Tuesday, 31 May 2022

THẢM SÁT TRƯỜNG HỌC VẪN XẢY RA, QUỐC HỘI MỸ VẪN 'NGẠI' SỬA LUẬT SÚNG (Người Việt Online)

 



NỘI DUNG :

 

Thảm sát trường học vẫn xảy ra, Quốc Hội Mỹ vẫn ‘ngại’ sửa luật súng

Người Việt

.

Nước Mỹ nhiều súng quá!

Ngô Nhân Dụng

 

==========================================================

.

.

Thảm sát trường học vẫn xảy ra, Quốc Hội Mỹ vẫn ‘ngại’ sửa luật súng

Người Việt

May 28, 2022

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/tham-sat-truong-hoc-van-xay-ra-quoc-hoi-my-van-ngai-sua-luat-sung/

 

WASHINGTON, DC (NV) – Vụ thảm sát súng tại trường tiểu học Robb Elementary School ở Uvalde, Texas, vừa xảy ra hôm Thứ Ba, 24 Tháng Năm, rõ ràng đang gây áp lực với các nhà lập pháp lưỡng đảng tại Quốc Hội, buộc họ phải làm gì đó đề kiểm soát súng chặt chẽ hơn, hoặc ít ra là tránh, hoặc giảm bớt, được sự việc tương tự như vậy xảy ra trong tương lai.

 

Trước tình hình này, theo Axios News hôm 26 Tháng Năm, dự luật “báo động đỏ” trong việc kiểm soát súng được nhắc đến như một giải pháp đầy hứa hẹn.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/05/TS-red-flag-1-1068x712.jpeg

Nhân vụ thảm sát trường học tại Texas, luật “báo động đỏ” trong việc kiểm soát súng được nhắc đến, nhưng liệu có triển vọng thông qua? (Hình: Michael M. Santiago/Getty Images)

 

Hiện nay, đạo luật này được áp dụng tại 19 tiểu bang cùng Washington, DC, trong đó có hai tiểu bang do đảng Cộng Hòa kiểm soát như Florida và Indiana, với mức độ khác nhau.

 

Sau đây là những điều cần biết liên quan đến luật này: Cách áp dụng, tiểu bang nào có luật này, và các nhà lập pháp nghĩ gì.

 

Luật “báo động đỏ” trong kiểm soát súng là gì?

 

Luật “báo động đỏ” (red flag laws) hiện nay là luật tiểu bang, chưa phải là liên bang, quy định rằng theo lệnh tòa, cơ quan công lực được quyền tạm thời tịch thu súng của những cá nhân được coi là nguy hiểm cho chính bản thân hoặc người chung quanh.

 

Hầu hết các yêu cầu áp dụng luật này là do các thành viên trong gia đình lo sợ thân nhân gây nguy hiểm, khi họ bày tỏ những dấu hiệu dẫn đến bạo lực.

 

Nếu quan tòa quyết định cá nhân đó là nguy hiểm, cơ quan công lực được phép tạm tịch thu tất cả vũ khí của người đó trong một khoảng thời gian và trong thời gian đó, đương sự cũng không được phép mua hoặc bán súng.

 

Các tiểu bang có luật “báo động đỏ”

 

Hiện tại, luật “báo động đỏ” trong việc kiểm soát súng được áp dụng khác nhau tại mỗi nơi. Các tiểu bang có luật này là California, Colorado, Connecticut, Delaware, Florida, Hawaii, Illinois, Indiana, Maryland, Massachusetts, Nevada, New Jersey, New Mexico, New York, Oregon, Rhode Island, Vermont, Virginia, và Washington.

 

Connecticut là tiểu bang đầu tiên thông qua luật này vào năm 1999, sau vụ xả súng hàng loạt tại Cơ Quan Xổ Số của tiểu bang, xảy ra năm 1988.

 

Có ít nhất 14 tiểu bang thông qua luật “báo động đỏ” sau vụ xả súng hàng loạt tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida, năm 2018.

 

Hầu hết các tiểu bang chỉ cho phép cơ quan công lực và các thành viên gia đình yêu cầu tòa ra phán quyết thu giữ hoặc ngăn chặn việc mua súng của cá nhân “có vấn đề.”

 

Một số tiểu bang cho phép các chuyên gia y tế, giới chức học đường, và đồng nghiệp được đưa yêu cầu lên tòa án, trong khi các tiểu bang khác, bao gồm cả Maine, chỉ cho phép cơ quan công lực trình lên tòa án, và quy định này được gọi là luật “báo động vàng” (yellow flag law).

 

Ai phản đối luật “báo động đỏ?”

 

Sau khi xảy ra vụ xả súng hàng loạt, luật “báo động đỏ” thu hút sự ủng hộ lưỡng đảng.

 

Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ quyền sử dụng súng, bao gồm cả Hiệp Hội Súng Quốc Gia (NRA), phản đối luật này, nói rằng nó không bảo vệ đủ quyền của từng cá nhân theo thủ tục tố tụng, theo CNN đưa tin.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/05/TS-red-flag-2-1068x712.jpeg

Các thượng nghị sĩ Cộng Hòa vẫn tiếp tục bỏ phiếu chống dù có tới 84% dân chúng Mỹ ủng hộ kiểm tra lý lịch người mua súng và 70% ủng hộ luật “báo động đỏ.” (Hình: Chandan Khanna/AFP via Getty Images)

 

Quốc Hội Mỹ có thể thông qua luật “báo động đỏ” hay không?

 

Trong lịch sử, luật “báo động đỏ” ở mức độ liên bang từng bị chặn tại Quốc Hội. 

 

Tuy nhiên, hiện nay, sau vụ xả súng ở Uvalde, Texas, mới đây, một số nhà lập pháp liên bang của cả hai đảng bắt đầu bày tỏ sự ủng hộ.

 

Thượng Nghị Sĩ Susan Collins (Cộng Hòa-Maine), thuộc thành phần trung dung, từng có hành động “xé rào” vượt lằn ranh đảng phái, đã thảo luận về chuyện có thể đưa ra dự luật “báo động đỏ” hoặc “báo động vàng,” theo tường thuật của Axios.

 

Thượng Nghị Sĩ John Cornyn (Cộng Hòa-Texas) cho biết ông sẽ nói chuyện với Thượng Nghị Sĩ Chris Murphy (Dân Chủ-Connecticut) về luật “báo động đỏ,” theo Punchbowl News đưa tin.

 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thượng nghị sĩ Cộng Hòa tiếp tục do dự về việc ban hành luật như vậy ở mức liên bang.

Thượng Nghị Sĩ Rick Scott (Cộng Hòa-Florida) tuyên bố: “Tôi đồng ý ủng hộ một đạo luật ‘báo động đỏ’ liên bang nhưng theo tôi, về tổng quát, luật như vậy nên để các tiểu bang quyết định.”

 

Các thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ vẫn bi quan về việc có được 10 thượng nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ cho một luật liên quan đến kiểm soát súng.

 

“Nhiều lần khác nhau trước đây, chúng tôi từng đã có các cuộc trò chuyện giữa các thành viên Thượng Viện và ghi nhận được những mong muốn liên quan đến việc có luật ‘báo động đỏ,’” Thượng Nghị Sĩ Chris Coons (Dân Chủ-Delaware) nói với Axios.

 

“Tưởng chừng luật này được thông qua dễ dàng, nhưng nhiều năm trôi qua, bất chấp những nỗ lực liên tục, dự luật vẫn không có được 10 thượng nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ.” (MPL) [đ.d.]

 

==================================================

.

.

Nước Mỹ nhiều súng quá!

Ngô Nhân Dụng

26/05/2022

https://www.voatiengviet.com/a/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9-nhi%E1%BB%81u-s%C3%BAng-qu%C3%A1-/6590484.html

 

https://gdb.voanews.com/031a0000-0aff-0242-8a3d-08da3ef86d7b_w650_r1_s.jpg

Vụ thảm sát tại Uvalde là vụ án mạng trong trường học nặng nề nhất sau vụ tàn sát 20 học sinh tiểu học ở Sandy Hook, tiểu bang Connecticut năm 2012.

 

Nhưng chỉ có ở nước Mỹ họ có thể mua súng dễ dàng. Sau sinh nhật đủ 18 tuổi, Ramos đã đi mua hai khẩu súng máy AR-15. Nước Mỹ có 332 triệu dân, với 400 triệu khẩu súng trong tay tư nhân.

 

Trong năm 2021, cảnh sát Anh bắn chết hai người, cảnh sát Mỹ bắn 1,055 người, theo tuần báo The Economist. Số người chết chênh lệch như vậy – dù dân số Mỹ chỉ đông gấp bốn lần – vì phần lớn cảnh sát Mỹ phải đương đầu hoặc lo lắng họ đang phải đương đầu với những thường dân mang súng. Trong năm 2020, 45,000 người Mỹ chết vì súng; nhiều hơn số người chết vì tai nạn xe hơi. Số các vụ sát nhân ở Mỹ cao gấp 4, 5 lần ở các nước tiên tiến khác. Ở nhiều tiểu bang trong nước Mỹ, xin một con chó về nuôi bị nhiều luật lệ kiểm soát hơn là mua súng.

 

Mười ngày sau vụ Payton Gendron vào một siêu thị bắn chết 10 người da đen ở Buffalo, New York, Salvador Ramos dùng một khẩu súng tự động AR-15 vào một lớp học ở Uvalde (đọc là Yu Van Đi), Texas, bắn chết 19 học sinh lớp 4 và 2 cô giáo. Nhiều xác trẻ em nằm chất đống trên nhau. Cả hai thủ phạm đều 18 tuổi. Khoảng 30 phút trước khi ra tay, Ramos đã viết trên mạng báo trước sẽ bắn bà ngoại rồi đi bắn ở một trường tiểu học. Bà cụ may mắn chỉ bị thương.

Nhiều vụ bắn giết ở Mỹ không được mấy người chú ý. Theo tin Reuters cũng trong ngày 24 tháng 5, ba học sinh một trường tiểu học ở Washington D.C. bị thương vì súng bắn. Ngày hôm trước, ba học sinh trung học ở Philadelphia cũng may mắn thoát chết như vậy. Tuần trước, ba vụ nổ súng trong lễ bế giảng tại các trường ở tiểu bang Michigan, Louisiana và Tennessee. Từ đầu năm đến nay gần như ngày nào cũng xảy ra một vụ bắn giết, tổng công 137 lần, so với 249 vụ trong cả năm ngoái.

 

Salvador Ramos không tìm giết người vì kỳ thị chủng tộc như Payton Gendron. Cậu hận đời vì lớn lên luôn luôn bị bạn bè chế nhạo về tật nói lắp, đi học bị bắt nạt, không thể chịu được cả bà mẹ mình, sống với ông bà. Khắp thế giới không thiếu gì những thanh niên bất mãn với đời như vậy. Không ai có thể biết trước và ngăn cản được họ không hành động giết người để tự sát. Nhưng chỉ có ở nước Mỹ họ có thể mua súng dễ dàng. Sau sinh nhật đủ 18 tuổi, Ramos đã đi mua hai khẩu súng máy AR-15. Nước Mỹ có 332 triệu dân, với 400 triệu khẩu súng trong tay tư nhân.

 

Đây là vụ án mạng trong trường học nặng nề nhất sau vụ tàn sát 20 học sinh tiểu học ở Sandy Hook, tiểu bang Connecticut năm 2012. Năm 2018, 17 học sinh trung học bị giết ở Parkland, Florida. Năm 2017, 26 người bị bắn chết trong một nhà thờ ở Sutherland Springs, Texas... Năm nay, một người đàn ông 68 tuổi vào một nhà thờ ở Laguna Woods, California, bắn chết một tín đồ đang dự lễ. Năm 2018, một học sinh 17 tuổi vào một trường trung học ở Santa Fe, Texas giết 10 người. Năm sau, 23 người bị bắn chết trong một cửa hàng Walmart tại El Paso, Texas.

 

Hội Súng Toàn Quốc (NRA) luôn luôn bảo vệ quyền mua súng. Mỗi năm bầu cử quốc hội họ chi tiêu hàng triệu mỹ kim vận động cho các nhà chính trị cùng quan điểm. Họ nhắm triệt hạ các người muốn hạn chế việc bán súng, bằng cách moi móc các chuyện khác trong cuộc đời các ứng cử viên mà không cần nói gì đến súng.

 

Hội NRA và những người ủng hộ súng vẫn biện minh rằng “Súng không giết người! Người giết người!”

 

Nhưng nếu trong tay dân Mỹ không có sẵn súng thì không nhiều người bị bắn chết như vậy. Những kẻ trộm cắp không có súng thì khó giết người. Vợ chồng cãi cọ cũng không gây nên án mạng nếu không có sẵn súng. Có súng, người ta tự tử dễ dàng hơn. Các vụ sát nhân ở Mỹ cao gấp 4, 5 lần các nước tiên tiến khác.

 

Nước Mỹ cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, như các nước khác. Ai mua một khẩu súng đều phải được giấy phép, sau khi điều tra lý lịch. Mua một khẩu súng phải được ghi danh, gia hạn hàng năm, như khi mua xe hơi. Tư nhân không cần phải mang súng, nhất là loại súng tự động giết hàng loạt.

 

Ở Anh quốc, sau vụ bắn chết 16 người ở Hungerford năm 1987 bằng súng AK-47 của Trung Cộng, cả nước kinh hoàng. Năm sau, Thủ tướng Margaret Thatcher đã ủng hộ một đạo luật cấm các loại súng tự động. Một vụ tàn sát 16 học sinh và thầy giáo ở Scotland bằng súng ngắn năm 1996 đưa tới các luật lệ gắt gao hơn. Chính phủ đã mua lại hàng chục ngàn khẩu súng của tư nhân. Từ năm 2005, sau khi lên cao nhất, số vụ bắn giết đã giảm bớt.

 

Ở Australia, sau khi 35 người bị giết ở Tasmania bằng súng AR-15 năm 1996, chính phủ John Howard đã hợp tác với các tiểu bang hạn chế quyền sử dụng súng tự động. Trong một năm, họ đã mua lại 650,000 khẩu súng; từ đó các vụ bắn chết người cũng giảm.

 

Tại New Zealand năm 2019, hai giáo đường Hồi Giáo bị bắn, 51 người thiệt mạng. Thủ tướng Jacinda Ardern kêu gọi và toàn thể quốc hội thông qua đạo luật cấm tất cả các loại súng tự động. Trước đó, trong dân số 5 triệu người có 250,000 giữ súng.

 

Tháng Tư năm 2020, một người Canada mặc giả đồng phục cảnh sát bắn giết 22 người trong 13 tiếng đồng hồ tại tỉnh Nova Scotia. Thủ tướng Justin Trudeau đã ban hành lệnh cấm 1,500 loại súng máy, kể cả AR-15.

Nhưng với thế lực rất mạnh của Hội Súng Toàn Quốc NRA, nước Mỹ khó lòng kiểm soát súng chặt chẽ như các nước khác.

 

Ngày Thứ Sáu này, NRA sắp họp đại hội ở Houston, Texas. Cựu Tổng thống Donald Trump và ông Thống đốc Greg Abbott sẽ tới dự. Các vị khách quý này có thể yên tâm đọc diễn văn. Vì cơ quan Mật Vụ có nhiệm vụ bảo vệ các vị cựu tổng thống, sẽ kiểm soát phòng họp bằng máy đo từ tính (magnetometers). Và họ đã ra lệnh cấm không ai được mang súng vào hội trường, những loại súng bắn tia laser, bắn hơi cay và kể cả súng đồ chơi của trẻ em. Người tham dự cũng không được mang túi đeo vai.

 

Nếu các trường học đều được kiểm soát kỹ như vậy, hy vọng số học sinh bị bắn giết sẽ giảm bớt.

 

Ngay sau vụ tàn sát ở Uvalde, Steve Kerr, nhà dìu dắt đội bóng rổ Golden State Warriors, đã lên tiếng, trước trận chung kết với đội Mavericks, Dallas. Theo nhật báo The Wall Street Journal, Kerr kêu gọi Thượng viện Mỹ hãy thông qua dự luật hạn chế quyền mua súng. Dự luật này đã bị ngâm tôm sau khi Hạ viện thông qua và chuyển lên từ năm ngoái. Nhưng Thượng viện Mỹ cần 60/100 lá phiếu ủng hộ, mà 50 nghị sĩ Cộng Hòa đều không đồng ý. Steve Kerr đã gọi đích danh Nghị sĩ Mitch McConnell, thủ lãnh khối thiểu số ở Thượng viện: “Tôi xin hỏi ông Mitch McConnell, quý ông còn tiếp tục đặt tham vọng chính trị lên trên mạng sống của trẻ em, của các cụ già đến bao giờ?”

 

Một ngày sau vụ tàn sát ở Uvalde, Đức Giáo Hoàng Francis ở xa xôi cũng phải kêu gọi: “Chúng ta phải cam kết với nhau không để cho thảm cảnh này diễn ra nữa. Đã tới lúc chúng ta phải lên tiếng chấm dứt việc buôn bán súng.”

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats