Monday, 16 May 2022

TRUNG QUỐC CHỈ TRÍCH KHUÔN KHỔ KINH TẾ ẤN ĐỘ DƯƠNG-THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA HOA KỲ (RFA)

 



 

Trung Quốc chỉ trích Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

RFA
2022.05.16

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-criticizes-us-initiated-ipef-05162022125900.html

 

Chương trình Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương, một trọng tâm trong chính sách của Hoa Kỳ, có thể sẽ được công bố trong tháng này

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-criticizes-us-initiated-ipef-05162022125900.html/@@images/1dea896a-253f-4168-ba8d-fafb003d5ac0.jpeg

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại một họp báo ở Bắc Kinh hôm 18/3/2022

 

Bắc Kinh đã chỉ trích Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ- Thái Bình Dương (IPEF) do Hoa Kỳ đề xuất, gọi đây là nỗ lực của Washington nhằm thu hút các nước Đông Nam Á “tách khỏi Trung Quốc.”

 

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã chủ trì một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt kéo dài hai ngày với các nhà lãnh đạo của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kết thúc vào thứ sáu tuần qua. Tại hội nghị thượng đỉnh này, ​​Hoa Kỳ dự kiến sẽ chia sẻ thêm chi tiết về IPEF, một chương trình kinh tế có khả năng sẽ được ra mắt chính thức vào cuối tháng này khi Biden thăm Hàn Quốc và Nhật Bản.

 

Đó không phải là một hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà chính quyền Obama đã ủng hộ và đàm phán trong nhiều năm như một phần của chính sách đối ngoại “xoay trục” sang châu Á, và rồi bị ​​chính quyền Trump từ bỏ. Một thỏa thuận tương tự đã được các quốc gia Vành đai Thái Bình Dương thông qua sau đó.

 

Nhưng IPEF thực sự tìm cách thúc đẩy mối quan hệ với các đối tác kinh tế ở Ấn Độ - Thái Bình Dương bằng cách đặt ra các quy tắc thương mại và xây dựng chuỗi cung ứng mà không có Trung Quốc.

 

Theo lời của Tổng thống Biden tại Hội nghị cấp cao Đông Á năm ngoái, IPEF liên quan đến “tạo thuận lợi thương mại, tiêu chuẩn cho nền kinh tế kỹ thuật số và công nghệ, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, giảm thiểu việc thải carbon và tăng cường năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng, tiêu chuẩn công nhân và các lĩnh vực cùng quan tâm khác.”

 

Hôm thứ năm, Bắc Kinh cảnh báo Washington rằng châu Á-Thái Bình Dương “không phải là bàn cờ cho các cuộc cạnh tranh địa chính trị” và bất kỳ khuôn khổ hợp tác khu vực nào cũng phải “tuân theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác và không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.”

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian cho biết Trung Quốc bác bỏ "tâm lý Chiến tranh Lạnh" khi đề cập đến việc phân tách các quốc gia thành nhóm trong khu vực.

Tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết trong một bài xã luận rằng IPEF được thiết kế để “bù đắp những thiếu sót trong cam kết trước đây của Washington với Đông Nam Á, vốn chỉ tập trung vào an ninh và bỏ qua kinh tế.”

 

Tờ báo dẫn lời một số nhà phân tích cho biết: “Hoa Kỳ nắm giữ các mục tiêu chính trị và chiến lược sâu sắc nhằm buộc các nước rời xa Trung Quốc.

 

Cuộc họp ở Washington là hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN thứ hai kể từ năm 2016, khi Tổng thống Barack Obama tiếp đón các nhà lãnh đạo của khối ở Sunnylands, California.

 

Các nhà lãnh đạo ASEAN, trừ Myanmar và Philippines, đã tham dự bữa tối ở Nhà Trắng với Biden vào thứ năm và gặp gỡ một loạt các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh của Hoa Kỳ, nhưng không có cuộc gặp song phương nào với Tổng thống Hoa Kỳ. Các nhà lãnh đạo đã có cuộc gặp với Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris vào thứ Sáu tại trụ sở Bộ Ngoại giao.

Có 10 quốc gia thành viên ASEAN nhưng chính quyền của Myanmar không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh và Philippines, nơi tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào cuối tuần trước, chỉ cử ngoại trưởng đi tham dự.

 

Sự thận trọng của ASEAN

 

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long là nhà lãnh đạo ASEAN đầu tiên chào mừng IPEF.

Phát biểu tại cuộc họp với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN và Phòng Thương mại Hoa Kỳ hôm thứ năm, ông Lý nói rằng IPEF “cần phải bao trùm và cung cấp các lợi ích cụ thể để khuyến khích sự tham gia rộng rãi hơn.”

 

Ông nói: “Chúng tôi khuyến khích ASEAN tham gia nhiều hơn vào IPEF và chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ trực tiếp mời và lôi kéo các quốc gia thành viên ASEAN tham gia vào nỗ lực này.”

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-criticizes-us-initiated-ipef-05162022125900.html/2022-05-12t204432z_432593797_rc2u5u9dpxhg_rtrmadp_3_usa-asean.jpg/@@images/c215c296-ee7b-4ac2-ba89-0305e6ae9224.jpeg

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại cuộc gặp giữa các lãnh đạo các nước trong ASEAN và đại diện các công ty Mỹ trong khuôn khổ Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN ở Washington DC hôm 12/5/2022. Reuters

 

Hiện tại mới chỉ có hai trong số 10 quốc gia ASEAN - Singapore và Philippines - dự kiến ​​sẽ nằm trong nhóm các quốc gia ban đầu đăng ký tham gia các cuộc đàm phán trong khuôn khổ IPEF.

 

Hầu hết các thành viên ASEAN vẫn do dự trong việc lên tiếng ủng hộ IPEF của Biden, theo nhận thức của họ, là đối trọng với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc nói riêng và sự cưỡng ép kinh tế của Bắc Kinh nói chung,” - Huỳnh Tam Sang, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH) tại thành phố Hồ Chí Minh, nói với RFA.

 

Ông Sang nói: “Với sự gần gũi về kinh tế với Trung Quốc, các quốc gia thành viên ASEAN đã tìm cách tránh khiêu khích Bắc Kinh, chưa nói đến việc trực tiếp tham gia vào cạnh tranh Trung-Mỹ.”

 

Tuy nhiên, đánh giá từ các tuyên bố đã chuẩn bị và phản hồi ban đầu từ các nhà lãnh đạo ASEAN về triển vọng của hợp tác kinh tế giữ ASEAN và Hoa Kỳ và IPEF, “họ không chỉ coi trọng bản chất của mối quan hệ mà còn mong muốn nó phát triển,” theo Thomas Daniel, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Malaysia.

 

“Thật không may, Washington vẫn chưa thể nắm bắt đầy đủ hoặc giải quyết mong muốn ở Đông Nam Á về các khía cạnh thiết thực sẽ mang lại lợi ích trước mắt và hữu hình cho các nền kinh tế và cộng đồng địa phương,” ông Thomas Daniel nói.

 

Hôm thứ năm, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob đã thúc giục Hoa Kỳ áp dụng một chương trình nghị sự thương mại và đầu tư tích cực hơn với các nước ASEAN. Ông chỉ ra Hiệp định Đối tác Toàn diện Kinh tế Khu vực do Trung Quốc hậu thuẫn, có hiệu lực trong năm nay, là một công cụ quan trọng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh và kinh tế trong khu vực thông qua việc giảm bớt các rào cản thương mại.

 

Với mong muốn mang lại những lợi ích cụ thể tại hội nghị thượng đỉnh, Biden đã đề nghị 150 triệu Mỹ kim cho cơ sở hạ tầng ASEAN, an ninh, đối phó với đại dịch và các nỗ lực khác.

 

Nhiều chia rẽ hơn trong ASEAN?

 

Thông tin chi tiết về IPEF vẫn còn mơ hồ nhưng các nhà hoạch định chính sách ở Washington đã nói rằng họ đang thiết kế một khuôn khổ để ưu tiên tính linh hoạt và bao gồm, với sự sắp xếp có cân nhắc cho các quốc gia tham gia, cho phép họ lựa chọn các lĩnh vực riêng lẻ mà họ muốn tạo ra nhiều hơn các cam kết cụ thể.

 

IPEF mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế bằng cách thiết lập các quy tắc thương mại trên “bốn trụ cột” - khả năng phục hồi thương mại, cơ sở hạ tầng, giảm thiểu phát thải cacbon và chống tham nhũng.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-criticizes-us-initiated-ipef-05162022125900.html/container-philippines.jpeg/@@images/aa85c6d5-c90f-48b5-bbdb-b219af39e94a.jpeg

Các containers ở cảng Manila North Harbour ở Manila, Philippines hôm 19/10/2021. AP

 

Một phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington cho biết trong khi IPEF hứa hẹn, “nó sẽ cần được thiết kế và quản lý tốt.”

“Bất cứ khi nào có thể, chương trình nên tìm cách thúc đẩy các quy tắc ràng buộc và cam kết cứng vượt ra ngoài các nguyên tắc và mục tiêu rộng lớn”, theo CSIS.

 

Đồng thời, “chính quyền Biden sẽ cần cung cấp những lợi ích cụ thể cho các đối tác trong khu vực, đặc biệt là các đối tác kém phát triển hơn,” theo phân tích này.

 

Có những cảnh báo rằng chương trình này nếu không được xem xét cẩn thận, thậm chí có thể tạo ra khoảng cách lớn hơn giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

 

Các quốc gia trung và nhỏ ở Đông Nam Á có khả năng áp dụng cách tiếp cận thận trọng khi đưa ra các sáng kiến ​​do các cường quốc đề xuất, đặc biệt là khi các khuôn khổ đa phương này có thể làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN,” ông Sang cho biết.

 

Các quốc gia như Singapore, Philippines và Malaysia có thể tìm cách tham gia một số “trụ cột” có thể phục vụ lợi ích thực dụng của họ nhưng “Trung Quốc có thể tìm cách ngăn cản các quốc gia nhỏ trong khu vực thiết lập quan hệ với Washington thông qua việc tham gia IPEF.”

 

Ông Sang nói rằng điều đó đặc biệt có thể đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với Lào và Campuchia, những quốc gia có thể không muốn bị bỏ lại, nhưng có quan hệ kinh tế sâu sắc và ngày càng gia tăng với Trung Quốc.

 

--------------------

Tin, bài liên quan

 

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN bị hoãn lại, bốn ngoại trưởng sang thăm Trung Quốc

Các nhà đầu tư Mỹ lạc quan về tương lai quan hệ kinh tế Việt Mỹ

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats