https://vietbao.com/a312274/cam-bay-doan-ket-dan-toc
Chủ trương gọi là “đoàn kết dân tộc” trong
ngoài của đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn có câu “thần chú”, đó là: “Đảng
và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận
không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” (Nghị quyết 36, ngày
26/03/2004). Nhưng bên trong tuyên bố này là trăm mưu ngàn kế để cho đảng nắm
giữ chiếc hầu bao tinh thần và vật chất của người Việt Nam ở nước ngoài.
Về mặt tổ chức, đảng CSVN có “Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài”
thuộc Bộ Ngoại giao đứng đầu, nhưng hành động lại giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, cơ quan ngoại vi của Trung ương đảng, quy tụ các tổ chức chính trị, xã hội
làm cầu nối lo việc tập hợp các thành phần người Việt ở hải ngoại. Hai tổ chức
này phối trí công tác vận động các cá nhân nổi tiếng, lãnh tụ Cộng đồng, Tôn
giáo, Đoàn thể và giới trẻ trong các cộng đồng người Việt, đặc biệt ở các
nước có đông người Việt cư ngụ như Hoa Kỳ, Canada và Úc.
Về mặt văn hóa-xã hội, ba Ban Tuyên giáo Trung ương, Dân vận và Ban
Tôn giáo nhà nước phối hợp hoạt động với các tổ chức gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Tổng hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội nhà văn và Hội nhà báo để vận động các đối
tượng liên hệ cho từng lĩnh vực trong các cộng đồng người Việt.
Tất cả mọi hoạt động đều tập trung mở rộng ảnh hưởng của đảng CSVN ra nước
ngoài; tạo điều kiện dễ dàng để thu hút trí thức và chuyên viên người Việt về
giúp nước, về nước góp vốn làm ăn và gửi tiền về giúp gia đình. Một thống kê
chưa đầy đủ của Việt Nam cho biết: “Trong 5 năm gần đây (từ
1995-2000), tổng kiều hối chuyển về Việt Nam đạt hơn 71 tỷ USD (tăng trung
bình 6%/năm), góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối nhà
nước.”
Riêng năm 2021, lượng kiều hối về Việt Nam được ước tính ở mức 18,1 tỷ USD, cao
hơn mức 17,2 tỷ USD năm 2020, theo Thông tấn xã Việt Nam.
NHỮNG CẠM BẪY
Để nắm bắt người Việt sống ở nước ngoài, đảng CSVN đã vơ đũa cả nắm khi xếp
chung mọi người “thân” hay “chống” Cộng sản vào một rọ “Việt kiều” để gây
hiều nhầm trong dư luận.
Chuyện này cũng xẩy ra vào ngày 14 /5/2022, khi Thủ tướng CSVN Phạm Minh
Chính, trong chuyến thăm Hoa Kỳ , đã nói với 70 “Việt kiều” thân Hà Nội ở miền
Đông nước Mỹ rằng: “Cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ có vai trò là cầu nối
trong quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ; tham gia đóng góp thực hiện các thỏa thuận
giữa hai nước; đóng góp vào phát triển của cả Việt Nam và Hoa Kỳ.
Thành công của người Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng là
thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đồng thời góp phần quảng
bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, giá trị Việt Nam trên đất nước Hoa Kỳ;
thể hiện thiện chí của Việt Nam trong hợp tác với các nước trên thế giới, trong
đó có Hoa Kỳ.”
Nhưng thực tế có 2 thứ “người Việt ” ở nước
ngoài gồm thành phần “thân Hà Nội” và thành phần “chống Hà Nội”. Số
“Việt kiều” thân CSVN chỉ là thiểu số so với khoảng 5,3 triệu người Việt
đang sống ở 30 nước và lãnh thổ trên thế giới. Riêng tại Mỹ, nơi có trên 2 triệu
người Việt cự ngụ, số “Việt kiều thân Hà Nội” không nhiều, phần đông là du học
sinh.
Do đó, chỉ có những “Việt kiều của Hà Nội” mới làm “cầu nối” cho CSVN.
Bằng chứng “thiểu số” này đã nhiều lần được chứng minh trong các cuộc “biểu
dương lực lượng” của hai bên trong các dịp kỷ niệm ngày 30/4 hay các dịp đối diện
với các viên chức Cộng sản đến từ Việt Nam.
Năm 2004, khi Nghị quyết 36 ra đời, chỉ có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang
sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, công tác được gọi là “Nâng
cao hiệu quả công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới”
đã được triển khai từ sau Đại hội Trung ương đảng khóa XIII ngày 26/02/2021.
Nghị quyết Đại hội Đảng XIII viết: “Phát
triển mạng lưới kết nối nhân tài người Việt Nam, thu hút sự tham gia đóng góp của
cộng đồng các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài”, “xây dựng, triển khai
các chương trình cụ thể để thu hút và phát huy có hiệu quả các nhà khoa học,
chuyên gia giỏi là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài”.
Chi tiết hơn, những bước đi cơ bản sau đây đã
được đặt ra cho các cấp phải thực hiện:
– Tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm
trong việc thực hiện có hiệu quả chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng,
Nhà nước đối với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài.
– Đổi mới, đa dạng hoá các hình thức, linh hoạt trong triển khai vận động người
Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ, gắn bó với quê hương, đóng góp tích
cực vào sự phát triển của nước sở tại, trở thành cầu nối, góp phần thúc đẩy
quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước.
– Kiên trì vận động những kiều bào còn có định kiến để củng cố niềm tin, yên
tâm hướng về Tổ quốc, nhận thức và hành động phù hợp với lợi ích quốc gia - dân
tộc.
– Tiếp tục coi trọng, quan tâm hỗ trợ và phát huy vai trò của các lực lượng
nòng cốt, những người có uy tín, ảnh hưởng trong cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài, phù hợp với pháp luật của nước sở tại và pháp luật Việt Nam; kịp thời
tôn vinh, động viên, khích lệ người Việt Nam ở nước ngoài có đóng góp tích cực
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của
nước sở tại, triển khai các biện pháp tổng thể chăm lo, hỗ trợ đồng bào, nhất
là ở những địa bàn khó khăn để đồng bào có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc
sống, phát triển kinh tế, tuân thủ pháp luật và hội nhập thuận lợi vào xã hội sở
tại. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du
học sinh...
– Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khuyến khích và tạo điều kiện để
đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính
và triển khai đồng bộ các chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài
khi về nước làm việc, thường trú; tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở
nước ngoài về nước đầu tư, sản xuất, kinh doanh... Giải quyết nhu cầu chính
đáng của người Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy định
của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và tinh thần của Nghị quyết 36. Hoàn thiện cơ
chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng và phát huy hiệu quả các sáng kiến, ý
kiến đóng góp của các chuyên gia, đội ngũ trí thức, cộng đồng doanh nhân Việt
Nam ở nước ngoài.
– Đa dạng hoá các hoạt động hỗ trợ đồng bào Việt Nam
ở nước ngoài giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam. Chú trọng hợp tác với nước sở tại, đổi mới, nâng cao hiệu
quả, phương thức tổ chức dạy và học tiếng Việt; tập trung thúc đẩy đưa tiếng Việt
vào chương trình giảng dạy ở các cơ sở giáo dục tại địa bàn có đông người Việt
Nam sinh sống; nghiên cứu đầu tư, xây dựng trung tâm văn hoá của người Việt tại
các địa bàn này.
– Đổi mới nội dung, phương thức và tư duy về công tác tuyên truyền, thông tin đối
ngoại. Kịp thời thông tin về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước ta. Phát huy hiệu quả các phương tiện truyền thông đa dạng của cộng đồng;
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp, phản ứng nhanh, kịp thời phản
bác những luận điệu sai trái, không đúng sự thật về tình hình đất nước.
– Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham
gia công tác người Việt Nam ở nước ngoài; kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng
tinh gọn, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác người
Việt Nam ở nước ngoài; giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán bộ,
đảng viên, công chức và người lao động tham gia công tác người Việt Nam ở nước
ngoài có đủ bản lĩnh, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ và tâm huyết. Trong đó, chú trọng các bộ phận làm việc
trực tiếp tại nước sở tại theo hướng sâu sát, thực chất, hiệu quả, kịp thời đáp
ứng nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại. Ngăn chặn
và phòng ngừa việc lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với
công tác người Việt Nam ở nước ngoài để trục lợi, chống phá đất nước, ảnh hưởng
đến uy tín và lợi ích quốc gia - dân tộc.”
(Theo Sở Tư pháp ĐắkLắk, ngày 25/11/2021).
NHỮNG THẤT BẠI
Tuy nhiên, những nỗ lực nêu trên chỉ đem lại kết quả “rất khiêm tốn” vì mạng lưới
tuyên truyền của CSVN, dù được tiếp tay bởi “vài phần tử quay đầu” trong
Cộng đồng người Việt ở Texas và California, đã không sao xâm nhập được
vào làng báo và các Tổ chức hội đoàn để thao túng dư luận người Việt. Bằng
chứng thất bại đã do Tạp chí Cộng sản, cơ quan Lý luận hàng đầu của Ban Tuyên
giáo và Hội đồng Lý luận Trung ương thừa nhận trong bài viết ngày 16/05/2020,
theo đó “công tác vận động quần chúng còn có những hạn chế nhất định.”
Báo này kể ra:
– Do địa bàn hoạt động ở một số nước rộng, đặc điểm cộng đồng khác
nhau; chịu ảnh hưởng của môi trường chính trị và quan hệ ngoại giao giữa nước
ta và nước sở tại; đồng thời, tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài có nơi chưa được phát huy đúng mức. Công tác xây dựng tổ chức
hội đoàn ở nhiều nơi chưa chặt chẽ, sinh hoạt lỏng lẻo, nội dung sinh hoạt còn
nghèo nàn. Sự phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cũng chưa thực sự chặt chẽ;
còn có biểu hiện hình thức, né tránh, thiếu cụ thể, chưa toàn diện.
– Hoạt động đoàn kết, tập hợp người Việt
Nam ở nước ngoài có nơi, có lúc chưa đạt hiệu quả cao. Sự phối hợp trong xây dựng
tổ chức hội đoàn và giữa tổ chức hội đoàn ngoài nước với các tổ chức, cơ quan
chức năng trong nước cũng còn hạn chế.
– Việc ban hành một số chính sách, quy định, hướng dẫn còn chậm; triển
khai một số chính sách, biện pháp chưa đồng bộ, kịp thời; kết quả vận động, thu
hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt
trong các lĩnh vực như chuyển giao công nghệ, đầu tư, thương mại,... vì thế,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng của đất nước.
– Vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài trong việc nâng cao hình ảnh
của Việt Nam ở nước sở tại và thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước còn hạn
chế; sự phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, địa phương trong công tác về người Việt
Nam ở nước ngoài chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả.
Vì vậy, Tạp chí Cộng sản yêu cầu: “Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài (thân
Hà Nội) cần tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động,
trong đó tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:
– Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo
dục, thuyết phục, vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Tiếp tục quán triệt sâu
sắc và thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng về củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân tộc trong bối cảnh mới. Cần thực sự coi cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài là bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực quan trọng của cộng đồng
dân tộc Việt Nam trong xây dựng và triển khai các chính sách liên quan.
– Tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ hội đoàn, hội viên và người
Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là phải chú trọng việc quán triệt các chủ
trương, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
trong đó có các chủ trương, quan điểm về phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh gắn với công tác xây dựng hội đoàn.
– Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về lịch sử, văn hóa, truyền thống của
dân tộc Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài, gắn với tập trung đổi mới và
nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị và toàn thể
các tầng lớp nhân dân.
– Thường xuyên chủ động thông tin chuyên đề, thông tin về các vấn đề lý
luận có liên quan và các thành quả của cách mạng Việt Nam, góp phần đấu tranh
phản bác các luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch, phản động
và cơ hội chính trị; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nhằm truyền tải
những thông tin chính xác nhất về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào ta ở nước ngoài trên cơ sở đa dạng
hóa nội dung, hình thức, phương tiện truyền thông, tận dụng các công cụ trên
internet, như báo trực tuyến, các trang mạng xã hội; tập trung đưa sách, báo, tạp
chí trong nước đến với cộng đồng, tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa phục vụ
người Việt Nam ở nước ngoài,...”
Như vậy rõ ràng trong 47 năm qua, từ ngày quân Cộng sản chiếm Sài Gòn ngày
30/4/1975, nhà nước CSVN đã thất bại ê chề trong công tác nắm lấy khối người Việt
tị nạn ở nước ngoài.
Nguyên do vì những phần tử thân CSVN, hay từ trong nước đưa ra hoạt động đã chỉ
dám công khai tại các “cộng đồng công nhân và cán bộ” được nhà nước cho đi lao
động và học tập ở các nước Đông Âu cũ. Ngược lại, tại các quốc gia có truyền thống
dân chủ và tự do như Mỹ, Canada, Úc, Tân Tây Lan, Na Uy, Đan Mạch, Nhật
và Nam Hàn v.v.. các “tay chân” của Hà Nội chỉ dám hoạt động lén lút vì sợ bị lột
mặt nạ trước các “cộng đồng tị nạn Cộng sản”.
LẤY LÒNG GIỚI TRẺ
Vì vậy, nhà nước CSVN đã chuyển hướng tập trung vào khối người trẻ lớn lên ở nước
ngoài, thuộc thế hệ thứ ba và trẻ hơn với hy vọng mua chuộc được họ.
Đó là lý do Tạp chí Cộng sản yêu cầu phải: “Chú
trọng, quan tâm nhiều hơn đến thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài với nhiều
hoạt động thường xuyên, hướng về cội nguồn để nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc và
tình cảm gắn bó yêu mến quê hương, đất nước. Để giữ gìn tiếng Việt cho thế hệ
trẻ và cho cả cộng đồng, công tác dạy và học tiếng Việt cần tiếp tục được đẩy mạnh
thông qua nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, như tăng cường đội ngũ giáo
viên, cung cấp trang thiết bị, sách giáo khoa, hỗ trợ xây dựng trường lớp, tổ
chức các khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt,... Các cấp hội đoàn cần tổ chức
các hoạt động phù hợp với tâm lý, nhu cầu của thanh niên người Việt Nam ở nước
ngoài, giúp thanh niên nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện,
học tập và hướng về quê hương, Tổ quốc.”
Ngoài ra báo này cũng khuyên cần: “Nâng cao hiệu quả
các phong trào, các cuộc vận động xây dựng cộng đồng, hướng về quê hương, đất
nước; chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội
viên và người Việt Nam ở nước ngoài.”
Yêu cầu cũng nhấn mạnh: “Các phong trào, các cuộc vận động phải có sự thống
nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng ở nước sở tại; sự phối hợp
đồng bộ của hội đoàn với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.”
Bên cạnh đó, chỉ thị cũng mách nước cần xen
vào đời sống tâm linh và tôn giáo của người Việt bằng các hoạt động xã hội tinh
vi như: “Đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ các hội đoàn mới thành lập, nhằm xây dựng
cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc
sống và hướng về quê hương; tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm đáp ứng
đời sống tinh thần của đồng bào một cách thường xuyên hơn, đi kèm với việc hỗ
trợ các trung tâm văn hóa của cộng đồng một cách hiệu quả, trong đó có việc đáp
ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng ở nước sở tại.”
Tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam của nhà nước đóng vai trò huấn luyện và
đưa “các tu sỹ cán bộ” ra nước ngoài hoạt động tại các Cộng đồng người Việt.
Để đạt hiệu quả tối đa, đảng CSVN giao cho Ban Thường trực Ủy ban Trung
ương MTTQVN phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài làm
công tác tham mưu, nghiên cứu, phản biện, góp ý xây dựng chính sách, pháp luật
liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài như Luật Quốc tịch Việt Nam, Luật Nhà
ở, Luật Khoa học và công nghệ, pháp luật về đầu tư...”
Cuối cùng chiến thuật “nắm bắt người Việt ” cũng đi đến mục tiệu chính bằng
cách: “Phối hợp vận động người Việt Nam ở nước ngoài ủng hộ, thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chia sẻ, trao đổi
thông tin về tình hình cộng đồng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ để phản
ánh, đề xuất với Đảng, Nhà nước nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp đánh giá, đề xuất về các tiêu
chí lựa chọn người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu để giới thiệu tham gia Ủy
viên Ủy ban Trung ương MTTQVN các khóa; phối hợp tổ chức các sự kiện thường
niên dành cho người Việt Nam ở nước ngoài, như Chương trình “Xuân quê hương”, tổ
chức cho đồng bào đi thăm Trường Sa...”
Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng có
trách nhiệm: “Lựa chọn người Việt Nam tiêu biểu ở các khu vực trọng điểm, ở
các nước có đông người Việt Nam tham gia Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Trung ương
MTTQVN và giới thiệu tham gia ủy ban MTTQVN ở các cấp.”
Bài viết giải thích: “Đây chính là lực lượng nòng cốt đại diện cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài để thường xuyên phản ánh, thông tin về tình hình hoạt động
của cộng đồng, các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài với cơ quan hữu quan của
đất nước; tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước đến với người Việt Nam ở nước ngoài; làm cầu nối mở rộng các đối
tác và các hoạt động hợp tác qua “kênh” đối ngoại nhân dân của MTTQVN.”
NHỮNG CÁI BẪY
Ngoài ra, Tạp chí Cộng sản còn yêu cầu MTTQVN:
“Nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức thành viên MTTQVN trong công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài; xóa bỏ tư duy cũ mang nặng tính mặc cảm nặng nề
về quá khứ lịch sử, định kiến về thành phần xã hội, phân biệt đối xử về địa vị
xã hội, dân tộc, tôn giáo, về hoàn cảnh giàu - nghèo và trình độ phát triển để
hướng tới sự cởi mở, thông cảm, tôn trọng và tin cậy đối với kiều bào theo đúng
tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 26-3-2004, của Bộ Chính
trị, “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”: Cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.”
Nhưng dù nói vòng vo và hoa mỹ thế nào chăng nữa MTTQVN vẫn không thể giấu
được âm mưu mồi chài người Việt ở nước ngoài bằng các mánh khóe như :
– Đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế thu hút, tranh thủ nguồn
“chất xám”, tiềm lực về đầu tư, sự ảnh hưởng tích cực của cộng đồng, cá nhân kiều
bào ở nước sở tại và nhiều tiềm năng, thế mạnh khác của người Việt Nam ở nước
ngoài để đóng góp cho sự phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.
– Phối hợp với các cơ quan hữu quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân đoàn kết, hướng về Tổ quốc.
- Phối hợp vận động, lôi cuốn người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt
động, các cuộc vận động, phong trào thi đua ở trong nước, hưởng ứng lời kêu gọi
của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN.”
– Phối hợp hỗ trợ củng cố các hội đoàn truyền thống,
xây dựng các hội đoàn mới; định hướng lựa chọn, bồi dưỡng những nhân tố trẻ
tích cực, có năng lực, tâm huyết vào ban lãnh đạo các hội đoàn; đổi mới, đa dạng
hóa hình thức tập hợp, đặc biệt là tập hợp thế hệ trẻ; nghiên cứu đề xuất cơ chế,
chính sách cụ thể, phù hợp để hỗ trợ hội đoàn. Nghiên cứu các mô hình đã có và
tiếp tục đề xuất thí điểm công nhận các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài là
thành viên của MTTQVN và của các tổ chức thành viên của MTTQVN.”
Như thế là cái bẫy nắm bắt “kiều bào” để có lợi
cho đảng CSVN không còn giấu mặt được nữa. Chúng đã bị lột trần, qua phối
hợp công tác của “Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài” và “Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam”.
– Phạm Trần
(05/022)
No comments:
Post a Comment