Mỹ
thắt chặt quan hệ với ASEAN để đối lại ảnh hưởng của Trung Quốc
Thanh Phương - RFI
Đăng ngày: 13/11/2022 - 10:40
Ngày
12/11/2022, tại thủ đô Phnom Penh của Cam Bốt, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và
các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN đã tuyên bố “bắt
đầu một quan hệ đối tác chiến lược mới” nhằm đối lại ảnh hưởng ngày
càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (G), chụp ảnh lưu niệm cùng
với các nhà lãnh đạo ASEAN (từ trái sang : tổng thống Philippines Ferdinand
Marcos Jr., thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, thủ tướng Thái Lan Prayuth
Chan-ocha, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, thủ tướng Cam Bốt Hun
Sen, tổng thống Indonesia Joko Widodo, và quốc vương Brunei Haji
Hassanal Bolkiah, thủ tướng Lào Phankham Viphavan và đại điện đặc biệt
của thủ tướng Malaysia Azhar Azizan Harun, tại thượng đỉnh ASEAN - Mỹ,
Phnom Penh, Cam Bốt, ngày 12/11/2022. AP - Alex Brandon
Từ
Phnom Penh, đặc phái viên Thanh Phương tường trình:
“Theo bản tuyên bố chung được công bố sau thượng đỉnh
Mỹ - ASEAN lần thứ 10, Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện nhằm "mở ra
các lĩnh vực hợp tác mới quan trọng đối với sự thịnh vượng và an ninh trong
tương lai” của Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á.
Trong bản tuyên bố, tổng thống Joe Biden thông báo
khoản tài trợ 150 triệu đô la trong các chương trình dành cho ASEAN sẽ được kết
hợp với hơn 800 triệu đô la đã được yêu cầu trong năm tài chính 2023 cho các
chương trình song phương ở các quốc gia thành viên ASEAN.
Bản tuyên bố nhắc lại là kể từ năm 2002, hơn 12 tỷ
đô la hỗ trợ phát triển, kinh tế, y tế và an ninh đã được Hoa Kỳ cấp cho các nước
thành viên ASEAN.
Tuyên bố chung Mỹ - ASEAN cho biết quan hệ đối tác
chiến lược mới phản ánh "cam kết sâu sắc của chính quyền Biden-Harris đối
với vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương",
đồng thời quan hệ đối tác này đưa Washington và các thành viên ASEAN xích lại gần
nhau hơn để cùng nhau giải quyết các thách thức liên quan đến khí hậu, an ninh
lương thực và các mối đe dọa an ninh, cũng như "để xây dựng một vùng Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện, Hoa Kỳ
và ASEAN cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác hàng hải bằng cách duy trì tự do hàng hải
và hàng không, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với các
nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Trong bài phát biểu khai mạc thượng đỉnh Mỹ - ASEAN,
tổng thống Biden nói với các lãnh đạo Đông Nam Á rằng Hoa Kỳ cam kết tăng cường
"hòa bình và thịnh vượng trong toàn khu vực" bằng cách bảo vệ chống lại
các mối đe dọa, như biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế do Nga phát động chiến
tranh xâm lược Ukraina.
Đây là lần đầu tiên tổng thống Biden thăm vùng Đông
Nam Á và đây cũng là lần đầu tiên từ năm 2017, một tổng thống Hoa Kỳ dự thượng
đỉnh ASEAN. Nhưng có lẽ do tuổi già, do mệt mỏi sau chuyến đi Ai Cập dự Hội nghị
Khí hậu COP 27, trong bài phát biểu tại thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, tổng thống
Biden thay vì cảm ơn thủ tướng Cam Bốt, đã đọc nhầm là cảm ơn thủ tướng…
Colombia".
.
-----------------------------
.
Đông
Nam Á: Ngoại trưởng Nga cáo buộc Mỹ muốn quân sự hóa khu vực
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày: 13/11/2022 - 12:46
Trước
cuộc gặp quan trọng giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình tại Bali, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga Sergei Lavrov vào hôm nay
13/10/2022 đã cáo buộc Hoa Kỳ là muốn quân sự hóa vùng Đông Nam Á nhằm kềm chế
Nga và Trung Quốc.
https://s.rfi.fr/media/display/3219aa06-6334-11ed-835f-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/DSC_0408_1.webp
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đến dự Thượng đỉnh
Đông Á, tại Phnom Penh, Cam Bốt, ngày 13/11/2022. © RFI / Thanh Phương
Phát biểu với một số phóng viên tại sân bay Phnom Penh, trước khi bay qua
đảo Bali (Indonesia), nơi ông sẽ đại diện cho tổng thống Nga Vladimir Putin tại
hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 15-16/11, ngoại trưởng Nga khẳng định: “Hoa
Kỳ và các đồng minh NATO của họ đang cố gắng làm chủ vùng Châu Á-Thái Bình
Dương”.
Ông Lavrov nhấn mạnh: “Họ đang dự kiến quân sự hóa khu vực này nhằm
kiềm chế Trung Quốc và hạn chế lợi ích của Nga trong vùng”.
Ngoại trưởng Nga đã chỉ trích chiến lược của Mỹ nhằm “cạnh tranh
với các cấu trúc mở rộng” của ASEAN. Ông tuyên bố: “Nếu mục
đích là tạo ra tâm lý hoài nghi trong hàng ngũ ASEAN, thì Mỹ đã thành công”.
Đông Nam Á là bối cảnh của sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc, hai nước đang lao vào cuộc tranh giành ảnh hưởng về kinh tế và an
ninh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau
ngày 14/11, bên lề G20 tại Bali (Indonesia), trong bối cảnh hai bên có quan điểm
khác biệt về cuộc khủng hoảng tên lửa Bắc Triều Tiên hoặc tình trạng của Đài
Loan. Bắc Kinh cũng coi Bộ Tứ - QUAD (một nhóm an ninh bao gồm Úc, Mỹ, Nhật Bản
và Ấn Độ) là một nỗ lực nhằm cô lập Trung Quốc ở châu Á.
---------------------------------
CÁC NỘI
DUNG LIÊN QUAN
MỸ
- PHILIPPINES - THỔ NHĨ KỲ - VŨ KHÍ
Mỹ
đàm phán bán vũ khí cho Philippines và Thổ Nhĩ Kỳ
Thái
độ hung hăng của Trung Quốc góp phần đẩy châu Á vào vòng tay của Mỹ
Mỹ
phản ứng gay gắt trước việc Bắc Kinh ủng hộ Nga về « chủ quyền » và « an ninh »
No comments:
Post a Comment