Hứa Gia Ấn: Sự nghiệp
thăng trầm của nhà sáng lập tập đoàn Evergrande
Mariko
Oi
Phóng
viên kinh doanh, BBC News
1
tháng 10 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crg16dpz6qyo
Hứa
Gia Ấn, sáng lập viên và chủ tịch tập đoàn bất động sản khổng lồ Evergrande của
Trung Quốc, từng là người giàu nhất châu Á.
https://ichef.bbci.co.uk/news/602/cpsprodpb/2314/live/3990fc70-5fb0-11ee-8feb-1f7179b2c49b.jpg
Ông
Hứa Gia Ân là người sáng lập tập đoàn bất động sản Evergrande
Người
đàn ông 64 tuổi phất lên từ gia cảnh khiêm tốn để trở thành người dẫn dắt đế
chế kinh doanh khổng lồ. Tài sản của ông được ước tính là 42,5 tỷ USD khi ông
đứng đầu danh sách người giàu nhất châu Á của tạp chí Forbes hồi 2017. Giờ đây,
ông bị điều tra vì nghi vấn đã “phạm pháp hình sự” trong khi tập đoàn của ông
phải gánh khoản nợ chừng 300 tỷ USD.
Hứa
Gia Ân là ai?
Sinh
năm 1958 trong một gia đình nông thôn nghèo, tuổi thơ của ông bị tác động bởi
cuộc Đại Nhảy Vọt – chương trình nhằm công nghiệp hóa nhanh chóng nền kinh tế
vốn phụ thuộc vào nông nghiệp của ông Mao Trạch Đông khiến hàng triệu người
chết đói.
Ông
Hứa được bà nuôi nấng ở một ngôi làng thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, sau khi mẹ
ông qua đời vì nhiễm trùng máu khi ông mới tám tháng tuổi.
Sau
khi tốt nghiệp đại học năm 1982, ông làm kỹ thuật viên trong ngành sắt chừng 10
năm rồi trở thành một người bán hàng cho một công ty bất động sản ở Quảng Châu,
phía nam Trung Quốc. Đó là nơi ông thành lập Evergrande năm 1996.
Tập
đoàn phát triển nhanh chóng khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhờ các
khoản vay lớn.
https://ichef.bbci.co.uk/news/602/cpsprodpb/4a6c/live/b7b57770-5fb0-11ee-a259-d91a2bfc0d8f.jpg
Ông
Hưa tại một thượng đỉnh doanh nghiệp năm 2019 ở Quảng Châu
"Ông
ấy là một ví dụ cho thấy ai cũng có thể trở nên giàu có nếu đủ thông minh và
làm việc đủ chăm chỉ,” Alicia Garcia Herrero, kinh tế gia trưởng phụ trách khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương của Ngân hàng Đầu tư Pháp Natixis.
Ông
Hứa, người đã là đảng viên hơn ba chục năm, được bầu làm thành viên Nhóm Cố vấn
Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Nhóm tinh túy này gồm các quan chức chính phủ và
lãnh đạo doanh nghiệp và là cơ quan cố vấn hàng đầu của Trung Quốc.
Một
bức ảnh chụp ông tại đại hội đảng đeo một chiếc thắt lưng vàng của hãng thời
trang xa xỉ Hermès trở nên viral trên mạng xã hội hồi 2012, mang lại cho ông
biệt hiệu “ông anh thắt lưng”.
Tăng
trưởng ấn tượng
Nhờ
phát triển nhanh chóng, tập đoàn Evergrande đã thu hút được 9 tỷ USD hồi 2009
khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong.
Sự
tăng trưởng này sau đó được đẩy nhanh bằng cách làm “dùng đòn bảy tối đa” của
ông Hứa, theo Jackson Chan từ trang nghiên cứu thị trường tài chính Bondsupermart.
"Evergrande
phát triển nhanh nhưng còn nhanh hơn sau khi ông Hứa kết bạn với một nhóm các
tài phiệt bất động sản giàu có nhất ở Hong Kong và tập đoàn được niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong,” ông Chan nói.
"Ông
nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ những người bạn này vì họ mua cổ phiếu và trái
phiếu để giúp công ty tăng trưởng.”
Mô
hình kinh doanh của Evergrande là vay các khoản tiền rất lớn sau đó bán ráo
riết các căn hộ còn chưa xây. Đơn vị bất động sản của tập đoàn có hơn 1300 dự
án tại hơn 280 thành phố của Trung Quốc, theo trang web của họ.
Đế
chế kinh doanh của ông Hứa phát triển không dừng lại ở bất động sản mà còn lấn
sang cả quản lý tài sản (wealth management), sản xuất xe điện và chế biết thực
phẩm và đồ uống.
Họ
cũng có cổ phần lớn trong đội bóng từng đứng đầu Trung Quốc, Quảng Châu FC.
Xuống
dốc
Năm
2020, Bắc Kinh đưa ra luật mới để kiểm soát khoản tiền mà các công ty bất động
sản lớn vay mượn.
Các
biện pháp mới này khiến Evergrande phải bán bất động sản với giá giảm rất nhiều
nhằm giữ doanh nghiệp khỏi phải đóng cửa. Nhưng giờ đây họ chật vật trả nợ.
Khủng
hoảng này khiến định giá thị trường của tập đoàn giảm tới 99% và tài sản của
ông Hứa tụt xuống chỉ còn 3,2 tỷ USD.
https://ichef.bbci.co.uk/news/602/cpsprodpb/f8a2/live/6f4dcfb0-5faf-11ee-8feb-1f7179b2c49b.jpg
Nổi
tiếng với lối sống xa hoa, ông Hứa Gia Ấn được cho là chủ sở hữu du thuyền này
Evergrande
ngưng kinh doanh cổ phiếu ở Hong Kong khi ông Hứa trở thành tỷ phú mới nhất bị
chính quyền điều tra.
Một
số chuyên gia thấy có mối liên hệ giữa giới tinh hoa giàu có Trung Quốc bị điều
tra và chính sách Thịnh vượng Chung của Chủ tịch Tập Cận Bình, một chính sách
nhằm làm giảm bất bình đẳng trong thu nhập.
Ông
Hứa là “biểu tượng của sự giàu có tột cùng nhất là với lối sống xa hoa của ông
ta, bay khắp thế giới bằng phi cơ riêng,” Dexter Roberts, Giám đốc các vấn đề
TQ tại Trung tâm Manfield, Đại học Montana, nói với BBC.
"Ông
Tập đã làm rõ rằng sự giàu có tột cùng, nhất là khi được thể hiện công khai như
ông Hứa, không tốt cho nền kinh tế và xã hội TQ,” ông Roberts bình luận, nói
thêm rằng ông Hứa được “coi là một mục tiêu tất nhiên”.
Mặc
dù chưa có thông cáo chính thức nào về vụ điều tra ông Hứa, một bài tham luận
trên tờ Hoàn cầu Thời báo chỉ ra rằng lợi ích của những công dân bình thường
được đặt lên trên.
“Giảm
thiểu tổn thất bằng mọi giá cho người mua nhà phải là mối quan tâm lớn nhất khi
xử lỷ cuộc khủng hoảng Evergrande,” Hồ Tích Tiến, cựu tổng biên tập tờ Hoàn cầu
Thời báo viết.
No comments:
Post a Comment