Người
mà Đảng không thể kỷ luật, nay lại tán dương: cựu TT Nguyễn Tấn Dũng
Thanh Trúc, RFA
2022.05.28
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/merit-badge-for-once-disgraced-pm-05282022103321.html
Nguyên Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi còn đương chức dự một hội nghị quốc tế ở Naypyidaw,
Myanmar vào ngày 13/11/2014. AFP
“Tuyệt
đối trung thành với Đảng, với tổ quốc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác Lê,
tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; nêu cao phẩm chất
đạo đức cách mạng của người đảng viên gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng,
rèn luyện, phấn đấu vươn lên”.
Đó là lời
ca tụng mà Thủ tướng Phạm Minh Chính dành cho nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
khi đích thân trao tặng huy hiệu 55 tuổi Đảng hôm 24/5.
Ông Dũng từng
bị nêu danh là ‘đồng chí X’, có thể bị khiển trách và bị kỷ luật vì những sai
phạm, vây cánh, bao che, tham nhũng khi còn tại chức.
Một blogger ẩn danh, nhiều năm làm việc trong cơ quan công
quyền Hà Nội, trao đổi với RFA qua điện thư:
“Tưởng
danh hiệu gì chứ huy hiệu 55 tuổi Đảng này thì bình thường, chế độ này vẫn hay
làm như thế. Khái niệm đồng chí X’ chinh xác là do ông Tư Sang - Trương Tấn
Sang đưa ra và nói trên báo hẳn hoi, chứ ông Trọng không làm việc ấy. Bài phát
biểu của ông Chính ca ngợi ông Dũng thì nó cũng chỉ là khuôn sáo của chế độ,
cũng không đáng bàn.”
Theo nhà báo độc lập Võ Văn Tạo, trao huy hiệu 55 tuổi Đảng cho cựu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trò đãi bôi, khách khí,:
“Nếu
ông Dũng là người đạo đức như thế thì tại sao cộng đồng mạng gọi ông ta bằng những
biệt danh không hay ho như ‘sâu chúa, đồng chí Ba X’’. Kết quả Đại Hội mà ông
Dũng phải về vườn nó rất mâu thuẫn với những lời ca tụng đó bởi vì xét về
tuổi và so với ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Dũng trẻ hơn, khỏe hơn, ai
cũng thấy điều đó. Thế tại sao ông Dũng phải về còn ông Trọng làm mà thậm chí
làm sang cả nhiệm kỳ thứ ba, trong khi Điều lệ Đảng qui định tối đa là hai nhiệm
kỳ.”
“Trao tặng
huy chương, nói những lời hay ý đẹp như thế này rất giả đối, rất phi thực tế,
cũng không phù hợp với nhận định của người dân và cán bộ đảng viên
có hiểu biết. Qua đấy người ta cũng thấy công tác tổ chức kế cận của ĐCSVN là
có vấn đề”.
Blogger Điếu Cày, cựu tù nhân lương tâm, thành viện Hội
Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, nêu câu hỏi mà ông cho là có nhiều người cũng đặt ra
khi hay tin nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đương kim Thủ tướng Phạm Minh
Chính trao huy hiệu 55 tuổi Đảng:
“Đây là
huy hiệu ghi nhận những đóng góp cho Đảng, mà huy hiệu của Đảng thì lẽ ra Tổng
Bí thư hoặc Văn phòng Trung ương Đảng cấp. Thế nhưng ở đây thì Văn phòng
Chính phủ lại thay mặt đứng ra làm việc này. Chúng ta nhớ có lần ông Nguyễn Phú
Trọng đã sụt sùi khóc vì không kỷ luật được ‘đồng chí X’. Vậy quan hệ giữa ông
Nguyễn Phú Trong và ông Nguyễn Tấn Dũng là như thế nào”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huy hiệu 55 tuổi đảng
cho nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Báo Chính Phủ
Ông Nguyễn
Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương ĐCSVN, lý giải:
“Ông Nguyễn
Tấn Dũng là sinh hoạt ở Đảng bộ của Chính phủ, cho nên ông Phạm Minh Chính là
Bí thư Ban Cán sự Đảng bộ Chính phủ đứng ra sao là chuyện nguyên tắc hay thủ tục
bình thường. Nếu đúng ra mà bình đẳng như mọi người thì ông Dũng chỉ được Tỉnh ủy
hiện nay mà ông đang sinh hoạt ở đấy họ trao, nhưng mà họ đưa về Chính phủ trao
thì họ có lý do là ông đã về hưu ở đấy. Họ bám vào tín hiệu là họ trọng thị ông
Dũng chứ không bôi bác và muốn hủy ông ấy đâu.”
Vẫn lời
ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một gương mặt chính trị
nhiều tham vọng, nổi bật cả hai mặt tốt xấu:
“Ông
cũng là người thông minh, câu ‘Không đổi lấy tình hữu nghị hữu hảo với chủ
quyền biển đảo’ mà ông nói ở Singapore là câu nói đáng ghi nhận, do ông tự nghĩ
ra và nói về mối quan hệ không tử tế không lành mạnh giữa Việt Nam và Trung
Hoa. Vì thế mà ông bị đánh lọt.”
“Nhưng
lớn nhất người ta dựa vào để đánh lọt ông chính là cái ông ấy bảo kê hoặc trực
tiếp dính líu đến tham nhũng, của chìm của nổi rồi con cái này kia các thứ.
Chính trị Việt Nam thời Nguyễn Tấn Dũng rất phức tạp, họ đánh nhau không chỉ vấn
đề ý thức hệ, nhân cách, công ăn việc làm…mà còn là xu hướng chính trị.
Ông Nguyễn Tấn Dũng muốn trở thành một thủ lĩnh quốc gia, một gương mặt
chính trị lớn của đất nước thì phải rửa mặt, rửa mày cho sạch sẽ”.
Ông Nguyễn
Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng hai nhiệm kỳ, từ 2006 đến 2016. Trong những
năm của nhiệm kỳ thứ 2, ông bị chỉ trích vì những thất bại trong quản lý
kinh tế với việc làm ăn thua lỗ của hàng loạt Tổng công ty Nhà nước, vốn được đề
cao là ‘những quả đấm thép’…dẫn đến tình trạng lạm phát bên cạnh sự tăng trưởng
kinh tế trì trệ.
Khi ông
Nguyễn Tấn Dũng rời chính trường sau Đại hội Đảng XII năm 2016, hàng loạt quan
chức chính phủ thân cận với ông đã bị kỷ luật, thậm chí đi tù với những cáo buộc
tham nhũng hoặc cố ý làm trái quy định Nhà Nước. Điển hình nhất và nặng nhất
lúc bấy giờ là vụ xét xử cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư TPHCM Đinh
La Thăng.
Trước đó,
năm 2012, bản thân ông Nguyễn Tấn Dũng cũng thoát án kỷ luật tại Hội nghị
Trung ương VI Đảng Cộng Sản Việt Nam. Giới chức ĐCSVN chỉ dám gọi ông Dũng là đồng
chí X một cách công khai.
Tại Quốc hội
Việt Nam khóa XIII năm 2012, ông Nguyễn Tấn Dũng ngỏ lời xin lỗi vì những yếu
kém, khuyết điểm của Chính phủ do ông lãnh đạo. Thế nhưng ông cũng không quên
khẳng định rằng: “Tôi không thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà
Đảng, Nhà nước phân công…. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ
Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân
công, QH đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tôi sẵn sàng chấp
nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, của Quốc hội”.
Theo nhận
xét của blogger Điếu Cày, việc ‘đồng chí X’ tức ông Nguyễn Tấn Dũng được trao
huy hiệu 55 tuổi Đảng lôi kéo sự chú ý từ mọi giới vào khi chính trường
Việt Nam đang có diễn biến tranh chấp về nhân sự, cũng như trong bối cảnh Hội
nghị Trung ương 5 Khóa XIII ĐCSVN với nhiều vụ án lớn bị bóc tách:
“Trước
khi ông Phạm Minh Chính chuẩn bị tiếp Thủ tướng Nhật sang Việt Nam thì trước đó
một ngày công an đưa lệnh truy nã quốc tế bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Giám đốc tập
đoàn AIC có vấn đề tham nhũng, một trong những người được coi là thân tín với ông
Phạm Minh Chính. Nhật cũng là nước từng trao tặng huân chương ‘Mặt Trời Mọc’
cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Báo Nhân Dân đưa tin Thủ tướng Nhật đến Việt
Nam gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính bằng một mẫu tin nhỏ ở trang sau, cho
thấy phe thân Trung Quốc muốn làm giảm nhẹ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật.”
“Sau đó
ông Phạm Minh Chính sang Hoa Kỳ và sự cố gây ồn ào trên mạng là ông Chính
và bộ sậu ăn nói bổ bã trước khi chuẩn bị gặp ngoại trường Mỹ Antony Blinken,
được nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ ghi lại và ghi lại và tung lên mạng gây rất
nhiều ồn ào.”
“Trong
cuộc cạnh tranh quyền lực ai sẽ làm Tổng Bí thư đợt tới này người ta thấy có
ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Phạm Minh Chính, ông Tổng Bí thư Trọng và
ông Tô Lâm.Thế thì việc ông Phạm Minh Chính đứng ra trao huy hiệu Đảng cho ông
Nguyễn Tấn Dũng cho thấy ông Chính đang tìm kiếm sự ủng họ của phe miền Nam. Ý
kiến của tôi là như thế”.
Trở lại
cùng blogger ẩn danh gởi điện thư cho RFA:
“Chuyện
đáng nói là thời điểm rất đặc biệt này. Có thể người ta cũng nhân chuyện huy hiệu
55 tuổi Đảng đề bắn tín hiệu gì đó liên quan đến ‘nội bộ trên cung đình’.”
“Trước
Hội nghị 5 vừa rồi thì có thông tin, mà chưa có điều kiện kiểm chứng, là chính
ông Ba Dũng viết tâm thư cho Bộ Chính Trị đề nghị đồng chí Nguyễn Phú Trọng ở lại.
Nếu đúng như vậy thì đây là một chiêu trò cao tay, một viên đạn nhắm vào nhiều
đích.”
“Thứ
hai nữa là trong lúc này mấy vụ liên tục xảy ra, nhất là vụ bà Nguyễn Thị Thanh
Nhàn. Nếu bà này bị bắt và bị khởi tố thì ông Thủ tướng Phạm Minh Chính và nhiều
người khác bị liên lụy. Tình hình cho thấy có vẻ như đang có sự ngã giá với
nhau trên cấp cao nhất. Vụ AIC, rồi chuyện để ông Chính trao huy hiệu 55
tuổi Đảng cho ông Dũng được hiểu như người ta đang thủ những con bài mà lúc cần
thì lật ra để ngầm tác động, để tiếp tục ngã giá với nhau về vấn đề phe phái,
nhân sự sắp tới. Đặc thù chính trị của Việt Nam, nhất là nhân sự cấp cao, thể
hiện qua những quan hệ nhập nhằng phức tạp như thế.”
Tóm lại,
theo blogger giấu tên, đừng tưởng người dân không hay biết về những gì chung
quanh và đằng sau những việc từ bình thường như ông Nguyễn Tấn Dũng được trao
huy hiệu Đảng, cho đến những việc lớn là sự tranh giành quyền lực, ngôi
thứ nơi ‘tứ trụ lãnh đạo’ sắp tới của chế độ.
Hơn nữa, mọi
chuyện liên quan mà dư luận bàn tán, suy diễn đều ít nhiều phản ảnh đúng
mặt trái hay hậu trường chính trị của Việt Nam, blogger này kết luận.
------------------------
Tin,
bài liên quan
Lãnh
đạo Kiên Giang sẽ bị xử lý thế nào khi phá tan đảo ngọc Phú Quốc?
Khả
năng “hầu toà” của Nguyễn Tấn Dũng trong vụ MobiFone mua AVG?
Cựu
đại biểu quốc hội kiện nguyên thủ tướng VN vì mục đích gì?
Có
gì khác trong vụ kỷ luật đồng chí X và ông Đinh La Thăng?
Ý
kiến TS Luật Cù Huy Hà Vũ về vai trò ông Nguyễn Tấn Dũng
No comments:
Post a Comment