TOÀ
ÁN CÓ QUYỀN XÉT XỬ VÀ TUYÊN ÁN MỘT NGƯỜI ĐANG BỎ TRỐN KHÔNG?
Bà Nhàn - Cựu chủ tịch AIC bỏ trốn vì đưa hối
lộ cho cựu quan chức tỉnh Đồng Nai và Bộ Công an đang phát lệnh truy nã. Một vấn
đề pháp lý rất hay, đó là CQĐT, VKS, Toà án có quyền truy tố và xét xử vắng mặt
sau đó tuyên án đối với cá nhân bà Nhàn hay những trường hợp bỏ trốn khác
không? Ông Trương Việt Toàn, nguyên Phó chánh án TAND Hà Nội nêu quan điểm
việc này như sau (trích lời trên báo VnExpress]: “Nhiều năm làm chủ tọa các
vụ án lớn chưa từng xét xử vụ nào mà bị can đang bỏ trốn. Tuy nhiên, ông nói chứng
kiến nhiều vụ tương tự, VKS truy tố và toà vẫn tuyên án với người bỏ trốn. Theo
ông Toàn, trong vụ AIC, việc Bộ Công an đề nghị truy tố 36 bị can, trong đó có
8 người đang trốn truy nã, là "không đặc biệt" và "không sai về
tố tụng". Bị can bỏ trốn thì quá trình điều tra, xét xử chỉ thiếu lời khai
của họ chứ không làm thay đổi bản chất vụ án. Cơ quan tố tụng sẽ dựa vào toàn bộ
chứng cứ có trong hồ sơ và tài liệu, lời khai của các bị can hoặc người liên
quan khác để làm căn cứ truy tố, xét xử."
Quan điểm của tôi khác ý kiến trên của anh
Toàn. Dưới đây là phân tích pháp luật dưới góc độ cá nhân. Ai có quan điểm
khác, rất mong được tiếp thu.
Cách đây mấy ngày, người phát ngôn của Bộ Công
an cho rằng nếu bà Nhàn không ra đầu thú thì tự tước đi quyền bào chữa của
mình. Về góc độ luật, tôi cho rằng phát biểu này là đúng. Tuy nhiên, nếu bà
Nhàn không đầu thú hoặc không bắt được thì quan điểm của tôi cho rằng không thể
truy tố, xét xử vắng mặt và tuyên án đối với riêng cá nhân bà Nhàn được, bởi lý
do sau:
Nếu có quan điểm nhận định CQĐT, VKS, Toà án
cho rằng đủ chứng cứ để buộc tội (vật chất, lời khai của bị cáo khác, nhân chứng…)
nghe rất thuyết phục và hợp lý trong việc xử lý nhanh chóng, triệt để không bỏ
lọt tội phạm. Tuy nhiên, có một chứng cứ rất đặc biệt quan trọng mà đôi khi chứng
cứ này quyết định một người có tội hoặc vô tội. Đó là “người bị khởi tố, truy tố,
xét xử” có bị tâm thần vào thời điểm thực hiện hành vi bị coi là phạm tội
không. Đương nhiên, trong trường hợp này nếu ai suy luận bảo bà Nhàn bị tâm thần
là hoàn toàn không thể. Tuy nhiên, việc một người có bị tâm thần hay không lại
phụ thuộc vào cơ quan giám định. CQĐT, VKS, Toà án không có quyền thực hiện việc
giám định và các cơ quan tố tụng cũng chỉ quyết định dựa trên kết quả giám định.
Do đó, chỉ khi nào bắt được bà Nhàn hoặc bà Nhàn đầu thú thì việc truy tố, xét
xử và tuyến án đối với chính cá nhân đó mới đúng và chuẩn 100% về khía cạnh
pháp luật và khoa học pháp lý;
Trốn, không đầu thú thì đã tước bỏ đi quyền tự
bào chữa, tự bỏ đi các quyền của mình là “được giám định tâm thần” (có thể có
người đưa ra nhận định như vậy). Tuy nhiên, tôi cho rằng điều đó không đúng về
pháp lý và trái với nguyên tắc “Suy đoán vô tội” đã quy định trong pháp luật
hình sự. Việc chứng minh một người có phạm tội hay không là trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tụng. Một người có quyền nhưng không có nghĩa vụ chứng minh
mình vô tội. Ngoài ra, tình tiết bỏ trốn cũng chỉ là yếu tố xem xét trách nhiệm
nặng nhẹ khi phán quyết mà thôi. Vì vậy, việc xét xử và tuyên án với một người
mà người đó bỏ trốn trước khi khởi tố vụ án là không phù hợp pháp luật.
P/S: Bài viết chỉ thuần túy phân tích về pháp
luật, rất mong nhận được quan điểm khác. Cá nhân tôi ủng hộ và mong muốn BCA
nhanh chóng bắt các bị can bỏ trốn để xử lý nghiêm minh!
Sài Gòn, 14/11/2022
LS Lê Ngọc Luân
https://www.facebook.com/photo/?fbid=2011677452496946&set=a.195365200794856
Bà Nhàn - Cựu chủ tịch AIC
.
Theo
tôi, "bỏ trốn trước khi khởi tố vụ án" thì không thể coi là bỏ trốn bởi
họ đã đi khỏi nơi cư trú một cách hợp pháp trước khi khởi tố vụ án và khởi tố bị
can. Ngoài ra, người được coi là "bỏ trốn" cũng có thể đã chết hoặc mất
tích. Ý kiến này cũng chỉ thuần túy phân tích về pháp luật.
Tác giả
Bùi
Quang Thắng cảm ơn anh.
No comments:
Post a Comment