SCOTUS
- Trump hứng chỉ trích gay gắt từ Giáo sư Harvard, Laurence Tribe
Việt
Linh - Cali Today
April 28, 2024
Tòa án cấp cao nhất của Mỹ đang quyết định liệu Donald Trump có
được hưởng quyền miễn trừ hay không. Học giả hiến pháp Laurence Tribe cảnh báo
về hậu quả nếu nó được chấp nhận.
Laurence Tribe, 82 tuổi, là học giả hiến pháp và giáo sư danh dự
tại Trường Luật Harvard. Ông từng là cố vấn cho ứng cử viên tổng thống của đảng
Dân chủ Al Gore trong cuộc bầu cử tổng thống đầy tranh cãi năm 2000. Với tư
cách là một luật sư, Laurence Tribe đã tranh luận khoảng ba chục vụ kiện trước
Tối cao Pháp viện, ông cũng là thầy dạy luật của Bộ trưởng Tư pháp Merrick
Garland.
Hôm nay tôi xin mời quý vị thính giả nghe một cuộc phỏng vấn từ
tờ báo “Zeit Online” của Đức, phỏng vấn trực tuyến nhà học giả nổi tiếng
của Mỹ, Laurence Tribe.
*
ZEIT ONLINE hỏi: Thưa Giáo sư Tribe,
cựu Tổng thống 45, Donald Trump đã bị buộc tội nhiều tội hình sự, trong đó có
chỉ đạo âm mưu lật đổ cuộc bầu cử. Trump tuyên bố rằng tất cả các hành động của
ông ta đều được thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính thức của
mình với tư cách là tổng thống và do đó ông ta được hưởng quyền miễn trừ. Ông
nghĩ gì về cơ hội thắng hay không thắng của Trump qua cuộc tranh luận của Tối
cao Pháp viện?
Laurence Tribe trả lời: Theo tôi, đối với
một Tối cao Pháp viện tuân theo luật pháp và trung thành với Hiến pháp nguyên
bản, cơ hội được miễn trừ của Trump về cơ bản là bằng không. Không có chuyên
gia pháp lý có trách nhiệm nào tin rằng Trump được quyền miễn nhiễm khỏi bị
truy tố hình sự. Thật là một sự phẫn nộ khi Tối cao Pháp viện đã cho phép vấn
đề này kéo dài.
*
ZEIT ONLINE hỏi: Vậy ông quan
tâm đến điều gì nhất?
Laurence Tribe trả lời: Trước hết, tôi muốn
nói rằng phán quyết của tòa án đã đến quá muộn, họ không nên kéo dài thời gian
lâu đến như thế để giải quyết một vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc
gia. Nếu họ còn nghĩ rằng, nền dân chủ nước nhà là điều hệ trọng đối với tất cả
ngưiờ mỹ, trong số đó có cả họ. Ngay cả khi các thẩm phán cuối cùng quyết định
rằng, Donald Trump sẽ không có được quyền miễn trừ tuyệt đối, nhưng ông ấy vẫn
có thể tái đắc cử trước khi có bất kỳ phiên tòa hình sự nào. Trở lại vào tháng
12 năm ngoái, ban đầu tòa án đã được công tố viên đặc biệt yêu cầu trực tiếp
cân nhắc vấn đề này và không chờ quyết định từ tòa phúc thẩm liên bang. Đúng
ra, theo tôi, yêu cầu này đáng lẽ ra phải được chấp thuận vì tính chất quan
trọng của vụ án. Nhưng, như các bạn cũng thấy đó, họ cũng cố tình kéo dài đến 6
tuần chỉ để đưa ra câu trả lời đáng xấu hổ là họ không thụ lý vụ kiện, nên trả
về cho Tòa phúc thẩm để theo đúng trình tự giải quyết.
*
ZEIT ONLINE hỏi: Tối cao Pháp
viện không có nghĩa vụ bắt buộc phải thụ lý vụ việc của Trump. Nhưng tại sao họ
lại muốn thụ lý vụ này? Có lý do gì sâu xa bên trong hay không?
Laurence Tribe trả lời: Về cơ bản, tôi nghĩ
việc Tối cao Pháp viện nên giải quyết vấn đề này là một điều tốt. Theo Hiến
pháp của chúng ta, không ai đứng trên pháp luật. Vì vậy, khi một tổng thống
đương nhiệm như Donald Trump sử dụng quyền lực của mình để gạt bỏ Hiến pháp và
cố gắng tại vị ngay cả sau khi thất bại trong nỗ lực tái tranh cử, nguyên tắc
giảI quyết để có được sự hiểu biết đúng về luật Hiến pháp và sự trừng phạt cần
thiết không nên được thiết lập bởi một tòa án liên bang cấp dưới, mà phải được
thiết lập bởi tòa án cao nhất của chúng tôi. Nhưng cách thụ lý vụ án, đưa ra
khung thời gian để có một cuộc tranh luận và ra phán quyết, họ làm việc theo
phong cách trưởng giả, có nghĩa là không có gì phải gấp rút cả, chậm chạp trong
khi đối với hầu hết người dân Mỹ và các tòa án, từng ngày trôi qua một cách phí
phạm và cố ý kéo dài là những hành động câu giờ công khai của những thẩm phán
bảo thủ. Phần lớn cuộc tranh luận khá nhàm chán theo nghĩa là nó chỉ thực sự
liên quan đến bốn thẩm phán bảo thủ – Brett Kavanaugh, Samuel Alito, Neil
Gorsuch và Clarence Thomas – để tìm kiếm cứu cánh cho Donald Trump. Phần lớn nó
có vẻ giống như một phiên điều trần của quốc hội thì đúng hơn. Họ không muốn
nói về quyền miễn trừ là vô lý mà họ chỉ muốn tung ra những giả thuyết dẫn đến
việc soạn thảo một luật mới về một loại quyền miễn trừ nào đó.
*
ZEIT ONLINE hỏi: Vì đây là lần
đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ một cựu tổng thống bị buộc tội trong nhiệm kỳ
tổng thống của mình, vậy có tiền lệ nào mà các thẩm phán có thể tham khảo hay
không?
Laurence Tribe trả lời: Không, nó là duy
nhất bởi vì cho đến nay chúng tôi chưa bao giờ phạm sai lầm khi bầu chọn một
người sẽ không biết điểm để dừng lại và sẽ phạm tội dù muốn hay không để giành
và giữ quyền lực. Phiên tòa hình sự đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ đối với một
cựu tổng thống hiện đang được tiến hành ở Manhattan. Phiên tòa này, mặc dù một
số người lầm tưởng rằng tất cả chỉ nhằm mục đích bỏ tiền ra để yêu cầu giữ im
lặng một cô gái mại dâm, nhưng thực chất là về cách tổng thống đánh cắp cuộc
bầu cử năm 2016 bằng cách mua chuộc sự im lặng của những người mà ông ta cho
rằng có thể làm hỏng chiến dịch tranh cử của ông ấy vào phút cuối.
*
ZEIT ONLINE hỏi: Trump lập
luận rằng những tuyên bố của ông ta về những bất thường trong bầu cử, gian lận
cử tri và một cuộc bầu cử gian lận là những nỗ lực nhằm bảo đảm tính liêm chính
của cuộc bầu cử và do đó là một phần nhiệm vụ và trách nhiệm chính thức của ông
với tư cách là tổng thống. Anh ấy nói như vậy có đúng hay không?
Laurence Tribe trả lời: Không, ông ấy sai
rồi. Chắc chắn, 60 vụ kiện thách thức cuộc bầu cử, tất cả trừ một vụ kiện mà
ông đã thua, được cho là những hành động phù hợp nhằm bảo đảm rằng cuộc bỏ
phiếu được tiến hành một cách tự do và công bằng. Nhưng một khi sự công bằng đã
được thiết lập và Cử tri đoàn đã bỏ phiếu, điều duy nhất còn lại phải làm là
Quốc hội phải phê chuẩn cuộc bầu cử của Joe Biden làm tổng thống tiếp theo. Lập
luận rằng một phần nghĩa vụ của tổng thống đương nhiệm là ngăn chặn việc chứng
nhận sự thua cuộc của chính mình và chiến thắng của đối thủ cạnh tranh là điều
thực sự buồn cười và đáng xấu hổ của ông ấy.
*
Lời kết:
Giáo sư Laurence Tribe mạnh mẽ chỉ trích cách làm việc của Tối
cao Pháp viện, điều mà ông ấy mô tả là “màn trình diễn đáng xấu hổ của tòa
án”.
Tại một thời điểm trong phiên điều trần hôm thứ Năm, Thẩm phán
theo chủ nghĩa tự do Ketanji Brown Jackson đã hỏi: “Tại sao đối với mục đích
của vụ án này, chúng ta chỉ cần một câu trả lời cho câu hỏi liệu tất cả các
hành vi chính thức có được miễn trừ hay không vẫn chưa đủ hay sao?”.
Laurence Tribe nói rằng: “Khá hay! Jackson đã đi thẳng
vào vấn đề. Tất cả những gì những thẩm phán trong Tối cao Pháp viện phải
làm là thực hiện công việc của họ bằng cả sự chính trực, công bằng và
lương tâm ngay thẳng của những người nắm giữ cán cân công lý. Công việc của họ
là quyết định vụ việc một cách dứt khoát, rõ ràng, nhanh chóng trước tất
cả người dân Mỹ, và dựa trên sự thật trước mắt chúng tôi, không có trường hợp
chính đáng nào để được miễn trừ. Không ai được phép đứng trên luật pháp.
Những người họ biết điều đó và những người dân Mỹ cũng biết điều đó. Họ không
thể bẻ cong công lý để làm khác đi chỉ vì phục vụ cho một người”.
Nếu Trump được TCPV này cho phép thoát khỏi sự trừng
phạt, nếu chúng ta lùi lại một bước, nền pháp quyền Mỹ sẽ không
còn. Trump biết điều này. Các thẩm phán của ông ta ở Tối cao Pháp viện
cũng biết điều này.
Trump và tòa án của ông ta hành động mà không bị trừng phạt vì
Trump và tòa án biết rằng sẽ không có ai ngăn cản họ. Họ không sai. Dân chủ
không chết trong bóng tối. Dân chủ chết khi người ta không đấu tranh vì nó.
Chúng ta sẽ không cho phép điều ngược đời kỳ lạ đó xảy ra tại Hiệp chúng quốc
Hoa Kỳ.
Một SCOTUS-Trump sẽ không thể phá vỡ Hiến pháp trên hai trăm năm
tuổi này.
Việt Linh
https://ca.news.yahoo.com/supreme-court-decide-president-away-100001662.html
https://www.theguardian.com/us-news/2024/apr/25/supreme-court-trump-immunity-claim
No comments:
Post a Comment