Monday 30 May 2022

CHIẾN TRANH Ở UKRAINE CÓ THỂ KẾT THÚC KHI NÀO và NHƯ THẾ NÀO? (KYIV VÀ WASHINGTON, DC  | DCVOnline)

 



Chiến tranh ở Ukraine có thể kết thúc khi nào và như thế nào?

KYIV VÀ WASHINGTON, DC  | DCVOnline

POSTED ON MAY 29, 2022   

https://dcvonline.net/2022/05/29/chien-tranh-o-ukraine-co-the-ket-thuc-khi-nao-va-nhu-the-nao/

 

Đồng minh phương Tây đang bắt đầu bất đồng về những điều kiện để đi đến hòa bình ở Ukraine

 

 Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, nói rằng cuộc chiến ở Ukraine, sẽ thắng trên chiến trường nhưng chỉ có thể kết thúc bằmg những cuộc đàm phán. Khi nào thì ngừng chiến, và theo những điều kiện nào? Phương Tây nói rằng đó là quyền quyết định của Ukraine. Tuy nhiên, ba tháng sau cuộc chiến bắt đầu, các nước phương Tây đang chọn vị trí vào kết cuộc

 

Ivan Krastev, thuộc Trung tâm Chiến lược Tự do, một tổ chức tư vấn ở Sofia, giải thích rằng họ đang chia thành hai phe lớn. Một là “bên hòa bình”, muốn ngừng giao tranh và bắt đầu đàm phán càng sớm càng tốt. Còn lại là “bên công lý”, cho rằng Nga phải trả giá đắt cho hành động gây hấn của họ.

 

Lập luận ngay lập tực xoay quanh vấn đề lãnh thổ: hãy để Nga giữ những vùng đất mà họ đã chiếm được cho đến nay; đẩy nó trở lại vạch xuất phát vào ngày 24 tháng 2; hay cố gắng đẩy nó ra xa hơn nữa, tới biên giới quốc tế, để khôi phục các vùng lãnh thổ mà Nga đã chiếm đóng từ năm 2014? Cuộc tranh luận xoay quanh nhiều điều khác, bên cạnh đó, về cái giá phải trả, rủi ro và những phần thưởng của việc kéo dài chiến tranh; và vị trí của Nga trong thứ tự châu Âu.

 

Phe chủ hòa đang vận động. Đức kêu gọi ngừng bắn; Ý đang lưu hành một kế hoạch bốn đường đi đến một dàn xếp chính trị; Pháp nói về một thỏa thuận hòa bình trong tương lai mà không “sỉ nhục” Nga. Chống lại họ chính yếu là Ba Lan và các nước Baltic, đứng đầu là Anh.

 

Còn Mỹ? Nước ủng hộ quan trọng nhất của Ukraine vẫn chưa đặt ra mục tiêu rõ ràng, ngoài việc củng cố Ukraine để giúp nước này có một vị thế đàm phán mạnh hơn. Cho đến nay, Mỹ đã chi gần 14 tỷ đô la cho cuộc chiến đó và Quốc hội vừa phân bổ thêm 40 tỷ đô la. Mỹ đã tập hợp các khoản viện trợ quân sự từ hơn 40 quốc gia khác. Nhưng sự giúp đỡ này không phải là không có giới hạn. Nó đã chuyển giao đại pháo, nhưng không phải những hệ thống hỏa tiễn tầm xa hơn mà Ukraine đang yêu cầu.

 

Nhận xét của Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, làm tăng thêm sự mơ hồ. Sau khi đến thăm Kyiv vào tháng trước, ông đã ủng hộ phe công lý, nói rằng phương Tây nên giúp Ukraine “chiến thắng” và “làm suy yếu” Nga. Ba tuần sau, ông dường như trở lại phe chủ hòa, kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” sau cuộc điện thoại với người đồng cấp Nga, Sergei Shoigu. Ngũ Giác Đài khẳng định không có sự thay đổi chính sách.

 

Một đòn khác giáng vào phe vì công lý là một bài xã luận trên tờ New York Times cho rằng thất bại của Nga là phi thực tế và nguy hiểm. Sau đó, Henry Kissinger, một cựu ngoại trưởng, nói rằng các cuộc đàm phán nên bắt đầu trong vòng hai tháng để tránh “những biến động và căng thẳng sẽ không dễ dàng vượt qua”. Lý tưởng nhất là sẽ quay trở lại biên giới của ngày 24 tháng 2; Kissinger tuyên bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong một cuộc hội thảo ở Davos, “theo đuổi cuộc chiến ngoài thời điểm đó sẽ không phải vì tự do của Ukraine, mà là một cuộc chiến mới chống lại chính nước Nga.” Ông nói, Nga có một vai trò quan trọng trong sự cân bằng quyền lực của châu Âu; không nên đẩy nó vào một “liên minh vĩnh viễn” với Trung Hoa.

 

Hiện tại, những rạn nứt như vậy ở phương Tây được che đậy bằng câu thần chú tương lai là do người Ukraine quyết định. Tuy nhiên, lựa chọn của Ukraine lần lượt được định hình bởi những gì phương Tây sẽ cung cấp. Ông Zelensky nói trong một cuộc họp tại Davos, “Châu Âu, thế giới nói chung, nên đoàn kết. Chúng ta mạnh khi chúng ta đoàn kết.”

 

Ông nói rằng “Ukraine sẽ chiến đấu cho đến khi giành lại được tất cả lãnh thổ của mình.” Nhưng ông ấy dường như cũng chừa cho mình không gian để thỏa hiệp. Ông nói, các cuộc đàm phán với Nga có thể bắt đầu sau khi nước này rút về biên giới vào ngày 24 tháng 2.

 

Mỹ, châu Âu và Ukraine phải tiếp tục điều chỉnh vị trí của họ theo những gì mỗi bên nghĩ rằng bên kia sẽ chấp nhận. Olga Oliker của Nhóm nghiên cứu về Khủng hoảng Quốc tế, cho biết “Người Ukraine đang đàm phán với các đối tác phương Tây của họ, và có lẽ còn hơn thế nữa, họ đang đàm phán với người Nga.”

 

Sự lờ mờ cũng phản ảnh những bất ổn của chiến tranh. Ukraine có thắng không, vì cứu được Kyiv và đẩy lùi Nga khỏi Kharkiv; hay là thua, vì Nga đã chiếm Mariupol và có thể sớm bao vây Severodonetsk? Phe chủ hòa lo ngại rằng giao tranh càng kéo dài, thiệt hại về người và kinh tế cho Ukraine và phần còn lại của thế giới càng lớn. Phe vì công lý phản bác lại rằng các lệnh trừng phạt đối với Nga mới bắt đầu có hiệu lực; với nhiều thời gian hơn và nhiều vũ khí tốt hơn Ukraine có thể giành chiến thắng.

 

Đằng sau tất cả sự dối trá này là hai nỗi lo trái ngược nhau. Một là quân của Nga vẫn còn mạnh và sẽ chiếm ưu thế trong một cuộc chiến tranh khốc liệt. Hai là họ dễ vỡ. Nếu bị dồn đến đường cùng, Nga có thể tấn công NATO, hoặc sử dụng vũ khí hóa học hoặc thậm chí hạch tâm để tránh thất bại. Emmanuel Macron, Tổng thống Pháp, nói về lau về dài, châu Âu sẽ cần phải tìm cách chung sống với Nga. Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, phản pháo lại, “Việc nhượng bộ Putin nguy hiểm hơn nhiều so với việc khiêu khích ông ấy.” Giới chức chính phủ Mỹ và châu Âu đã âm thầm giúp Ukraine phát triển các quan điểm đàm phán. Một điểm là nhu cầu của họ đối với sự đảm bảo an ninh của phương Tây. Không có lời hứa bảo vệ Ukraine trực tiếp, các ý tưởng kể việc có thể “áp dụng lại” bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với Nga đã được dỡ bỏ; và nhanh chóng tái vũ trang cho Ukraine nếu nước này bị tấn công trở lại.

 

Hiện tại, Ukraine lạc quan một cách hợp lý. Họ đã không để cho Nga thắng dễ dàng, và những vũ khí mới của phương Tây đang xuất hiện ở mặt trận. Nhưng phát biểu từ trụ sở tổng thống sau những bao cát, Mykhailo Podolyak, trưởng đoàn đàm phán của ông Zelensky, cho biết ông ngày càng lo ngại về “sự mệt mỏi” ở một số nước châu Âu. “Họ không nói trực tiếp, nhưng nó giống như một nỗ lực để buộc chúng tôi phải đầu hàng. Bất kỳ lệnh ngừng bắn nào cũng đồng nghĩa với một cuộc xung đột bị đóng băng.”  Ông cũng phàn nàn về “sự trì trệ” ở Washington: vũ khí không đến với số lượng mà Ukraine cần.

 

Khi nào chiến tranh kết thúc sẽ phụ thuộc phần lớn vào Nga. Không cần vội vàng ngừng bắn. Nga dường như quyết tâm chinh phục tất cả vùng Donbas ở phía đông và đàm phán về việc chiếm thêm đất ở phía tây.

 

Volodymyr Fesenko, một chuyên gia phân tích chính trị ở Kyiv, cho biết:

 

“Điều nghịch lý của tình hình là cả hai bên vẫn tin rằng họ có thể thắng. Chỉ khi nào cả hai chúng tôi thực sự bế tắc, và Moscow và Kyiv nhận ra điều đó như vậy, thì bất kỳ cuộc đàm phán nào về sự thỏa hiệp mới có thể xảy ra. Ngay cả khi đó, nó có thể vẫn chỉ là tạm thời.”

 

Volodymyr Fesenko

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: When and how might the war in Ukraine end? |KYIV VÀ WASHINGTON, DC | The Economist  | 28 May 2022.

Bài bình luận đăng trong phần Châu Âu của ấn bản cuat tạp chí với tựa đề “Chiến sự có thể kết thúc khi nào và như thế nào?”

 

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats