Thursday, 26 October 2023

ÔNG NGUYỄN HÒA BÌNH CÓ XỨNG ĐÁNG LÀ GIÁO SƯ? (RFA)

 



Ông Nguyễn Hòa Bình có xứng đáng là Giáo sư?

RFA
2023.10.25

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-mr-nguyen-hoa-binh-worthy-of-being-a-professor-10252023113132.html

 

Hội đồng Giáo sư Nhà nước mới đây vừa công bố danh sách các ứng viên được đề xuất đủ tiêu chuẩn xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023. Cụ thể theo báo chí nhà nước, có 648 ứng viên đến từ 28 ngành. Đáng chú ý, trong ngành Khoa học An ninh chỉ có 1 ứng viên đủ tiêu chuẩn xét công nhận chức danh Giáo sư là ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-mr-nguyen-hoa-binh-worthy-of-being-a-professor-10252023113132.html/@@images/840f547e-f229-4976-a333-77151471cdf3.jpeg

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo về công tác của các Toà án trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, vào ngày 12/1/2021.   (Courtesy quochoi.vn)

 

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn hôm 25/10/2023 nhận định với RFA:

 

“Việc ông Nguyễn Hòa Bình được phong giáo sư của ngành Khoa học An ninh… thì tiêu chuẩn giáo sư ai cũng biết, trước tiên anh phải đứng trên bục giảng. Mà cương vị hiện nay của ổng là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Ủy viên Bộ chính trị… thì không cho thấy ông Nguyễn Hòa Bình đáp ứng được yêu cầu này. Vì công việc như vậy làm sao có thời gian đứng trên bục giảng. Thứ hai với tư cách thầy giáo, thì rõ ràng phẩm chất của các thẩm phán và các vị trí khác trong tòa án của nhiều năm qua không đạt yêu cầu chuyên môn. Chính ông Nguyễn Hòa Bình cũng từng tuyên bố mời giáo viên về dạy lại tiếng Việt để ban hành bản án không sai chính tả, không khó hiểu, không mâu thuẫn…”

 

Rõ ràng với tư cách một Giáo sư của ngành Khoa học An ninh thì Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng ông Nguyễn Hòa Bình không đáp ứng được vai trò một người thầy, có thể nói là một người thầy đứng đầu ngành tòa án. Nói thẳng ra theo ông Già, ông Nguyễn Hòa Bình là một người thầy dạy dở, nếu ông ta có đủ thời gian để đứng lớp.

 

Trước đó vào ngày 12/1/2021, khi báo cáo về công tác của các Toà án trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình từng khẳng định “Trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự”. (!?)

 

Cụ thể ông Bình cho rằng: ‘Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội’.

Tuy nhiên trả lời RFA khi đó, một số luật sư cho rằng, nói là không có án oan là nói theo kiểu chủ quan của ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Đơn cử như trường hợp ông Nguyễn Văn Võ và vợ là bà Nguyễn Thị Thưởng ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, vào tháng 10 năm 2018 trong vụ tranh chấp đất đai bị đưa ra xét xử với cáo buộc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Sau đó bị tuyên mỗi người 24 tháng tù nhưng cho bà Thưởng được hưởng án treo.

 

Cả hai kháng cáo kêu oan đến ngày 21/9/2019, cơ quan Công an huyện đã ban hành các quyết định đình chỉ vụ án, lý do là đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội. Đến ngày 5/6/2020, TAND huyện Tuy Đức đã tổ chức xin lỗi, cải chính minh oan công khai đối với ông Nguyễn Văn Võ và bà Nguyễn Thị Thưởng theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

 

Ngoài ra một số luật sư còn cho rằng, còn rất nhiều vụ án oan khác trên báo chí hoặc không trên báo chí.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-mr-nguyen-hoa-binh-worthy-of-being-a-professor-10252023113132.html/3944b1eb-d0fd-45eb-af63-ca0a2330bb38.jpeg/@@images/6dca0951-49cf-46e9-a088-556825a275c7.jpeg  

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP PHOTO.

 

Theo Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, việc phong học hàm Giáo sư, Phó giáo sư của Việt Nam, không riêng của ngành nào, không có giá trị quốc tế. Ông Già nêu dẫn chứng:

 

“Bởi hầu hết Giáo sư, Phó giáo sư của Việt Nam không được các trường quốc tế mời thỉnh giảng với tư cách một người giáo sư giỏi chuyên môn, người ta ngưỡng mộ phải mời. Ông Nguyễn Hòa Bình cũng không có được việc này. Cái thứ ba, cách phong học hàm Giáo sư Việt Nam, kể cả Phó giáo sư chỉ là một loại huy chương chiến công trong ngành giáo dục, chứ không phải là một chứng nhận vinh danh về chuyên môn, về tư cách của một người thầy… Đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài để được mời tới những cuộc nói chuyện này, hội nghị kia… mang tính chất hư danh thôi.”

 

Tóm lại việc phong Giáo sư tại Việt Nam hàng chục năm qua, đặc biệt vừa rồi chỉ có một mình ông Nguyễn Hòa Bình được phong Giáo sư của ngành Khoa học An ninh… với bối cảnh an ninh tại Việt Nam hiện nay rất bất an thì Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già cho rằng không thuyết phục:

 

“An ninh Việt Nam hai năm qua rất bất an, cướp trộm tùm lum hết. An ninh Việt Nam không đạt được, thì tôi không biết họ căn cứ vào cái gì để phong cho ông Nguyễn Hòa Bình là Giáo sư của ngành Khoa học An ninh. Nói tóm lại tôi thấy không thuyết phục gì cả.”

 

Trở lại việc xét phong hàm giáo sư tại Việt Nam, báo Tuổi trẻ online ngày 22/10/2023 có bài ‘Xét công nhận Giáo sư, Phó giáo sư: Điểm mờ bỏ phiếu kín’cho rằng, năm nào xét chức danh Giáo sư, Phó giáo sư cũng có điều tiếng, bất bình.

 

Cụ thể theo bài báo này, có nhiều điều bất ổn từ quan điểm chung đến tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình… Như việc xét duyệt phong hàm đúng ra nên diễn ra công khai, thảo luận có mặt cả ứng viên, nếu ứng viên đủ tiêu chuẩn thì được nhận quyết định công nhận của cấp có thẩm quyền… Nhưng ‘điểm mờ’ theo bài báo ở chỗ có đủ tiêu chuẩn nhưng ứng viên có qua hay không hoàn toàn phụ thuộc vào xét kín và bỏ phiếu kín, ứng viên phải được sự nhất trí của 2/3 thành viên hội đồng mới đạt.

 

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, nguyên chủ nhiệm Khoa Xây Dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội khi trả lời RFA hôm 25/10/2023, cho biết:

 

“Thật ra tôi cũng đã từng tham gia một hội đồng như vậy, theo tôi người ta muốn khách quan nên người ta bỏ phiếu kín. Tôi thấy chuyện này cũng khó nói, bởi vì mỗi người có một lý luận riêng, nhưng tôi muốn tất cả phải thảo luận rõ ràng, tiêu chuẩn cho rõ ràng… chứ bỏ phiếu kín có vẻ như là nói về tín nhiệm, thì tôi thấy không hay lắm. Nhưng nếu người ta đã thông qua rồi, thì vấn đề là cách xét, cách thảo luận trước lúc bỏ phiếu, người ta có thảo luận gì không, có trao đổi gì không, có để cho người ta nói hết không?

 

Chứ còn nếu bỏ phiếu kín chỉ là hình thức thì không hay. Tôi đã từng tham gia một hội đồng xét giáo sư như vậy, hồi ấy chúng tôi không bỏ phiếu kín, mà thảo luận công khai… Sau này thì không biết người ta làm thế nào?”

 

Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho biết, phê bình thì ông không dám… nhưng quan điểm cá nhân của ông là không đồng ý.

 

--------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

 

Tiến sĩ "dỏm": Lỗi do ai?

 

Liêm chính khoa học trong việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư tại Việt Nam khi nào sẽ có?

 

Hàng loạt tiến sĩ, thạc sĩ ‘giấy” ra lò, vì đâu nên nỗi?

 

Mua bán luận văn, đề tài: vì bệnh thành tích mà ra!

 

Lại có tố cáo ứng viên phó giáo sư, giáo sư, tiến sĩ không đủ điều kiện

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats