Bình luận của blogger Nguyễn Nhơn
2024.04.30
Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp hình tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 13/12/2023 (AP)
Tin
đâu như sét đánh ngang
Bác
Huệ đương chức chuyển sang về vườn
Quý
vị thế nào cũng có người hỏi bác Huệ ấy là bác nào?
Còn
bác nào nữa ngoài cái bác mà từ quán chè chén đến hàng xôi người ta cứ kể vanh
vách ra trước khi có thông báo của Ban chấp hành Trung ương Đảng đến cả tuần trời
ấy.
Trên
báo chí Nhà nước, vỏn vẹn chỉ có mấy dòng thông báo cho biết Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ
Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch
Quốc hội. Quyết định này được đưa ra trên nguyện vọng của ông Huệ.
Kỳ
thật, hai năm nay chẳng hiểu phong thủy nước Nam ta bất ổn thế nào mà trước sau
liên tiếp đến năm vị lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà nước có nguyện vọng trả chức
về vườn. Mà kỳ bí hơn cả là trước đó các vị chẳng hề có dấu hiệu băn khoăn nào
về hoạn lộ, không có biểu hiện mệt mỏi hay chán chường gì với cái gánh nặng chức
vụ. Nhưng cứ đánh uỳnh một phát một đêm ngủ dậy toàn dân bỗng thấy các đồng chí
được cho thôi giữ tất cả các chức theo nguyện vọng vậy thôi.
Tuy
thế, nói thì nói, dân Việt Nam vốn là dân tộc giỏi giang chữ nghĩa nên từ trong
câu chữ ngắn gọn của các bản thông báo, người ta nhận ngay ra sự bất thường.
Hoa
Huệ đã rụng như thế nào?
Ông
Vương Đình Huệ có nguyện vọng trả chức thật không?
Bản
tin trên các báo trích dẫn thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng viết:
-Theo
báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông (Huệ) đã
vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm
nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban
Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu
theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm
của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng,
Nhà nước và cá nhân ông.
À
thôi hiểu rồi, hóa ra có phốt. Mà phốt nặng nha, gây ảnh hưởng đến cả uy tín của
Đảng và Nhà nước cơ mà. Uy tín của cá nhân lãnh đạo thì có thể châm chước; ai
cũng là con người, có ái ố sân si cả. Nhưng Đảng và Nhà nước thì phải tuyệt đối
trong sạch vững mạnh. Nên đụng tới Đảng và Nhà nước tức đã đụng tới bàn thờ rồi,
không thể tha thứ.
Nhưng
nếu đã vi phạm nặng đến mức ấy thì quý vị có tin là ông Huệ thật sự tự nguyện
trả chức về vườn không? Hay, sự thật chính là điều ai cũng tự hiểu: chẳng có tự
nguyện gì ở đây cả. Là bị ép phải về.
Nhưng
đây lại chính là điều khiến người ta ấm ức.
Trung
ương kết luận ông Huệ vi phạm những điều Đảng viên không được làm, nhưng lại
không nói rõ vi phạm điều gì, mức độ ra sao. Thành thử tôi phải tự tìm. Nhưng
càng tìm càng hoang mang.
Quy
định có 19 điều Đảng viên không được làm.
Vậy
ông Huệ đã nói, viết, làm trái hay không thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng
(điều 1)? Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh (điểu 3)? Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các công trình văn hóa
nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam (điều 5)? Biểu
tình, tụ tập đông người gây mất trật tự an ninh (điều 7)? Tổ chức, xúi giục các
hoạt động bè phái gây mất đoàn kết nội bộ (điều 8)? Kê khai tài sản không trung
thực, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, sử dụng văn bằng chứng chỉ giả (điều
9)? Chạy chức, chạy quyền (điều 12)? Tham ô, đưa, nhận, môi giới hối lộ, rửa tiền
(điều 14)? Tham gia đánh bạc, sử dụng ma túy, sử dụng rượu bia không đúng quy định
hoặc đến mức bê tha (điều 18)? Mê tín, tham gia các tôn giáo bất hợp pháp (điều
19)?...
Ông
Huệ đã có hành vi nào trong số những hành vi kể trên?
Các
bác Trung ương sơ hở lắm! Nếu các bác không nêu cụ thể thì bọn phản động nó tha
hồ thêu dệt, nào là trồng bầu ở nhà ca sĩ nọ được hai trái, nào nuôi được anh
trợ lý nhận tiền (từ doanh nghiệp) giùm… Mà chẳng ai phản bác (để bảo vệ lãnh đạo)
được, vì các bác có thèm cho biết cái gì để làm cơ sở phản bác đâu!
Chả
lẽ vi phạm điều “Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân…”?
Trung
ương Đảng lại cũng thông báo ông Huệ đã vi phạm quy định về trách nhiệm nêu
gương của cán bộ đảng viên và trách nhiệm người đứng đầu.
Ông
Huệ được thông báo đã vi phạm trách nhiệm nêu gương của Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ
viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Quy định này được Ban Chấp
hành trung ương Đảng ban hành ngày 15/10/2018, gồm bốn điều với tất cả 16 khoản
nêu rõ những hành vi, tư tưởng, việc làm được xem là thuộc trách nhiệm nêu
gương của cán bộ đảng viên, trước hết là các chức vụ chủ chốt đã nêu ở trên.
Thế
thì tương tự, ông Huệ có thể đã vi phạm hành vi nào trong số những hành vi dưới
đây?
-Tuyệt
đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam (khoản 1
điều 2).
-Độc
đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức
xúc của nhân dân (khoản 2 điều 3).
-Tham
nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức, tặng quà, nhận quà vì vụ lợi (khoản 5 điều
3).
Vân
vân…
Bây
giờ là thời đại thông tin. Bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm các quy định nói trên
trên mạng internet và tự đối chiếu nó với nội dung thông báo của Trung ương Đảng
và suy luận giống như tôi vừa thử đặt vấn đề. Nếu suy luận thế là oan cho ông
Huệ thì trách Trung ương ấy, ai bảo không nói rõ?
Cái
máy photo của Trung ương thật tốt
Vào
năm 2022, xảy ra trường hợp thật hiếm có là hai Phó Thủ tướng cùng lúc được
thông báo “xin thôi giữ các chức vụ lãnh đạo, nghỉ công tác, nghỉ hưu theo quy
định”, là Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Cũng đột ngột,
bất ngờ, không hề có dấu hiệu nào báo trước từ chính chủ.
Thậm
chí thông cáo báo chí về trường hợp của hai ông cũng gần giống hệt thông báo của
Trung ương Đảng về sự việc ông Vương Đình Huệ, là xin thôi chức “theo nguyện vọng
cá nhân”.
Vâng,
lại là “nguyện vọng cá nhân”.
Đến
tháng 1/2023, lại đùng một cái như tiếng sét giữa trời quang, Chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc “thôi giữ các chức vụ Chủ tịch nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy
viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng-an ninh”.
Lý
do lại vẫn là “theo nguyện vọng cá nhân”.
Thế
nhưng lần này “nguyện vọng cá nhân” của ông Phúc lại có những chi tiết liên
quan đến những người khác.
Thông
báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc nêu rất
cụ thể:
(…)
Ông (Nguyễn Xuân Phúc) chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều
cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu
quả rất nghiêm trọng; 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng
và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự”.
Ra
thế!
Té
ra là hai Phó Thủ tướng đã có những vi phạm, khuyết điểm gây hậu quả rất nghiêm
trọng. Chứ không phải vì tự dưng cảm thấy yêu cuộc sống điền viên, nuôi thêm cá
và trồng thêm rau hấp dẫn hơn cuộc sống làm Phó thủ tướng.
Tức
là, cái lý do “theo nguyện vọng cá nhân” được nêu ra để giải thích cho việc hai
vị Phó thủ tướng bỗng dưng từ chức-chỉ là lý do cuội. Bề ngoài có vẻ như để giữ
gìn danh dự uy tín cho hai vị, nhưng bên trong thì là thao tác vụng về một cách
cố ý để khơi lên bao tò mò, thắc mắc…
Chỉ
hơn một năm sau, đến tháng 3/2024, người kế nhiệm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc là chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp tục lặp lại nguyên văn bản thông
báo thôi chức truyền thống của Trung ương Đảng, không sai một chữ cả về “theo
nguyện vọng cá nhân” lẫn “gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng,
Nhà nước và cá nhân đồng chí”.
(Đến
đây phải dừng lại để khen cái máy photo của Trung ương thật là tốt, qua hết năm
vị lãnh đạo to mà nó sao y bản chánh không sai một chữ nào).
Vậy
là vỏn vẹn trong vòng hơn một năm, đã có hai chủ tịch nước, một chủ tịch quốc hội
“tự nguyện thôi giữ các chức vụ” vì… có vi phạm nghiêm trọng.
Thôi
vòng vo mỏi mồm quá, túm lại cho gọn là trong tứ trụ, trước sau đã có đến ba
cái trụ lần lượt gãy lìa tức tưởi vì thiếu chức trách gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Chưa kể còn hai phó trụ cũng gãy ngang vì lý do y chang.
Nhưng,
tại sao gây hậu quả nghiêm trọng đến thế mà tất cả bọn họ đều được hạ cánh an
toàn?
Tứ
trụ của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Quốc hội hôm 20/7/2021: (từ trái qua phải)
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính. AFP
“Bình
đẳng và bình đẳng hơn”
Cứ
cho là sứt mẻ danh dự uy tín đi, nhưng trên dư luận công khai họ đều là chủ động
từ chức chứ không bị kỷ luật cách chức. Xem như trọn vẹn khí tiết người đảng
viên cộng sản.
Trong
khi đó, vô số cấp dưới của họ lần lượt vào lò, thân tù tội, tài sản bị tịch
thu, hoàn toàn thân bại danh liệt.
Hành
xử của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong năm vụ việc cụ thể liên quan đến năm
cá nhân lãnh đạo cao cấp trên, nói theo phong cách Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
thì vừa trái pháp luật, vừa thiếu tình người.
Trái
pháp luật là vì đã xác định rõ hành vi vi phạm, xác định sự thiếu nêu gương gây
thiệt hại nặng nề cho đất nước… nhưng người liên quan lại không bị truy tố, làm
rõ từng vụ việc, soi xét từng hành vi bị cáo buộc là vi phạm. Họ sai phạm cụ thể
ra sao, gây thiệt hại bao nhiêu tiền? Tại sao họ được an toàn về vườn-dù khá nhục
nhã nhưng không bị mất đồng nào? Phần tài sản của Nhà nước đã bị thiệt hại do
các vi phạm của họ sẽ tính vào cho ai, cho lĩnh vực nào? Nhà nước có được đền
bù không hay mất trắng? Tại sao các lãnh đạo cao cấp lại được công nhiên đứng
trên pháp luật?
Sự
bưng bít nói trên rõ ràng là tắm nhưng không gội đầu, xát xà bông chỉ từ cổ trở
xuống, công nhiên xác định vùng cấm.
Còn
thiếu tình người vì, trong một xã hội luôn tự xưng là thượng tôn pháp luật, bất
cứ việc gì, do cá nhân nào gây ra đều phải được cân nhắc và phán quyết hình phạt
dựa trên pháp luật, bằng cách xét xử công khai. Đương sự được quyền thuê luật
sư bảo vệ. Trên cơ sở tranh luận công khai tại phiên tòa, công và tội của các
cá nhân bị cáo buộc vi phạm sẽ được làm rõ. Nguyên nhân, động cơ, bối cảnh, hậu
quả, hệ quả, những dây dưa liên quan… cũng được làm rõ. Có như vậy mới hy vọng
đạt được sự công bằng tối thiểu cho đương sự, cũng như vạch ra được bức màn đen
phía sau những diễn biến sân khấu, phát hiện các nguyên nhân sâu xa để kịp thời
ngăn chặn và dự phòng.
Đằng
này không điều tra, không khởi tố, không làm rõ, không công khai các vi phạm,
khuyết điểm (đã bị đánh giá là cực kỳ nghiêm trọng) mà u u minh minh, nửa nói nửa
không, che đậy còn kích thích tò mò hơn phô bày, vừa giống như kéo bức màn the
che bãi nôn ô uế, vừa bóp chết mọi khả năng bào chữa, thanh minh, giải thích, cứu
vớt danh dự của đương sự. Họ có thể chỉ có lỗi/tội một phần, phần còn lại là của
những người khác, có những nguyên nhân khác… nhưng không bao giờ họ còn có cơ hội
để nói lên điều đó hay đòi hỏi sự công bằng đáng lẽ phải có.
Cho
nên mới nhìn thì tưởng được bao biện, che đậy, bưng bít giùm. Nhưng kỳ thực bên
trong lại là một sát chiêu đầy oán độc, vĩnh viễn đóng đinh các đương sự vào vị
thế thật hèn hạ, có miệng mà không thể ra lời.
“Mọi
con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn các con khác” (Trại
súc vật-George Orwell). Trong trại súc vật của Orwell, có đủ bò dê lợn cừu,
nhưng những con lợn đã giành được vị trí lãnh tụ.
Nhưng
xem ra, sự “bình đẳng hơn” này giống như kẻ hầu hạ bị căn bệnh trào ngược, cổ họng
ợ đầy nước chua nóng rát nhưng vẫn phải nhoẻn cười và gập người nói “Cảm ơn các
đồng chí”.
_____________
Tham khảo:
https://tuoitre.vn/ly-do-mien-nhiem-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-vu-duc-dam-2023010916265009.htm
----------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
*
Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn
quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã
hội trong nước.
------------------------
Tin,
bài liên quan
BLOG
Từ
vụ ông Vương Đình Huệ: còn gì để hy vọng từ một hệ thống hỏng?
Mô
hình Trung Quốc “thoái trào”, Việt Nam học hỏi thế nào? (Phần hai)
Mô
hình Trung Quốc “thoái trào”, Việt Nam học hỏi thế nào? (phần một)
Việt
– Trung: Chờ đợi sự tương hợp giữa lời nói và việc làm
Chuyến
đi sống còn vào Trung Nam Hải của Vương Đình Huệ
No comments:
Post a Comment