Monday 29 April 2024

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG KHỔ SAI BIỆT XỨ CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM (Hoàng Đình Tạo / Diễn Đàn Thế Kỷ)

 



Chính sách lao động khổ sai biệt xứ của Cộng sản Việt Nam

Hoàng Đình Tạo  

26/4/2024

https://diendantheky.net/hoang-dinh-tao-chinh-sach-lao-dong-kho-sai-biet-xu-cua-cong-san-viet-nam/

 

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một ngày tang thương cho miền Nam Việt Nam. Phải chịu dày vò thân xác và tinh thần, phải chịu sự trả thù hèn hạ và tàn bạo của “bên thắng cuộc”. “Phải chịu “tru di tam tộc” vì lý lịch. “Nhà chúng ta ở. Con chúng ta sai. Vợ chúng ta lấy”.

 

Hàng triệu người bị lao động khổ sai, trong đói rét, bệnh tật. Hàng triệu người ra đi tìm cái sống trong cái chết.

 

Lời ai vãn thấu đến trời cao. 

 

Mở đầu cho tất cả những năm tháng dài đằng đẵng trong nhà tù, lao động khổ sai lại chỉ là những thông báo rất ngắn gọn:

 

https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2024/04/0-120.jpg

THÔNG BÁO 

 

1.    Binh lính, hạ sĩ quan học tập tại chỗ 3 ngày. Ban ngày học chính trị, tối về gia đình.

2.    Sĩ quan từ thiếu úy đến đại úy, cảnh sát đặc biệt, cán bộ trung cấp tình báo.

         Nhân viên hành chánh từ phó quận trở lên.

         Các đảng phái chính trị từ phó bí thư quận trở lên.

Mang theo giấy bút mực, áo quần, mền mùng, và đồ ăn trong vòng 10 ngày.

3.    Quân đội cao cấp ( đại tá và tướng). Các viên chức  hành chánh cao cấp, 

(tổng , bộ trưởng, thứ trưởng, tổng thư ký, giám đốc các nha sở . Các chức vụ đảng phái chính trị cao cấp. 

Cũng mang theo đồ dùng như trên, nhưng chuẩn bị cho 30 ngày.

 

Cộng sản không cho trại cải tạo là tù vì “giáo dục lại những cá nhân thông qua chính trị và lao động”. 

 

Cộng sản dán nhãn “nguỵ quân, nguỵ quyền “ là tội phạm chiến tranh. Đáng lẽ ra là tử hình, nhưng nhờ chính sách nhân đạo của nhà nước nên chỉ giáo dục cải tạo lại thôi.

 

1981, trong bị vong lục, CSVN gởi cho “Ân Xá Quốc Tế”, nói rằng, những nhân viên chế độ cũ là phản quốc, theo điều 3, bộ luật 1967 về tội phản cách mạng, bị phạt từ 20 năm đến tử hình. Nay cho đi cải tạo là khoan hồng lắm rồi.

 

HỌC TẬP CHÍNH TRỊ 

 

Hạ sĩ quan và binh lính học tập chính trị tại chỗ. Nhưng các cấp cao hơn, phải học chính trị 9 bài: về lịch sử Việt Nam viết theo vũ trụ quan lịch sử duy vật biện chứng, và “ đế quốc Mỹ”, cũng từ chỗ đứng cái nhìn duy vật sử quan.

 

Mỗi bài lên lớp buổi sáng, buổi chiều ở lại phòng viết thu hoạch.

 

 

KHAI BÁO VÀ KIỂM ĐIỂM 

 

Tù nhân phải thuật lại quá trình làm việc và tham gia vào chế độ cũ từ lúc vào đời cho đến lúc bị bắt.

 

Cùng lên án theo duy vật sử quan về những công việc mình làm.

 

Như tướng thì viết về chiến thuật trong các cuộc hành quân. Bộ thì nói về tổ chức, chính sách của VNCH. 

 

Một cách tổng quát: đã ở miền nam là có tội.

 

Thành thử ra, anh quân bưu tự xét mình có tội vì chuyển thơ làm tăng thêm tinh thần chiến đấu của “nguỵ quân”. Hay tuyên uý đã uỷ lạo binh lính để hăng say giết cách mạng. Hay có anh chơi khăm, khai báo lại những trận chiến thắng. 

 

 

CHUYỂN RA BẮC 

 

6/1976 Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam, ra một trong những thông báo cuối cùng trước khi thống nhất : tất cả tù nhân có thể ra toà hay sẽ được phóng thích sau 3 năm . 

 

Nhưng Cộng sản Bắc Việt  đã ra tay trước, là chuyển tất cả tù trung cấp và cao cấp ra miền Bắc trên các tỉnh tây bắc giáp biên giới Trung cộng (Hoàng Liên Sơn , Yên Báy, Lào Cai, Hoà Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn).

 

Chuyển ra Bắc bằng tàu chở than đá Hồng Hà. 3 ngàn người nằm dưới bon tàu. Không phòng vệ sinh. Phân cùng nước tiểu đầy một góc tư bon. Tàu cập cảng Hải Phòng. Từ đó Cộng sản chia đi các trại. 

 

Cũng như các lần chuyển trại sau này, thường thì họ có lệnh vào cuối tháng này đầu tháng kia.  Và Cộng sản thường chuyển trại để không biết ở đâu là chính xác.

 

 

LAO ĐỘNG KHỔ SAI BIỆT XỨ

 

Cộng sản lúc nào cũng nói “lao động sản xuất” để thúc bách khổ sai. Họ nói rằng: “vì trước kia các anh thuộc thượng tầng được nhiều ưu đãi ở miền Nam. Bây giờ cách mạng đã lật ngược vị trí. Do đó, bây giờ các anh phải tự sản xuất.

 

Nhưng thực tế rất nhiều công việc nặng nhọc như đốn cây, chặt nứa làm thêm lán trại, làm rẫy, phát quang, đào giếng, đào kênh, làm hàng rào, đào hố vệ sinh. Làm ruộng, trồng rau, bắp, chăn bò, nuôi heo… Nguy hiểm như đi gỡ mìn.

 

Tù nhân được chia thành tổ thi đua. Nếu bị kiểm điểm là chây lười, sẽ bị giảm khẩu phần hay làm bù ngày chủ nhật. Hay bị nhốt vào nhà kỷ luật vì chống đối lao động.

 

Chết vì đói hay bệnh tật là rất nhiều, thường xuyên. Đói triền miên, mà làm nặng nên kiệt sức rất nhiều. Bốn bệnh phổ thông trong trại giam: kiết lỵ, phù thũng (phồn vinh giả tạo), lao và sốt rét. Nếu có người chết thì xác được chôn sơ sài, qua thời gian mất dấu. Hòm thì toàn trại chỉ có một cái, và cái đáy hòm có thể “decapotable”.

 

 

TƯ TƯỞNG 

 

Cán bộ luôn luôn kiểm soát tư tưởng mỗi người tù. Vui buồn, xung đột, cãi vã, lao động tích cực hay chây lười. 

 

Cấm tù nhân nói chuyện cũ, ca tụng “đế quốc” hay bù nhìn. Hát những bài hát cách mạng, không hát nhạc vàng. Thảo luận những vấn đề cách mạng chứ không phải của “phản động” và “mê tín”.

 

Tối sau khi vào phòng, thì họp đội. Kiểm điểm phê bình các tổ và cá nhân lao động ngày hôm đó.

 

 

KỶ LUẬT 

 

Tù nhân vi phạm có thể bị trói vặn người, hay cùm trong nhà kỷ luật 1 hay cả 2 chân. Cắt giảm khẩu phần. Tội nặng nhất là trốn trại và xách động. Nhiều tù nhân bị chết trong nhà kỷ luật.

 

Theo Ginetta Sagan, một người phản chiến trong chiến tranh Việt Nam, và đã trở thành một nhà hoạt động nhân quyền. Năm 1982 trong “Bamboo Goulags” đã phỏng vấn khoảng 500 tù nhân cải tạo, đã tả hộp kỷ luật conex:

 

“Là một thùng mỗi chiều 4 feet dùng để chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không. Tù nhân bị cúm một chân. Tiêu chuẩn 1 chén cơm/ 1 chén nước / 1 ngày.

 

Nó gợi lại những hình ảnh mà tôi thấy được ở các trại Đức Quốc Xã. Và vị bác sĩ được bà phỏng vấn là nhân chứng 4 người bị nhốt một tháng trong hộp conex, không ai còn sống”.

 

 

THĂM VIẾNG 

 

Năm 1980, nhà cầm quyền Cộng sản  quy định, cho phép 3 tháng thăm nuôi 1 lần, mà chỉ cho người trong gia đình. Mỗi lần gặp gỡ từ 15 đến 30 phút. Người tù nhân phải lao động tốt, không bị kỷ luật. Những người này hay đội trưởng, thường được thưởng bằng cách cho vợ thăm ở lại qua đêm với chồng.

 

 

PHÓNG THÍCH 

 

Cộng sản lúc nào cũng nói “về hay không là do các anh”. Nhưng thực ra họ đã có tiêu chuẩn, trung bình là 9 đến 10 năm. Giữ chức vụ lớn hơn thì thêm một hay hai “lệnh”. Mỗi lệnh là 3 năm. 

 

Chương trình của bộ Công An Cộng sản, thì tất cả tù binh đưa ra ngoài Bắc, sẽ được an trí ngoài đó. Họ đã xây ba trại Thanh Phong, Thanh Lâm, Thanh Cẩm ở Thanh Hoá làm kiểu mẫu, như họ đã thành công các trại hình sự trên các tỉnh biên giới với Trung cộng. Cho nữ tù hình sự lập gia đình với nam hình sự. Sanh con trong tù diện rộng. Ở Thanh Hoá thì sát biên giới Lào.

 

Tuy nhiên MƯU SỰ TẠI NHÂN, THÀNH SỰ TẠI THIÊN.

 

Chính phủ Hoa Kỳ vẫn luôn xem những người ở trong trại cải tạo là “tù nhân chính trị”.  Tổng Thống Reagan đã thỏa thuận với Cộng sản Việt Nam, để phóng thích tù cải tạo còn bị giam giữ. Từ đó có chương trình Humanitarian Operation (HO) cho các dân quân cán chính ở tù từ 3 năm trở lên được định cư ở Hoa Kỳ, đi chung với gia đình.

 

Hội Người Mỹ Gốc Việt, năm 2006 có chương trình “Returning Casualty”, nhằm đưa những thi hài các tù nhân đã chết trong tù về với gia đình của họ.

 

VÀI CON SỐ 

·        Quốc tế ước tính từ 1 triệu đến 1 triệu 5 người bị lao động khổ sai (biệt xứ).

·        Khoảng 165 ngàn người chết trong trại vì đói, bệnh tật, hành quyết.

·        65 ngàn người đảng phái và công chức làm việc cho Pháp bị giết, sau 1954.

·        1975 – 1995 : 800 ngàn boat people.

          200 ngàn – 250 ngàn người chết trên biển.

·        Riêng Sài Gòn 200 ngàn – 250 ngàn người lao động khổ sai.

 

MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ TRẠI CẢI TẠO 

·        Le Goulag Vietnamien – Đoàn Văn Toại 

·        Đại Học Máu – Hà Thúc Sinh

·        Đáy Địa Ngục – Tạ Tỵ 

·        Hoa Địa Ngục – Nguyễn Chí Thiện 

·        Những Mảnh Đời Sau Song Sắt – Phạm Thanh Nghiên

·        Đêm Giữa Ban Ngày – Vũ Thư Hiên

·        Hoa Hồng Thép – không nhớ tác giả 

·        Đời Tù Một Thiên Nga – Nguyễn Thanh Thủy 

·        Đồi Fanta – Duyên Anh

·        Tôi Phải Sống – LM Nguyễn Hữu Lễ

·        Thép Đen – Đặng Chí Bình

 

Hoàng Đình Tạo 

29/4/2024

Re-education camp (Vietnam)  

WIKIPEDIA

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Re-education_camp_(Vietnam)#:~:text=The%20North%20Vietnamese%20government%20claimed,these%20figures%20may%20be%20exaggerated

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats