Đảng quên mất “khúc
ruột ngàn dặm” Lê Thị Trang Đài
Jackhammer Nguyễn
29/05/2022
https://baotiengdan.com/2022/05/29/dang-quen-mat-khuc-ruot-ngan-dam-le-thi-trang-dai/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/05/1-38.webp
Tân dân biểu Lê Thị Trang Đài. Nguồn: Website
nhân vật
Tháng 5 này, tin vui đến với cộng đồng
người Việt Nam tại hải ngoại và có thể ở trong nước nữa, là bà Lê Thị Trang Đài, một người
Úc gốc Việt đắc cử, trở thành dân biểu liên bang Úc. Bà là người Việt đầu
tiên ở Úc đắc cử vào vị trí này.
Chiến thắng
của bà Đài (tên trên giấy tờ ở Úc của bà là Dai Le) lại còn có ý nghĩa hơn nữa,
khi bà là một ứng cử viên độc lập, không dựa vào bộ máy và thế lực của hai đảng
chính trị lớn ở Úc là đảng Lao Động (Labor) và đảng Tự Do (Liberal). Bà Dai Le
thắng cử ở khu vực có đông người châu Á, trong đó có nhiều người gốc Việt cư ngụ.
Sau khi đọc tin tức cùng nhiều bình luận trên báo
chí Úc về bà Dai Le, tôi tìm đọc tin tức từ báo chí Việt Nam trong nước, do Đảng
Cộng sản Việt Nam quản lý, xem họ viết gì. Thường thì các tờ báo lớn đều có một
mục đại loại như là Người Việt năm châu, Kiều bào khắp nơi… Thế nhưng, không có một dòng nào nói về bà
Dai Le cả!
Còn nhớ, hồi
ông Cao Quang Ánh trở thành người Việt đầu tiên trở thành dân biểu liên bang Mỹ,
báo Việt Nam trong nước cũng có đôi bài về ông. Thường là khi có người Việt
thành công ở đâu đó, trong lãnh vực nào đó, thì báo Việt Nam trong nước có bài.
Mà không chỉ những nhân vật khoa học gia, doanh nhân… kể cả các chính trị gia
(hoàn toàn khác với giới chính trị của Đảng Cộng sản) cũng được nhắc tới.
Thế
sao họ lại không nhắc tới bà Dai Le nhỉ?
Xem kỹ tin
tức, tôi đoán là có thể có hai nguyên nhân. Thứ nhất, bà Dai Le là người từng vận
động cho lá cờ vàng ba sọc đỏ của nước Việt Nam Cộng hòa, tức là miền Nam Việt
Nam trước năm 1975, được công nhận là lá cờ đại diện cho cộng đồng người Việt tại
Úc, mà nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay ghét cay ghét đắng lá cờ này.
Lý do thứ
hai có thể là bà Dai Le thắng cử, sau vụ tháu cáy của ngài đương kim thủ tướng
Việt Nam, Phạm Minh Chính. Ông Chính nói
với một số người gọi là “kiều bào” tại bờ đông nước Mỹ rằng “thành công của
đồng bào Việt Nam tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và
nhà nước Việt Nam” (sic).
Cú tháu cáy
của ông Chính dữ dội quá, gây ra phản ứng cũng dữ dội. Một quan sát của BBC Việt
ngữ cho thấy, nhóm người Mỹ gốc Việt trung lưu giận dữ, nói ông Chính thấy sang
bắt quàng làm họ, rằng chính do đảng Cộng sản Việt Nam giam cầm đày đọa những
người Việt Nam Cộng hòa sau năm 1975, để họ phải bỏ nước ra đi, vất vả mưu sinh
nơi xứ người. Nay họ thành công thì lại nhào vô nhận vơ.
Cũng theo
BBC, những người Mỹ gốc Việt trung lưu này không phải là những người chống cộng
cực đoan, họ hiếm khi tham gia các cuộc biểu tình chống các quan chức Việt Nam,
cũng ít tham gia vào các hội đoàn chống cộng hải ngoại.
Cú tháu
cáy của ông Chính làm cho họ bực mình, đánh thức tinh thần chống cộng truyền thừa
từ cha mẹ thuyền nhân, hay tù cải tạo. Lợi bất cập hại quá!
Có lẽ vì thế,
sau cú tháu cáy ấy, cơ quan tuyên giáo, vốn chỉ huy toàn bộ báo chí trong nước,
ra lệnh phải im lặng chuyện bà Dai Le trúng cử dân biểu Úc chăng? Chứ chẳng lẽ
một người vận động cho lá cờ vàng lại là một thành công của Đảng sao!
Cũng có thể
ông Chính không tháu cáy mà là ông Chính tưởng thật, rằng người Việt ở Mỹ chỉ
toàn là những người ngày xưa phản chiến cả, và bây giờ thì toàn là du học sinh
từ trong nước qua. Một sự hiểu sai như vậy vẫn thường xuyên xảy ra ở những chế
độ có các cá nhân có quyền sinh quyền sát trong tay. Họ được thủ hạ nói về những
điều họ muốn nghe, và thế là họ tưởng thật. Nếu điều này đúng trong trường hợp
ông Phạm Minh Chính thì chắc ông giận lắm.
Nhưng tôi
nghiêng về khả năng ông Chính tháu cáy hơn.
Chúng ta
thấy rằng du học sinh từ Việt Nam sang Mỹ ngày càng đông, đa số họ không muốn
trở về nước. Rồi người Việt trong nước đi định cư theo diện sum họp gia đình, kể
cả những người có gốc gác từ thời mồ ma “miền Bắc xã hội chủ nghĩa”. Những người
này ảnh hưởng rất mạnh từ “nền giáo dục” hồng hồng chuyên chuyên của đảng cộng
sản. Bên cạnh đó, tầng lớp thuyền nhân, cựu tù cải tạo ở Mỹ ngày càng ít đi. Thế
cho nên đảng cộng sản Việt Nam, thừa thắng xông lên, tung ra cú tháu cáy của thủ
tướng Chính, cho nó oai, tạo nên một dư luận (narrative) mới, rằng thì là hơn
hai triệu người Việt là con dân của … Đảng cả.
Thế nhưng,
thế hệ con cháu các thuyền nhân và cựu tù cải tạo, hiện là nòng cốt của cộng đồng
người Mỹ gốc Việt, chứ không phải nhóm … “Việt kiều yêu nước” ngày xưa, mà cũng
không phải là nhóm du học sinh từ Việt Nam. Mà con cháu của những người phản
chiến ngày xưa, hay là những du học sinh ở lại Mỹ ngày nay, chắc gì thân tình với
Đảng! Những người lớn lên trong lòng xã hội cộng sản có khi chống cộng còn dữ dội
hơn những người con cháu thuyền nhân và tù cải tạo, vì họ hiểu rõ chế độ ấy xã
hội ấy.
Bởi thế, tôi nghĩ rằng cú tháu cáy của ngài
thủ tướng Việt Nam đã thất bại.
Nhưng sao
lại phải tháu cáy nhỉ? Nếu ngài thủ tướng thật lòng mong muốn người gốc Việt ở
Mỹ hướng về quê cũ, chỉ cần ngài đàng hoàng là được. Đàng hoàng là gì? Là đừng
bắt bỏ tù dân chúng trong nước vô cớ, đừng giả dạng bầu cử để cầm quyền… và dĩ
nhiên là đừng tháu cáy.
Một việc
mà tôi nghĩ cũng là việc đàng hoàng mà ngài thủ tướng nên làm là, viết lại lịch
sử Việt Nam như nó đã từng như thế. Tức là sau năm 1975, Đảng bắt nhốt hàng
trăm ngàn người và đày họ vào các trại tù khổ sai không án với cái tên mỹ miều
là “cải tạo”, và rằng có cả trăm ngàn người Việt bỏ mình trên biển trong cuộc
tháo chạy khỏi đất nước.
Ngài thủ
tướng cứ viết trung thực đi, “sợ mẹ gì”!
No comments:
Post a Comment