Quan
hệ Việt – Mỹ sẽ về đâu sau chuyến công du Đông Nam Á của TT Biden?
Phân tích của Ngọc Vân
2022.11.10
Trong
các chuyến công du của Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris từ
12 đến 19/11/2022 tại Đông Nam Á, không có hoạt động nào sẽ diễn ra ở Việt Nam
như mong muốn của Hà Nội. Điều gì đã dẫn đến tình trạng này và tương lai quan hệ
Việt – Mỹ rồi sẽ “trôi” về đâu?
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự Thượng đỉnh ASEAN trực
tuyến từ Nhà trắng hôm 26/10/2021.
Reuters
Tổng thống Mỹ có mặt ở Campuchia từ thứ bảy đến chủ nhật tới (12 – 13/11)
để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh thường niên Hoa Kỳ – ASEAN và Thượng đỉnh Đông
Á, nơi ông sẽ tập trung bàn về các vấn đề khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
và khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển
Đông. Từ chủ nhật (13/11) tới thứ tư tuần sau (16/11), ông Biden sẽ thăm
Indonesia để dự Cuộc gặp Thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20. Tại cuộc họp
này, Tổng thống Biden sẽ lên tiếng bảo vệ Ukraine và lên án Nga xâm lược. Muộn
hơn một chút, từ 18 đến 19/11 bà Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tới Bangkok của
Thái Lan để dự cuộc họp với các lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương (APEC). Sau đó bà Harris cũng sẽ bay tới Manila (Philippines) để gặp
các lãnh đạo chính phủ và đại diện các tổ chức xã hội.
Hiệu ứng của “đòn củi chỏ”…
Vậy là giữa hàng loạt các tiếp xúc ngoại giao tấp nập của Mỹ với các đồng
minh và các đối tác của Mỹ ở Đông Nam Á như trên, một chuyến thăm chóng vánh tại
Hà Nội từng được cả hai phía, cả Mỹ lẫn Việt Nam, lobby từ đầu năm nay, sẽ thật
sự không xảy ra (1). Việc đình hoãn, thậm chí là bãi bỏ chuyến thăm của một
Nguyên thủ quốc gia, trong trường hợp ở đây là của Tổng thống Mỹ Biden đến Việt
Nam, một đối tác mới nổi trong cộng đồng Indo-Pacific của “Bộ Tứ”, là câu chuyện
không bình thường chút nào. Thậm chí có thể nói không quá, đấy là một thất bại
lớn đối với nền ngoại giao “cây tre” của Việt Nam. Đối với những người ngoài cuộc
có thể tự an ủi, Tổng thống Mỹ không thăm được Hà Nội thời điểm hiện nay thì
hai Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt sẽ thu xếp vào một thời gian thích hợp sau này. Tuy
nhiên, đối với người trong cuộc, việc “tiêu hóa” được thất bại này hoàn toàn
không đơn giản như thế.
Nói không đơn giản là vì, từ cả hai phía, cả Hà Nội lẫn Whashington, biết
rất rõ rằng, sẽ thật khó mà thu xếp được một không – thời gian thích hợp hơn để
TT Biden thăm Việt Nam như dịp trung tuần tháng 11 này. “Noel một năm chỉ đến
có một lần…” Thậm chí giới phân tích chính trị quốc tế cho đến trước khi chuyên
cơ của Tổng thống Biden cất cánh, vẫn dành 5% để đánh cược rằng, Tổng thống
Biden vẫn có thể ghé qua Hà Nội dịp này. Tại sao giới quan sát cả quốc tế lẫn
quốc nội cứ “đoán già đoàn non” về chuyến ghé thăm Hà Nội được mong đợi? Câu trả
lời ở đây khá đơn giản: Vì quan hệ Việt – Mỹ vừa qua bị giáng một “đòn củi chỏ”
không phải từ “Muay Thái”, mà là từ món “chưởng Tàu – Bắc Kinh”. Chuyến “triều
cống” của TBT Nguyễn Phú Trọng từ 30/10 đến 1/11 tại Trung Quốc đã ngay lập tức
để lại hiệu ứng to lớn có thể đo đếm được cả về lượng lẫn phẩm trong mối quan hệ
tay ba phức tạp Việt – Trung – Mỹ từ trước tới nay.
Các chuyên gia quốc tế sẽ tiếp tục giải mã 13 nội dung trong “Tuyên bố
chung” (TBC) Trung Quốc – Việt Nam. Chỉ cần thoạt nhìn vào một số điểm nhấn giữa
13 thỏa thuận lớn Trung – Việt cũng dễ dàng nhận ra ngay những hàm ý thâm sâu
trong các thỏa thuận song phương, nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến mạng lưới
đa phương trong khu vực. TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Việt Nam nhất trí và
tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển của Bắc Kinh, đẩy nhanh trao đổi
để đi đến ký kết hợp tác giữa hai chính phủ về việc xúc tiến Khuôn khổ “Hai
hành lang, một vành đai” của Việt Nam với “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của
Trung Quốc” (BRI). Không dừng lại ở BRI, ông Trọng còn cam kết tiếp, Việt Nam ủng
hộ và sẵn sàng tham gia “Sáng kiến Phát triển toàn cầu” (GDI) và sẽ đánh giá
tích cực đối với “Sáng kiến An ninh toàn cầu” (GNI) (2). Hai sáng kiến này được nhấn mạnh rất nhiều tại Đại
hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cả “Bộ ba” chiến lược cốt lõi – BRI, GDI, GNI
– do ông Tập Cận Bình đích thân phát động có ý nghĩa như thế nào đối với nước Mỹ
và thế giới phương Tây?
Ý nghĩa bao trùm nhất ở đây là, “Tập Hoàng đế” không còn che giấu tham vọng
Trung Quốc sẽ làm bá chủ thiên hạ một ngày không xa. Đó là khi “Trật tự cũ” do
Mỹ và các nước dân chủ thiết lập và xây dựng nên từ sau Thế chiến thứ Hai đến
nay sẽ được thay thế bởi “Trật tự Pax Sinica” do Trung Quốc nắm thế chủ đạo.
Cam kết cả với BRI lẫn GDI và GNI, ông Trọng không hề che giấu tâm trạng hân
hoan và phấn khích khi ông Tập Cận Bình cam kết “sẽ bảo đảm an ninh cho Việt
Nam”. Có điều là cái cam kết “chết người” này của ông Tập chỉ được tìm thấy
trên truyền thông Trung Quốc mà không hề có một câu chữ nào trên các báo chí Việt
Nam cả. Phải giấu người dân trong nước, phải chăng, vì cam kết của Tập Cận Bình
chỉ liên quan đến “an ninh cầm quyền của ĐCSVN” như những thề thốt giữa hai Đảng
Cộng sản từ trước đến nay. (3)
TBT Nguyễn Phú Trọng nhận Huân chương Hữu nghị từ
TBT Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 31/10/2022. Hình: Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối
Cao
Mỹ sẽ sắp xếp lại các ưu tiên?
Một tản văn của Blogger Phùng Khoan trên RFA từng cảm thán: “Tập Hoàng đế”
là của người Tàu, của nước Trung Hoa. Thiên triều là của Trung Quốc. Ấy vậy mà
TBT Nguyễn Phú Trọng lại vội vã đi ủng hộ, đánh giá tích cực, cam kết “chia sẻ”
và “tham gia” vào quá trình xác lập “Trật tự Thế giới mới” – “Pax Sinica”. Nếu
trót lọt, Việt Nam cũng chỉ là chư hầu, là biên viễn. Đại quốc có thể dốc toàn
bộ sức người sức của cho quyền lực của Hoàng đế. Lân bang như Việt Nam mà dồn
quốc lực vào đấy thì để thu lại được cái gì? Chưa nói, người dân Việt có hứng
thú, có cộng hưởng với các giá trị của cái Trật tự chỉ phục vụ cho lợi ích của
Thiên triều hay không (4)? Ở đây, đâu chỉ có chuyện “dồn quốc lực”. Theo quỹ
đạo của Trung Nam Hải, định hướng chiến lược “đa dạng hóa, đa phương hóa” của
Việt Nam từng phát huy hiệu quả hàng thập kỷ qua giờ đây đang thực sự bị đe dọa.
Họa phúc phải đâu một buổi! Từ chuyến thăm Hà Nội của Phó tổng thống Mỹ Harris
đến các trao đổi quan chức cấp cao giữa hai nước nửa năm trở lại đây (Bộ trưởng
Quốc phòng, Thứ trưởng Ngoại giao, Đặc sứ của Tổng thống…) và gần đây nhất là bỏ
hàng loạt các chuyến thăm đã lên kế hoạch, cho thấy Mỹ tiến dần đến “điểm tới hạn”
trong chiến lược đối tác với Việt Nam.
Một nội dung cốt lõi trong “Chiến lược An ninh Quốc gia” của Washington
là vấn đề an ninh và an toàn, cũng như FONNOP trên Biển Đông. Mỹ từng ủng hộ
phán quyết của Tòa Trọng tài PCA trong vụ Philippines kiện Trung Quốc năm nào.
Trong khi ngư dân Việt Nam cũng từng là nạn nhân lâu nay của lực lượng Hải cảnh
Trung Quốc ngay trong thềm lục địa của mình thì “Tuyên bố chung” chỉ đề cập đến
nội dung này một cách mờ nhạt. Liên quan đến Trường Sa và Hoàng Sa, phía Việt
Nam, qua Tuyên bố chung với Trung Quốc, không nhấn mạnh chủ trương đòi chủ quyền
bằng Luật pháp quốc tế, mà chỉ muốn duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông trong
khuôn khổ song phương. Trên cơ sở nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, bằng
cách nhấn mạnh sử dụng “cơ chế đàm phán biên giới” cấp chính phủ Việt Nam –
Trung Quốc. Và còn bày tỏ hy vọng, thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển
trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. (5)
Nhưng
có lẽ nhậy cảm nhất đối với Mỹ là cam kết giữa hai nước và hai ĐCS Trung Quốc
và Việt Nam “không bao giờ
để bất kỳ ai can thiệp vào tiến trình của đôi bên”. Thông điệp
nhấn mạnh việc chống lại sự can thiệp từ bên ngoài được ông Tập đưa ra đưa ra
trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với phương Tây, đặc biệt là với
Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan, xung đột Ukraine, thương mại và nhiều vấn đề khác.
Phát biểu tại lễ tiếp đón TBT Nguyễn Phú Trọng, TBT Tập còn nhấn mạnh: “Sự phát
triển của sự nghiệp tiến bộ nhân loại là quá trình dài và quanh co… Hai ĐCS
Trung Quốc và Việt Nam cần kiên định hành động vì hạnh phúc của nhân dân và sự
tiến bộ của nhân loại, đẩy mạnh hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa bằng tất cả nguồn
lực của mình, và không bao giờ để bất kỳ ai can thiệp vào bước tiến của chúng
ta hoặc để bất kỳ thế lực nào làm lung lay nền tảng thể chế trong sự phát triển
của chúng ta”. Tuyên bố này được trích từ Đài truyền hình Trung Quốc, nội dung
này không tìm thấy trên các tin tức của TTXVN.
Những cam kết của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh dường như đã gây ra một
dòng nước ngược so với trào lưu chung. Phải chăng đó là hệ quả trực tiếp của việc
ông Trọng đề cao “Sáng kiến An ninh/ Phát triển toàn cầu” của Trung Quốc, thay
vì những giá trị phổ quát do LHQ, ASEAN và EU khuyến khích? Chuyến thăm Trung
Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng liệu có triệt tiêu mất cơ hội để “nâng cấp” quan
hệ Việt – Mỹ? Trong trường hợp bị “lật kèo”, Mỹ có xếp lại vị trí các quân cờ,
dành sự ưu tiên hơn cho Indonesia, Thái Lan, thậm chí Campuchia? Nếu TT Joe
Biden sẽ không đến thăm Việt Nam hay TBT Trọng cũng không thăm Mỹ từ nay đến hết
sang năm, nhiều khả năng quan hệ Việt – Mỹ sẽ đi vào giai đoạn “ngủ đông” một
thời gian. Sau chuyến thăm Bắc Kinh vừa qua, nếu Hà Nội không thúc đẩy tiếp quan hệ Việt – Mỹ để tạo
cơ hội lên “đối tác chiến lược” như dư luận hai nước mong đợi, thì chứng tỏ Việt
Nam buộc phải theo quỹ đạo Trung Quốc.
__________
Tham khảo:
2.
https://baotintuc.vn/chinh-tri/toan-van-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-20221101181006404.htm
3.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw0qeg8g421o
5.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-63564782
6.
https://nghiencuuquocte.org/2022/10/31/tuong-lai-quan-he-viet-trung-va-viet-my/
-----------------------------------------------------------------
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự
Do.
No comments:
Post a Comment