trong đó
nêu rõ trách nhiệm về nhân quyền của các doanh nghiệp. [10]
Cụ thể, chúng tôi yêu cầu Facebook kết hợp các
Nguyên tắc Santa Clara vào trong các chính sách và hành động kiểm duyệt nội
dung của mình, đồng thời phải cung cấp:
THÔNG
BÁO: Giải thích rõ ràng cho người dùng tại sao nội dung
của họ bị hạn chế.
– Thông báo phải chỉ ra rằng nội dung vi phạm điều
khoản cụ thể nào của Tiêu chuẩn Cộng đồng.
– Thông báo phải đầy đủ chi tiết, cho phép người
dùng xác định được nội dung cụ thể nào bị hạn chế, và phải bao gồm thông tin rằng
nội dung được phát hiện, đánh giá, và xóa bỏ bằng cách nào.
– Cá nhân phải được cung cấp thông tin rõ ràng về
cách khiếu nại.
KHIẾU
NẠI: Cung cấp cho người dùng cơ hội khiếu nại những quyết
định kiểm duyệt nội dung.
– Cơ chế khiếu nại phải dễ tiếp cận và dễ sử dụng.
– Khiếu nại phải được xem xét bởi một người hoặc một
nhóm người không tham gia vào quyết định kiểm duyệt lần đầu.
– Người dùng phải được trao quyền đưa ra bằng chứng
hoặc tài liệu mới để được xem xét trong khâu thẩm định.
– Khiếu nại phải được xác định và phản hồi nhanh
chóng.
– Bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào đối với nguyên tắc
khiếu nại cũng đều phải được tiết lộ rõ ràng và phù hợp với các nguyên tắc nhân
quyền quốc tế.
– Facebook nên cộng tác với các bên liên quan khác để
phát triển các cơ chế tự điều chỉnh độc lập mới dành cho phương tiện truyền
thông xã hội, nhằm đem lại trách nhiệm giải trình cao hơn. [11]
SỐ
LƯỢNG: phát hành các báo cáo minh bạch về việc thực thi
các Tiêu chuẩn Cộng đồng.
– Trình bày dữ liệu hoàn chỉnh mô tả các loại nội
dung bị hạn chế (văn bản, ảnh hoặc video; bạo lực, ảnh khoả thân, vi phạm bản
quyền, v.v.) cũng như số lượng nội dung bị hạn chế hoặc bị xóa bỏ trong mỗi
danh mục.
– Bao gồm dữ liệu về số lần kiểm duyệt nội dung được
thực thi sau khi người dùng gắn cờ để báo cáo, sau khi chương trình gắn cờ đáng
tin cậy đã báo cáo, hoặc sau khi chủ động áp dụng các Tiêu chuẩn Cộng đồng chủ
động (chẳng hạn như thông qua việc sử dụng thuật toán máy tính).
– Bao gồm dữ liệu về số lượng các quyết định được
khiếu nại một cách hiệu quả hoặc bị phát hiện nhầm lẫn.
– Bao gồm dữ liệu phản ánh rằng liệu doanh nghiệp có
chủ động thực hiện bất kỳ hành vi tái xem xét nào về các quyết định kiểm duyệt
mà người dùng không khiếu nại hay không, cũng như tỷ lệ lỗi mà doanh nghiệp tìm
thấy.
CÁC TỔ
CHỨC CÙNG KÝ TÊN:
Article 19, Electronic Frontier Foundation, Center
for Democracy and Technology, and Ranking Digital Rights
7amleh – Arab Center for Social Media Advancement
Access Now
ACLU Foundation of Northern California
Adil Soz – International Foundation for Protection of Freedom of Speech
Africa Freedom of Information Centre (AFIC)
Albanian Media Institute
American Civil Liberties Union
Americans for Democracy & Human Rights in Bahrain (ADHRB)
Arab Digital Expression Foundation
Artículo 12
Asociación Mundial de Radios Comunitarias América Latina y el Caribe (AMARC ALC)
Association for Progressive Communications
Brennan Center for Justice at NYU School of Law
Bytes for All (B4A)
CAIR San Francisco Bay Area
CALAM
Cartoonists Rights Network International (CRNI)
Cedar Rapids, Iowa Collaborators
Center for Independent Journalism – Romania
Center for Media Studies & Peace Building (CEMESP)
Child Rights International Network (CRIN)
Committee to Protect Journalists (CPJ)
Digital Rights Foundation
EFF Austin
El Instituto Panameño de Derecho y Nuevas Tecnologías (IPANDETEC)
Electronic Frontier Finland
Elektronisk Forpost Norge
Foro de Periodismo Argentino
Foundation for Press Freedom – FLIP
Freedom Forum
Fundación Acceso
Fundación Ciudadano Inteligente
Fundación Datos Protegidos
Fundación Internet Bolivia.org
Fundación Vía Libre
Fundamedios – Andean Foundation for Media Observation and Study
Garoa Hacker Club
Global Voices Advocacy
Gulf Center for Human Rights
HERMES Center for Transparency and Digital Human Rights
Hiperderecho
Homo Digitalis
Human Rights Watch
Idec – Brazilian Institute of Consumer Defense
Independent Journalism Center (IJC)
Index on Censorship
Initiative for Freedom of Expression – Turkey
Instituto Nupef
International Press Centre (IPC)
Internet without borders
Intervozes – Coletivo Brasil de Comunicação Social
La Asociación para una Ciudadanía Participativa ACI Participa
MARCH
May First/People Link
Media Institute of Southern Africa (MISA)
Media Rights Agenda (MRA)
Mediacentar Sarajevo
New America’s Open Technology Institute
NYC Privacy
Open MIC (Open Media and Information Companies Initiative)
OpenMedia
Pacific Islands News Association (PINA)
Panoptykon Foundation
PEN America
PEN Canada
Peninsula Peace and Justice Center
Portland TA3M
Privacy Watch
Prostasia Foundation
Raging Grannies
ReThink LinkNYC
Rhode Island Rights
SFLC.in
SHARE Foundation
SMEX
South East Europe Media Organisation
Southeast Asian Press Alliance (SEAPA)
SumOfUs
Syrian Archive
Syrian Center for Media and Freedom of Expression (SCM)
t4tech
Techactivist.org
The Association for Freedom of Thought and Expression
Viet Tan
Vigilance for Democracy and the Civic State
Visualizing Impact
Witness
Xnet
7amleh – Arab Center for Social Media Advancement
Access Now
ACLU Foundation of Northern California
Adil Soz – International Foundation for Protection of Freedom of Speech
Africa Freedom of Information Centre (AFIC)
Albanian Media Institute
American Civil Liberties Union
Americans for Democracy & Human Rights in Bahrain (ADHRB)
Arab Digital Expression Foundation
Artículo 12
Asociación Mundial de Radios Comunitarias América Latina y el Caribe (AMARC ALC)
Association for Progressive Communications
Brennan Center for Justice at NYU School of Law
Bytes for All (B4A)
CAIR San Francisco Bay Area
CALAM
Cartoonists Rights Network International (CRNI)
Cedar Rapids, Iowa Collaborators
Center for Independent Journalism – Romania
Center for Media Studies & Peace Building (CEMESP)
Child Rights International Network (CRIN)
Committee to Protect Journalists (CPJ)
Digital Rights Foundation
EFF Austin
El Instituto Panameño de Derecho y Nuevas Tecnologías (IPANDETEC)
Electronic Frontier Finland
Elektronisk Forpost Norge
Foro de Periodismo Argentino
Foundation for Press Freedom – FLIP
Freedom Forum
Fundación Acceso
Fundación Ciudadano Inteligente
Fundación Datos Protegidos
Fundación Internet Bolivia.org
Fundación Vía Libre
Fundamedios – Andean Foundation for Media Observation and Study
Garoa Hacker Club
Global Voices Advocacy
Gulf Center for Human Rights
HERMES Center for Transparency and Digital Human Rights
Hiperderecho
Homo Digitalis
Human Rights Watch
Idec – Brazilian Institute of Consumer Defense
Independent Journalism Center (IJC)
Index on Censorship
Initiative for Freedom of Expression – Turkey
Instituto Nupef
International Press Centre (IPC)
Internet without borders
Intervozes – Coletivo Brasil de Comunicação Social
La Asociación para una Ciudadanía Participativa ACI Participa
MARCH
May First/People Link
Media Institute of Southern Africa (MISA)
Media Rights Agenda (MRA)
Mediacentar Sarajevo
New America’s Open Technology Institute
NYC Privacy
Open MIC (Open Media and Information Companies Initiative)
OpenMedia
Pacific Islands News Association (PINA)
Panoptykon Foundation
PEN America
PEN Canada
Peninsula Peace and Justice Center
Portland TA3M
Privacy Watch
Prostasia Foundation
Raging Grannies
ReThink LinkNYC
Rhode Island Rights
SFLC.in
SHARE Foundation
SMEX
South East Europe Media Organisation
Southeast Asian Press Alliance (SEAPA)
SumOfUs
Syrian Archive
Syrian Center for Media and Freedom of Expression (SCM)
t4tech
Techactivist.org
The Association for Freedom of Thought and Expression
Viet Tan
Vigilance for Democracy and the Civic State
Visualizing Impact
Witness
Xnet
—
CHÚ
THÍCH
[1] Xem thêm:
– Câu chuyện về Bảo tàng Nghệ thuật
Philadelphia:
– Câu chuyện về vị nghị sỹ của Nghị viện Đan Mạch:
– Câu chuyện của vị phát ngôn viên tin tức ở
Philippines:
[2] Thay đổi trong chính sách của Facebook năm
2011:
[3] Thay đổi trong chính sách của Facebook năm
2018:
[4] Trách nhiệm tôn trọng nhân quyền của các doanh
nghiệp truyền thông xã hội:
[5] Xem bản báo cáo “Who Has Your Back?” năm 2018 của
EEF:
“Ranking Digital Rights, Indicator G6”:
[6] Các nghiên cứu cho thấy lỗi của người kiểm duyệt
nội dung hoặc thuật toán máy tính:
[7] Xem “Ranking Digital Rights, Indicators
F8: https://rankingdigitalrights.org/index2018/indicators/f8/,
và bản báo cáo về các công cụ báo cáo minh bạch của New America’s Open Technology Institute: https://www.newamerica.org/…/transparency-reporting-toolki…/
và bản báo cáo về các công cụ báo cáo minh bạch của New America’s Open Technology Institute: https://www.newamerica.org/…/transparency-reporting-toolki…/
[8] Bộ Nguyên tắc Santa Clara:
[9] Tuyên bố của Báo cáo viên Đặc biệt Liên Hợp Quốc
David Kaye:
[10] Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh
doanh và Nhân quyền:
[11] Về trách nhiệm giải trình, có thể xem chính
sách của Article 19:
—
XEM
THƯ GỐC TẠI:
Dịch: Vi Yên, nhóm SaveNET
---
ẢNH: Chỉnh sửa từ Formidapps.
ẢNH: Chỉnh sửa từ Formidapps.
No comments:
Post a Comment