Sunday 13 November 2022

ĐỨC - VIỆT NAM CAM KẾT TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC PHÒNG, CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG, LAO ĐỘNG và ĐÀO TẠO NGHỀ (RFA)

 



NỘI DUNG :

 

Đức - Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng, chuyển đổi năng lượng, lao động và đào tạo nghề

RFA

.

Thủ tướng Đức Scholz thăm Việt Nam khi các doanh nghiệp tìm nơi chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc

Reuters

.

Đức muốn Việt Nam có 'lập trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine

BBC News Tiếng Việt

 

===================================================

.

.

Đức - Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng, chuyển đổi năng lượng, lao động và đào tạo nghề

RFA

2022.11.13

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/germany-s-scholz-visits-vietnam-as-manufacturers-eye-shift-from-china-11132022085749.html

 

Đức và Việt Nam vừa ký kết ba văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, chuyển đổi năng lượng, lao động và đào tạo nghề. Việc ký kết diễn ra nhân chuyến thăm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Việt Nam từ ngày 13 đến 14/11 theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/germany-s-scholz-visits-vietnam-as-manufacturers-eye-shift-from-china-11132022085749.html/@@images/3ef6a99c-1f00-48e1-851b-22e260fff833.jpeg

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đức Olaf Scholz bắt tay trước hội đàm ở Hà Nội hôm 13/11/2022

 

Thủ tướng Olaf Scholz và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi hội đàm vào ngày 13/11 và tổ chức họp báo sau đó.

 

Truyền thông Nhà nước trích lời Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại họp báo, đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và Đức tiếp tục phát triển tích cực những năm qua và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở Đông Nam Á.

 

Tại cuộc gặp, Việt Nam đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU để tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ kinh tế, đồng thời đề nghị Đức thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

 

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn Đức tiếp tục duy trì ODA và vốn vay ưu đãi, hỗ trợ Việt Nam trong phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đào tạo nghề, năng lượng tái tạo và y tế.

 

Theo Reuters, chuyến thăm của Thủ tướng Đức cho thấy vai trò đang lên của Việt Nam đối với Đức trong dây chuyền cung ứng toàn cầu vào khi các doanh nghiệp Đức đang xem xét việc đa dạng hoá hoạt động sản xuất và mở rộng sự hiện diện của họ ra bên ngoài Trung Quốc, nước hiện đang thực hiện chính sách Không COVID.

 

Đức và Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2011. 

 

Theo truyền thông Nhà nước, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở Đông Nam Á và lớn thứ sáu ở châu Á. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương bảy tháng đầu năm đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2021.

 

Đức là nhà đầu tư lớn thứ 18 trên 141 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn FDI đăng ký đạt 2,34 tỷ USD tính đến tháng 10. Đức đã cung cấp ODA hơn 2 tỷ USD cho Việt Nam. Trong giai đoạn Covid-19 diễn biến phức tạp, Đức viện trợ cho Việt Nam hơn 10 triệu liều vắc-xin. Hiện có hơn 7.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Đức.

 

Quan hệ hai nước, tuy vậy, cũng đã gặp những khó khăn vào năm 2017 khi Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh - một cựu quan chức ngành dầu khí Việt Nam bị buộc tội tham nhũng - ngay tại Berlin. Vào lúc đó, ông Trịnh Xuân Thanh đang chờ xin quy chế tị nạn tại Đức.

 

Sau vụ bắt cóc này, Đức đã quyết định đóng băng mối quan hệ chiến lược với Việt Nam và yêu cầu Hà Nội phải trao trả ông Trịnh Xuân Thanh về Đức để làm đúng thủ tục pháp lý cần thiết.

 

Hà Nội khẳng định ông Trịnh Xuân Thanh đã tự về nước đầu thú và cho chiếu hình ảnh ông Thanh đầu thú trên truyền hình nhà nước để minh chứng cho điều này.

 

Quan hệ hai nước được nối lại bình thường vào cuối năm 2018.

 

Tuy nhiên, các toà án Đức vẫn tiếp tục xét xử các nghi can liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Mới đây nhất là phiên toà xét xử ông Lê Anh Tú tại Toà Thượng thẩm Berlin bắt đầu hôm 2/11 vừa qua. Người này bị cho là mật vụ của Việt Nam và đã hỗ trợ và tiếp tay trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

 

 

================================================

.

.

Thủ tướng Đức Scholz thăm Việt Nam khi các doanh nghiệp tìm nơi chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc

Reuters

14/11/2022

https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-duc-scholz-duc-tham-viet-nam-khi-cac-doanh-nghiep-tim-noi-chuyen-san-xuat-ra-khoi-trung-quoc/6832506.html

 

Thủ tướng Đức Olaf Scholz thảo luận về năng lượng và thương mại với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong chuyến thăm Hà Nội hôm Chủ nhật 13/11. Đấy là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một nhà lãnh đạo Đức trong hơn một thập kỷ.

 

https://gdb.voanews.com/03220000-0aff-0242-f20c-08dac57cb421_w1023_r1_s.jpg

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự cuộc họp báo chung tại Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2022.

 

Việc Thủ tướng Scholz dừng chân tại Việt Nam trên đường tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 ở Indonesia nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi nhiều công ty Đức cân nhắc việc đa dạng hóa hoạt động sản xuất bằng cách mở rộng sự hiện diện ra ngoài Trung Quốc, vốn là trung tâm sản xuất chính của họ ở châu Á.

 

Tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Chính, ông Scholz cho biết Berlin muốn có quan hệ thương mại sâu sắc hơn với Việt Nam và sẽ hỗ trợ đất nước chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn, bao gồm cả việc mở rộng hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Hà Nội.

 

Chuyến thăm Hà Nội tiếp sau chuyến thăm của Thủ tướng Scholz đến Trung Quốc vào tuần trước -- chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo phương Tây trong ba năm kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Ông Scholz tiếp đến sẽ thăm Singapore trước khi đến dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Indonesia vào ngày 15-16 / 11.

 

Việt Nam và Singapore là hai quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Do đó, hai nước này là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khu vực.

 

Theo công ty luật Dezan Shira, Đức là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong số các nước EU sau Hà Lan, với giá trị trao đổi trị giá 7,8 tỷ USD vào năm ngoái – so ra ít hơn nhiều so với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Theo Phòng Thương mại Đức tại Việt Nam, có khoảng 500 công ty Đức đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có khoảng 80 công ty có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Trong số đó có công ty kỹ thuật khổng lồ Bosch, công ty năng lượng Messer và một số công ty nhỏ hơn trong chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu.

(Theo Reuters)

.

===========================================

.

Đức muốn Việt Nam có 'lập trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine

BBC News Tiếng Việt

13-11-2022

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-63615665

 

Thủ tướng Đức vào ngày 13/11 đã tới Việt Nam trong phần đầu của chuyến công du bốn ngày ở châu Á.

 

Tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại là ưu tiên nằm cao trong cuộc hội đàm song phương giữa Thủ tướng Olaf Scholz và Thủ tướng Phạm Minh Chính.

 

Truyền thông Việt Nam cho biết tại cuộc hội đàm với người tương nhiệm phía Đức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Quốc hội Đức sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

 

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine cũng là chủ đề được nêu trong nghị trình.

 

Sau cuộc gặp với Thủ tướng Chính, Thủ tướng Scholz đã hối thúc phía Việt Nam có "lập trường rõ ràng" đối với Nga liên quan tới cuộc xâm lược Ukraine của Moscow.

 

Ông Scholz nói rằng "Vấn đề đặt ra là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga là vi phạm luật pháp quốc tế với tiền lệ nguy hiểm.

 

"Các nước nhỏ không thể an toàn trước hành vi của các nước láng giềng lớn hơn, mạnh hơn."

 

Vào tháng trước Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong việc lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine.

 

Việt Nam vào ngày 1/3/2022 bỏ phiếu trắng với nghị quyết của Đại hội đồng LHQ lên án cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và cũng có lá phiếu tương tự vào ngày 24/3 đối với một nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường tại đây.

 

Một người Việt bị cáo buộc làm gián điệp vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' tại Đức

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1356C/production/_127621297_3.jpg.webp

Thủ tướng Đức Olaf Scholz: "Các nước nhỏ không thể an toàn trước hành vi của các nước láng giềng lớn hơn, mạnh hơn."

 

Tại cuộc họp báo chung với ông Chính, ông Scholz cho biết Đức muốn quan hệ thương mại sâu sắc hơn với Việt Nam và nói rằng Đức sẽ hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn, bao gồm cả việc mở rộng hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Hà Nội.

 

Chuyến đi của ông Scholz tới Việt Nam được xem là hy vọng của Berlin nhằm củng cố quan hệ kinh doanh và ngoại giao để cân bằng lợi ích của Đức ở châu Á nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

 

Việt Nam và Singapore là những quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Do đó, họ là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khu vực.

 

Đức là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong số các nước EU sau Hà Lan, với giá trị thương mại hai chiều trị giá 7,8 tỷ USD vào năm ngoái, theo công ty luật Dezan Shira.

 

Tuy nhiên, thương mại song phương Đức Việt ít hơn nhiều so với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Theo Phòng Thương mại Đức tại Việt Nam, hiện có khoảng 500 công ty Đức đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có khoảng 80 công ty có nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

 

Trong số đó có công ty cơ khí khổng lồ Bosch, công ty năng lượng Messer và một số công ty nhỏ hơn tham gia vào chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu.

 

Ông Marko Walde, Chủ tịch Phòng Thương mại Đức tại Việt Nam, được Reuters dẫn lời nói rằng hơn 90% công ty Đức tại Trung Quốc đang có kế hoạch chuyển dịch sang Đông Nam Á.

Ông cũng nói rằng Việt Nam và Thái Lan là những địa điểm được đánh giá khả quan trong khu vực.

 

Hiện có khoảng 5000 công ty của Đức kinh doanh tại Trung Quốc, gấp 10 lần số lượng so với Việt Nam.

 

Vào chiều tối 13/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cùng chủ trì Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp Việt - Đức.

 

Truyền thông Việt Nam đưa tin Đức là nhà đầu tư lớn thứ 18 trên 141 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn FDI đăng ký đạt 2,34 tỷ USD tính đến tháng 10.

 

Đức đã cung cấp ODA hơn 2 tỷ USD cho Việt Nam. Trong giai đoạn Covid-19 diễn biến phức tạp, Đức viện trợ cho Việt Nam hơn 10 triệu liều vaccine. Hiện có hơn 7.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Đức.

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats