Tượng Lenin ở Nghệ
An, 'địa chỉ đỏ' hay nỗi ám ảnh?
BBC News Tiếng Việt
7
tháng 4 2024, 13:46 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ck5wknew64go
Một
bức tượng đồng Lenin sắp được dựng lên tại trung tâm thành phố Vinh (tỉnh Nghệ
An) đang trở thành chủ đề tranh luận trên mạng xã hội.
Bức
tượng nhà lãnh đạo vô sản, người sáng lập Liên bang Xô Viết Vladimir Illyich
Lenin (1870-1924) được tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) “trao tặng hoàn toàn”
theo quyết định của tỉnh này từ năm 2019, VTC News cho biết.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/b2d9/live/14de5660-f43a-11ee-a9f7-4d961743aa47.jpg
Tượng
Lenin ở Hà Nội đã đi vào một bài vè có tính châm biếm
Trước
đó, vào năm 2017, tỉnh Nghệ An đã cùng Ulyanovsk khánh thành tượng đài cố Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại Ulyanovsk.
Hai
tỉnh Ulyanovsk và Nghệ An đã kết nghĩa với nhau, theo tuyên bố chung.
Tượng
đồng nguyên khối Lenin, nặng 4,5 tấn, cao 3,6 m sẽ được khánh thành vào ngày
15-16/4 tới, nhân kỷ niệm ngày sinh của nhà lãnh đạo Xô Viết này (Lenin sinh
ngày 22/4/1870).
Năm
2020, ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, đã gọi tượng Lenin
"là địa chỉ đỏ tại thành phố Vinh".
·
Điểm sách: 'Lenin - nhà
độc tài' của tác giả gốc Hungary Victor Sebestyen
·
Cuộc phiêu lưu của pho
tượng Lenin từ Đông Âu sang Mỹ16 tháng 6 năm 2020
·
Nước Nga: Moscow phải gỡ
khẩu hiệu đòi dỡ tượng Lenin21 tháng 4 năm 2020
·
Tranh cãi về 'Di chúc
Lenin muốn loại Stalin'16 tháng 1 năm 2018
Tượng
Lenin ở Việt Nam
Tượng
các lãnh tụ cộng sản tiền bối như Lenin, hoặc các lãnh tụ sau này như Fidel
Castro, được dựng lên tại Việt Nam nhằm nhấn mạnh vai trò của chủ nghĩa cộng sản
và tình hữu nghị giữa các quốc gia chung ý thức hệ.
Các
bức đặt ở khu vực công cộng còn nhằm mục đích tạo nên ký ức cộng đồng về chủ
nghĩa mà các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương dẫn dắt toàn dân theo
đuổi.
Tuy
nhiên, khác với thời quá khứ, việc xây dựng tượng đài lãnh tụ ngày nay thường
gây ra những ý kiến trái chiều.
Ở
Hà Nội có Công viên Lê-nin và tượng Lê-nin, nơi người dân thường đến tập thể dục,
lớp thanh niên tới nhảy múa và thỉnh thoảng lãnh đạo tới đặt hoa trong vài dịp
lễ liên quan đến chính trị và lịch sử của chủ nghĩa cộng sản.
Việt
Nam đã hoàn thành tượng này vào năm 1985, sau đó vườn hoa Chi Lăng được đổi tên
thành Công viên Lê-nin hồi năm tháng 10/2003.
Tượng
đài Lênin bằng đồng tại đây cao 5,2 m, hướng mặt ra đường Điện Biên Phủ.
Cho
đến nay, chưa thấy có tin tức, hình ảnh các lãnh đạo Nga như Vladimir Putin hoặc
Dmitry Medvedev khi thăm Hà Nội đã đến thăm tượng đài Lenin. Nhưng về phía Việt
Nam, các lãnh đạo trung ương và Hà Nội hàng năm đều đến dâng hoa tại tượng đài
Lenin nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga, ngày sinh của Lenin (22/4), kèm
theo các câu khẩu hiệu sấm sét như: "Tinh thần Cách mạng tháng 10 bất diệt".
Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn gọi Lenin là “nhà lý luận chính trị kiệt xuất, vị lãnh tụ
lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới”.
Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh xuyên suốt trong những
năm qua về việc phải “kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận
dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội; kiên định đường lối đổi mới”.
Hồi
tháng 1/2014, một nhóm người tự nhận là học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam đã
tìm cách kéo
đổ tượng Lenin ở đây nhưng không thành.
Còn
trong dân chúng, không ít người nhìn những bức tượng này với cặp mắt hài hước.
Bức tượng Lenin tại Hà Nội đã đi vào một bài vè và được phổ biến rộng rãi trong
dân gian (Ông Lenin ở nước Nga/Sao ông lại đến vườn hoa nước mình?).
Nhân
dịp Nghệ An sắp dựng tượng Lenin, nhiều người đã nhắc lại bài vè này cũng như đặt
câu hỏi có nên dựng tượng hay không.
No comments:
Post a Comment