Wednesday, 11 October 2023

HAMAS, NHỮNG ĐIỀU CHƯA KỂ (Mỹ Anh / Saigon Nhỏ)

 



Hamas, những điều chưa kể

Mỹ Anh  -  Saigon Nhỏ

11 tháng 10, 2023

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/hamas-nhung-dieu-chua-ke/

 

Không tin bất kỳ cuộc thương lượng nào với phương Tây trung gian, kể cả Hiệp ước Oslo, Hamas (viết tắt từ Harakat al-Muqawama al-Islamiyya, có nghĩa Phong trào kháng chiến Hồi giáo) thành lập cuối năm 1987.

 

Suốt nhiều năm nay, Hamas luôn bất đồng với Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) trước đây và Nhà nước Palestine hiện tại trong chính sách đối phó Israel. Trong khi Palestine chủ trương đàm phán và tránh bạo lực thì Hamas theo tôn chỉ “máu trả bằng máu”, bằng hình thức khủng bố, đặc biệt đánh bom liều chết.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-1232873450.jpg

Một cuộc pháo kích vào Israel từ Gaza của Hamas năm 2021 (ảnh: Fatima Shbair/Getty Images)

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-886277192.jpg

Lực lượng vũ trang al-Qassam Brigades của Hamas (Ali Jadallah/Anadolu Agency/Getty Images)

 

 

Hỡi Abdulla, có một tên Do Thái đằng sau tôi, hãy đến và giết hắn!

 

Thủ lĩnh tinh thần của Hamas, Ahmed Yassin từng nói: “Tôi có sức mạnh của một người sẵn sàng chiến đấu và chết cho tự do mảnh đất mình, không cần máy bay, xe tăng và bom nguyên tử. Làm sao Israel có thể chống lại những người hy sinh như những kẻ tử vì đạo”. Và tổ chức khủng bố Hamas đã tiến hành liên tiếp các cuộc đánh bom cảm tử suốt thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt Hamas vào danh sách khủng bố vào năm 1997. Liên minh Châu Âu và các nước phương Tây khác cũng coi Hamas là một tổ chức khủng bố. Ahmed Yassin bị Israel giết chết vào năm 2004.

 

Hamas đã kiểm soát Gaza kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp của Palestine vào năm 2006 – lần cuối cùng cuộc bầu cử được tổ chức ở Gaza. Cuộc bầu cử diễn ra một năm sau khi Israel rút binh lính và người định cư khỏi Gaza. Năm 2007, Hamas lật đổ đảng chính trị đối thủ Fatah khỏi Gaza trong một cuộc xung đột quân sự.

 

Hamas hoạt động chủ yếu ở Gaza nhưng cũng hiện diện ở Bờ Tây. Năm 2014, Hamas đã bắt cóc và giết chết ba thiếu niên Israel ở Bờ Tây. Vụ việc dẫn đến các cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ cùng khoảng 350 vụ bắt giữ. Hamas đáp trả bằng cách bắn loạt tên lửa vào Israel từ Gaza, gây ra cuộc xung đột kéo dài bảy tuần và khiến hơn 2,000 người Palestine thiệt mạng – chưa kể 67 binh sĩ Israel, năm thường dân Israel và một công dân Thái Lan.

 

Năm 2021, sau nhiều tuần đối đầu ở Jerusalem giữa người Israel và người Palestine về quyền tiếp cận một số địa điểm tôn giáo, Hamas và lực lượng Thánh chiến Hồi giáo bắn loạt tên lửa vào Israel, giết chết 14 thường dân và một binh sĩ. Các cuộc phản công của Israel đã giết chết hơn 250 người ở Gaza trước khi Ai Cập đứng ra trung gian hòa giải một lệnh ngừng bắn.

 

Mục tiêu dài hạn của Hamas là gì? Đầu tiên, “điều mà mọi đảng phái chính trị đều mong muốn là uy thế và quyền lực tối cao,” nhà sử học Arash Azizi nhận định. Hơn nữa, Hamas không chỉ muốn quyền hành chính trị ở Palestine mà còn muốn đóng vai trò quan trọng như là “tay chơi có số má” trong khu vực.

 

Họ nằm trong một liên minh không chính thức gồm các nhóm được Cộng hòa Hồi giáo Iran hỗ trợ, trong đó có người Houthis ở Yemen, Hezbollah ở Lebanon và một số tổ chức vũ trang ở Iraq và Syria. Nhóm này có chung một mục tiêu chính: “Tiêu diệt Israel”. Ngoài ra, bất chấp thực tế rằng người Palestine “nằm trong số những xã hội thế tục rõ rệt nhất trong thế giới Ả Rập”, Hamas – một đảng Hồi giáo dòng Sunni – cũng muốn thiết lập “một xã hội Hồi giáo” ở Palestine.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-50383525.jpg

Ahmed Yassin, người sáng lập Hamas (ảnh: Robert Nickelsberg/Getty Images)

 

Hiến chương Hamas năm 1988 đã công khai đặt ra một sứ mệnh bài Do Thái. Hiến chương nêu rõ:

 

“Phong trào Kháng chiến Hồi giáo mong muốn thực hiện lời hứa của Allah, bất kể việc đó mất bao lâu. Nhà tiên tri, Allah phù hộ cho Người và ban cho Người sự cứu rỗi, đã nói: ‘Ngày Phán xét sẽ không đến cho đến khi nào người Hồi giáo chiến đấu với người Do Thái (giết người Do Thái), khi người Do Thái sẽ trốn sau những tảng đá và những ngọn cây. Đá và cây sẽ nói, Hỡi người Hồi giáo, Hỡi Abdulla, có một tên Do Thái đằng sau tôi, hãy đến và giết hắn.”

 

Cần nhấn mạnh, mục tiêu của Hamas và mục tiêu của người dân Gaza không giống nhau. Nói cách khác, những gì Hamas muốn không phải là thể hiện tiếng nói hay nguyện vọng của người Gaza nói riêng và người Palestine nói chung. Người dân Gaza sống dưới sự phong tỏa của Israel, được Ai Cập hậu thuẫn, bị hạn chế nghiêm ngặt việc di chuyển hàng hóa và người dân ra vào khu vực; và cùng lúc họ cũng bị Hamas đàn áp và bắt giữ tùy tiện – như ghi nhận của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Những năm gần đây, người dân Gaza ngày càng bất bình các chính sách của Hamas.

 

                                                      ____________

 

Trường hợp anh em ruột Omar Saada và Ishaq Saada (cả hai bị giết bởi đạn bắn từ trực thăng Israel vào ngày 17 Tháng Bảy 2001 tại nhà họ ở Bethlehem) cho thấy sự hiện diện đầy yếu tố bi kịch của Hamas trên bức tranh chính trị Palestine như thế nào. Trong khi Omar Saada 45 tuổi theo Hamas thì Ishaq Saada 51 tuổi là nhà đấu tranh hòa bình. Dù theo quan điểm nào thì hai anh em cũng bị chết bởi chính cái cội nguồn xung đột gay gắt trong lập trường mà mỗi người đứng một bên.

                                                       ____________

 

 

Ai tài trợ cho Hamas?

 

Theo The Times of Israel, một cuộc thăm dò năm 2022 cho thấy 53% người dân Gaza ít nhất đồng ý phần nào rằng Hamas nên ngừng kêu gọi tiêu diệt Israel; một cuộc thăm dò ý kiến công chúng Palestine năm 2022 cho thấy 71% người Palestine tin rằng có tham nhũng trong các thể chế chính trị của Hamas.

 

“Chúng tôi không biết” bao nhiêu dân số Gaza mà Hamas đại diện, Thanassis Cambanis, một thành viên cấp cao của Century Foundation, nói, bởi vì “không có cuộc bầu cử nào ở đó trong nhiều thập niên. Họ không phải là một phong trào thống nhất quốc gia.” Khi Gaza tổ chức cuộc bầu cử cuối cùng vào năm 2006, chỉ có 44% người Palestine bỏ phiếu cho Hamas. Cuộc thăm dò ý kiến công chúng Palestine năm 2022 cho thấy 54% người dân Gaza tin rằng họ không thể chỉ trích bộ máy chính quyền Hamas mà không bị đàn áp.

 

Sau khi thủ lĩnh Ahmed Yassin bị Israel giết chết vào năm 2004, Khaled Mashaal, một thành viên Hamas lưu vong sống sót sau vụ ám sát trước đó của Israel, trở thành kẻ kế nhiệm. Yehiya Sinwar, ở Gaza và Ismail Haniyeh, sống lưu vong, là những lãnh đạo hiện tại của Hamas. Và chỉ huy cánh vũ trang của Hamas hiện là Mohammed Deif. Hamas thật sự là thế lực chính trị lớn nhất đang kiểm soát Gaza lẫn Palestine. Mahmoud Abbas 87 tuổi – chủ tịch Nhà nước Palestine – gần như chỉ là gương mặt bù nhìn.

 

Hamas’s Governing Structure

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/hamas_infographic-1200x1190-1.png

 

 

Hiện thời, Iran là một trong những nguồn tài trợ lớn nhất cho Hamas, cung cấp tiền lẫn vũ khí. Dù Iran và Hamas có lúc bất hòa một thời gian ngắn quanh chuyện ủng hộ hay không các phe đối lập trong cuộc nội chiến Syria, nhưng Iran vẫn cung cấp khoảng $100 triệu hàng năm cho Hamas.

 

Năm 2019, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết cánh quân sự của tổ chức khủng bố Hamas, được gọi là Lữ đoàn Al-Qassam, đã nhận được hơn $200 triệu từ Lữ đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran trong bốn năm trước đó. Vốn không “khoái” Israel, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ủng hộ mạnh Hamas, đặc biệt sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan lên nắm quyền vào năm 2002. Mặc dù Ankara khẳng định họ chỉ hỗ trợ Hamas về mặt chính trị nhưng nước này vẫn bị cáo buộc tài trợ cho hoạt động khủng bố của Hamas.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/GettyImages-462371622.jpg

Ismail Haniyeh, một trong những thủ lĩnh của Hamas (ảnh: Ashraf Amra/Anadolu Agency/Getty Images)

 

Lữ đoàn Al-Qassam của Hamas còn nhận được tài trợ từ làn sóng quyên góp tiền điện tử, đặc biệt sau cuộc xung đột năm 2021 với Israel. Trong một năm trước cuộc tấn công ngày 7 Tháng Mười 2023, ba nhóm chiến binh – Hamas, Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) và lực lượng Hezbollah của Lebanon – đã nhận được nhiều khoản tài trợ lớn dưới dạng tiền điện tử.

 

Phân tích của nhà nghiên cứu tiền điện tử hàng đầu Elliptic cho thấy, các ví tiền kỹ thuật số mà PIJ nhận được lên tới $93 triệu (tiền điện tử) trong khoảng từ Tháng Tám 2021 đến Tháng Sáu 2023. Theo nghiên cứu của một công ty phần mềm và phân tích tiền điện tử khác, BitOK có trụ sở tại Tel Aviv, các ví tiền điện tử được kết nối với Hamas đã nhận được khoảng $41 triệu trong thời gian tương tự.

 

Một số quốc gia cũng viện trợ dân sự cho Hamas. Qatar đã cung cấp hàng trăm triệu đôla cho Hamas lẫn Chính quyền Palestine ở Bờ Tây, tài trợ cho việc tái thiết và chi tiêu của chính phủ sau các cuộc oanh tạc của Israel.

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats