Xây hai đập trên sông Hồng: Không cứu được
sông “chết” mà còn tăng nguy cơ xâm nhập mặn!
Việt Đan | Boxit VN
10/04/2024
https://boxitvn.online/?p=88247
Trước đề xuất xây dựng hai đập dâng lớn trên sông Hồng, GS.TS. Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nguyên Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nhận
định: “Thay vì hồi sinh dòng sông “chết”, nó càng khiến sự ô nhiễm ở hạ lưu
tăng lên, trừ khi trên thượng nguồn luôn luôn có một nguồn nước xả xuống dòng
sông và chảy đều”.
Phối cảnh đập dâng trên sông Hồng tại cống Xuân Quan. Ảnh:
Báo Nông nghiệp
Khu vực được Bộ NN&PTNN đề xuất xây dựng đập dâng
trên sông Hồng thuộc xã Xuân Quan (Văn Giang – Hưng Yên). Theo báo Dân
Việt, tại khu vực Xuân Quan hiện có cống Xuân Quan đang được sử dụng để phục vụ
việc tưới tiêu cho nông nghiệp tại khu vực này. Nguồn: Báo Dân Việt
Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đang đề nghị UBND thành phố Hà Nội phối hợp
đầu tư, xây dựng hai đập dâng lớn trên sông Hồng. Theo đề xuất, hai đập dâng sẽ
được xây dựng tại khu vực Xuân Quan (Văn Giang – Hưng Yên) và tại khu vực cống
Long Tửu (Đông Anh – Hà Nội), dự kiến khởi công vào giai đoạn 2026-2030.
Trước
đó, Bộ NN&PTNT đã giao cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nghiên cứu một đề
tài cấp Nhà nước và đã nghiệm thu vào năm 2020. Trong Quy hoạch Thủy lợi và
phòng chống thiên tai quốc gia, Thủ tướng cũng đã đồng ý đưa vào để triển khai.
Sông
“chết” không liên quan gì đến việc xây đập
Việc
xây dựng hai đập dâng trên sông Hồng được các chuyên gia của Bộ kỳ vọng sẽ cải
thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, làm “sống lại” các dòng sông. Nhờ
đó, nước từ sông Hồng, sông Tô Lịch sẽ có dòng chảy, thoát cảnh dòng sông chết,
tích tụ nước thải như hiện nay.
Tuy
nhiên, là một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực xây đập trên sông, GS.TS.
Võ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định: hai đập dâng
trên sông Hồng không thể “hồi sinh” những dòng sông “chết”, thậm chí còn gia
tăng nguy cơ nước mặn xâm nhập.
“Theo
tôi biết, hai đập dâng này trước đây Viện Khoa học Thủy lợi đã đưa ra và đề xuất
xây ở trước khu vực Xuân Quan, ngay tại sông Hồng, nay Bộ đề xuất thêm một đập
nữa. Mục đích của việc xây đập dâng chủ yếu là tăng lượng nước về phía thượng
lưu của đập, chứ không phải toàn dòng sông, giống như là một cái hồ chứa nước,
nó chỉ nằm ở khu vực đó. Còn ô nhiễm sông thường xảy ra ở phía hạ lưu. Nếu như
chúng ta ngăn nước ở trên lại, dòng nước chảy xuống dưới ít có thể sẽ khiến
tình trạng ô nhiễm ở hạ lưu tăng do chất thải đổ ra không được dòng nước rửa
trôi”, GS. Võ Trọng Hồng cho biết.
No comments:
Post a Comment