Tuesday, 3 October 2023

THƯƠNG HIỆU NƯỚC MẮM VN BỊ BẮT NẠT, BỊ XÂM HẠI, CÔNG NHẬN "DI SẢN VĂN HÓA" ĐỂ MANG NHỤC? (Mai Bá Kiếm)

 



Thương hiệu nước mắm Việt Nam bị bắt nạt, xâm hại, công nhận “di sản văn hoá” để mang nhục?

Mai Bá Kiếm

03/10/2023

https://baotiengdan.com/2023/10/03/thuong-hieu-nuoc-mam-viet-nam-bi-bat-nat-xam-hai-cong-nhan-di-san-van-hoa-de-mang-nhuc/

 

Hỗm rày, xem VTV và VOV.VN đề nghị “nước mắm là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam”, tôi tức ói máu, vì các báo mau quên “cuộc hiếp d*m tập thể” nước mắm truyền thống của 50 tờ báo cách đây 7 năm.

 

Ngày 12/10/2016, Thanh Niên “phát pháo lệnh hiếp d*m” bằng bài “Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”.

 

Ngày 17-10-2016, “chó hùa” Vinastas (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) “đâm sau lưng Hiệp hội nước mắm Phú Quốc” khi công bố kết quả khảo sát 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu, trong đó có 67 loại nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định.

 

Lẽ ra, những người tốt nghiệp THPT đều biết asen (thạch tín) sinh ra trong quá trình chuồm cá truyền thống là asen hữu cơ, không độc như asen vô cơ (như 3-MCPD hữu cơ sinh ra trong quy trình nấu nước tương truyền thống).

 

50 cơ quan báo chí đã đăng gần 560 tin, bài (170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật, từ Thanh Niên và VINASTAS; 390 tin, bài đăng kết quả công bố từ Bộ Y tế và các cơ quan chức năng).

 

Cuộc “hiếp d*m tập thể” của báo chí được các nghệ sĩ, diễn viên, người dân xem và vỗ tay! Danh sách 67 loại nước mắm vượt ngưỡng thạch tín được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội bởi các nghệ sĩ, diễn viên, người dùng. Trong 11 ngày (từ 12 đến 23-10-2016,) truyền thông xã hội có trên 44.000 bài viết, 95.000 lượt chia sẻ, 108.000 thảo luận, trên 63.000 bình luận.

 

Ngày 14/11/2016, Bộ 4T đã xử phạt 50 cơ quan báo chí.

 

Báo Thanh Niên có hợp đồng nhận hỗ trợ quảng cáo (Bộ 4T không dám nêu tên đại gia nước chấm… mút), chuẩn bị tuyến bài thông tin có chủ đích; tự lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và công bố kết quả không chính xác, tổ chức thông tin trên báo chí gồm 6 bài có nội dung thông tin sai sự thật đặc biệt nghiêm trọng, bị phạt 200 triệu đồng.

 

Tám tờ báo: Người tiêu dùng bị phạt 50 triệu đồng; Báo điện tử Hà Nội mới, Báo điện tử Đại đoàn kết, Báo điện tử Người đưa tin, Báo điện tử Dân Việt, Báo điện tử Dân sinh, Báo điện tử Infonet) bị phạt 45 triệu đồng/1 em; tạp chí điện tử Thực phẩm chức năng bị phạt 40 triệu đồng.

 

Cùng năm 2016, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại tình trạng ở Mỹ mọi người mua nước mắm thương hiệu Phú Quốc của Việt Nam nhưng lại do Thái Lan sản xuất và yêu cầu phải chuẩn hóa hàng Việt Nam đích thực trước khi xuất ngoại.

 

Chưa hết, từ năm 1982, Công ty Viet Huong Fish Sauce được cơ quan đăng ký nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc độc quyền tại Mỹ, rồi lần lượt tại EU, Trung Quốc và Australia.

 

Thương hiệu nước mắm truyền thống từng bị bắt nạt, xâm hại thể chất và tinh thần lên bờ xuống ruộng thì công nhận là di sản văn hóa phi vật thể để làm gì?

 

.

49 BÌNH LUẬN   






No comments:

Post a Comment

View My Stats