Sách
giáo khoa và ông Bộ trưởng... thiệt tình!
Trân Văn - Thiên Hạ Luận
31/05/2022
https://gdb.voanews.com/031a0000-0aff-0242-5b17-08da4309856c_w650_r1_s.jpg
Bộ Trưởng Nguyễn Kim Sơn.
.
Ý kiến
của của ông Nguyễn Kim Sơn trong vai... Đại biểu Quốc hội, khi thảo luận với
các đồng viện về giá sách giáo khoa, đại ý: Sách giáo khoa đắt hơn trước gấp
hai, ba lần vì “khổ to, giấy đẹp” đã và đang khuấy động dư luận cả trên hệ thống
truyền thông chính thức lẫn mạng xã hội...
Trân
Văn
.
Ý kiến của
của ông Nguyễn Kim Sơn trong vai... Đại biểu Quốc hội, khi thảo luận với các đồng
viện về giá sách giáo khoa, đại ý: Sách giáo khoa đắt hơn trước gấp
hai, ba lần vì “khổ to, giấy đẹp” (1) đã và đang khuấy động dư luận
cả trên hệ thống truyền thông chính thức (2) lẫn mạng xã hội...
Vì sao vẫn
đại diện cho “ý chí, nguyện vọng của nhân dân” tại Quốc hội khóa 15
nhưng ông Sơn lại bị nhân dân chỉ trích kịch liệt, chẳng mấy người ai thèm thắc
mắc ông Sơn đang đại diện cho “ý chí, nguyện vọng” của họ mà chỉ xoáy
vào chuyện ông Đại biểu Quốc hội kiêm Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo đang thay giới
kinh doanh sách phân bua?
Có người
như Lê Đăng Minh nhận xét: Sao nói giống con buôn sách giáo khoa vậy (3). Có người xếp ông Sơn vào loại đại
diện cho... “lợi ích nhóm” (4). Có người rủa rất nặng lời như Dong
Nguyen: Tăng giá gấp đôi, gấp ba vì “giấy tốt, khổ to” chỉ là trò
ăn cướp kẹo trẻ con thôi, đừng vòng vo thêm nhục. Tưởng thế nào! Cũng
phường cắp trộm (5)!
Hoặc tham
gia đóng góp cảm xúc với bạn bè qua việc giới thiệu một mẩu đối thoại như Trần
Đắc Thắng : Chị bán xoài hả? Xoài này bao nhiêu một ký vậy chị? Đây
là xoài cát chu, giá 35.000 đồng/ký. Còn đống xoài to to kia? Đó
là xoài Đài Loan, giá 15.000 đồng/ký? Ủa sao xoài Đài Loan to hơn, đẹp hơn
mà giá rẻ hơn nhiều vậy chị? Vì nó không ngon, người ta ăn xoài cần
ngon chứ đâu cần to, đẹp. Ờ, chị nói đúng. Vậy mà có th… nọ lên tới chức bộ
trưởng, sách giáo khoa người ta cần kiến thức mà tụi nó lại in vừa to vừa đẹp để
bán giá cao gấp hai, gấp ba lần so với trước. Ôi, anh chấp nhứt chi
cái loại ngu dốt nhưng thừa thủ đoạn bóc lột đó. Có cơ hội moi tiền của dân là
chúng moi tới cái lai quần luôn (6).
Nhiều người
như Do Duy Ngoc đã góp phần lý giải tại sao dân chúng giận dữ: Dân càng
lúc càng nghèo vì cái gì cũng tăng giá. COVID làm nhiều gia đình thiếu ăn. Sau COVID
kiếm tiền chẳng dễ. Giờ thì học phí tăng gấp ba, sách giáo khoa cũng tăng y như thế.
Giá sách cũ đã chạy tiền chết m… rồi, giờ lại tăng ba lần. Lại bày ra lắm đầu
sách mà chỉ sử dụng có một lần. Năm sau lại mua. Thế là tiêu mộng cắp sách đến
trường. Bộ trưởng bảo giá sách tăng là vì được in khổ to, giấy đẹp. Lại muốn
chửi. Xứ giàu người ta in sách đẹp, khổ to nhưng phát không cho học sinh. Xứ ta
nghèo, chạy ăn hộc máu lại bày in khổ to, giấy đẹp để thu tiền đầy túi. “Một ngày lạ thói sai nha, Làm cho khốc
hại chẳng qua vì tiền”. Các
ông lúc nào cũng có lý do để nguỵ biện nhưng thực chất là do đồng tiền cả. Sách
mỗi năm mỗi đổi. Học sinh mỗi năm phải mua sách mới với giá năm nay cao hơn năm
trước. Các ông có biết có người phải bán máu để mua sách cho con không? Các ông
có hay có bà mẹ ngất vì đói để dành tiền mua sách không? Hàng trăm, hàng
ngàn tỉ các ông thu về rút từ máu của những người cha, từ cơn
đói của các bà mẹ đấy. Tàn nhẫn quá. Ngày trước bảo làm cách mạng để trẻ
con được có sách vở, được có tấm áo, được học hành. Giờ với học phí và sách
giáo khoa tăng vùn vụt thế này, trẻ con lại phải xuống đường bán vé số, ra vỉa
hè mưu sinh phụ giúp gia đình. Còn tâm trí đâu mà học hành, mà mở mang trí tuệ.
Tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Giờ tuổi trẻ như thế thì mai sau đất nước sẽ
thế nào (7)?
***
Cũng đã
có một số
người như ông Võ Đức Phúc nhắc lại chuyện năm ngoái, sau khi được bổ nhiệm làm
Bộ trưởng GDĐT, ông Sơn đề
xuất chính phủ giao Bộ Tài chính lập báo cáo để chính phủ trình Quốc hội xem xét việc đưa sách giáo khoa vào danh mục
hàng hóa, dịch
vụ do nhà nước quy định giá, không để các doanh nghiệp tự kê khai giá rồi tự chịu
trách nhiệm báo cáo Bộ tài chính như cơ chế hiện hành. Rồi chỉ đạo gửi văn bản đến các nhà xuất bản,
yêu cầu tiết kiệm tối đa chi phí trong các khâu biên soạn, in ấn, phát hành,
làm sao để giá thành sách giáo khoa giảm để con em các gia đình khó khăn, vùng
sâu, vùng xa dễ dàng tiếp cận. Ông Phúc khen đó là điều nhân văn và than: Thật
đáng tiếc, chẳng hiểu sao lần này tại Quốc hội, Bộ trưởng lại “giải
trình” cho các doanh nghiệp là các nhà xuất bản thay vì để Bộ Tài chính
làm điều đó, mà không nghĩ đến cảm xúc của nhân dân. Tưởng Bộ trưởng muốn trình
bày thì lên phường chứ. Hay Bộ trưởng muốn thể hiện điều gì với các nhà xuất bản?
Một chút vụng về thôi cũng đủ làm “mất điểm” trong mắt người dân cả nước. Giải
trình mà không khéo thì mấy ai tin (8)?
Bởi không
tin vào “thành tâm, thiện ý” của Đại biểu Quốc hội kiêm Bộ trưởng GDĐT nên
mới có nhiều người thắc mắc như Trần Xuân Thái: Tại sao mỗi năm hàng chục
triệu cha mẹ phải mua lại sách giáo khoa cho con em của họ mà không được
xài sách giáo khoa anh chị của chúng để lại? Tại sao sách giáo
khoa phải liên tục thay mới, in mới và giá cả thì bản sau cao hơn bản trước? Hay
là vì bản án của tên Trương Quốc Cường chỉ bốn năm quá nhẹ, nhẹ đến mức
công nhiên thách thức nhân dân, khiến những BOT – sách giáo khoa, Việt
Á – sách giáo khoa xem thường đến mức trêu ngươi? Phải chăng, đó là một
nền học thuật bị thương mại hóa, một chiến lược sách giáo khoa, sách dùng
cho việc dạy và học bị lũng đoạn bởi các nhóm lợi ích COCC (con ông cháu
cha) (9)?
Trong vô số
ý kiến kiến về biện minh Sách giáo khoa đắt hơn trước gấp hai, ba lần
vì “khổ to, giấy đẹp” của Đại biểu Quốc hội kiêm Bộ trưởng GDĐT Nguyễn
Kim Sơn, Ngô Hữu Kinh Luân tâm sự rằng ông cảm thấy may mắn khi đi học vào thời
“không có những ông Thượng thư Bộ GDĐT như bây giờ, nếu có, chắc chắn mình sẽ
thất học vì nhà mình nghèo quá, tiền ăn còn không đủ lấy đâu ra tiền đóng học
phí, tiền sách giáo khoa liên tục đổi mới mỗi năm”. Từ thực tế đang làm nhiều
người, nhiều giới rên xiết, Luân thắc mắc: Ngành giáo dục có âm mưu hay
hai lòng không khi liên tục cải cách, tăng học phí, tăng giá sách giáo
khoa trong lúc dân đang khốn khổ trăm đường và nhiều người bị bần cùng hoá?
Và nhắn
chung giới lãnh đạo: Lãnh
đạo xa dân lâu quá rồi, lãnh đạo đã quen với những công trình trăm tỷ nghìn tỷ
bỏ hoang, lãnh đạo đã quen với những vụ án triệu đô trăm triệu đô, lãnh đạo bóc
gỡ những phi vụ sai phạm tiền tỷ hệt như chuyện bông đùa. Lãnh đạo đâu biết
được rằng, phận dân khổ lắm. Có người cả đời không có nổi chỗ che thân, mất
không có áo quan chôn, chôn rồi không có chỗ nhang khói. Mới đây thôi ở
Phú Yên, không có tiền ma chay cho chị, dân đành chôn ngay trong nhà. Mới
đây thôi, dân phải bó người thân tử vong tại bệnh viện bằng
chiếu rồi cột
trên xe máy chở về nhà để mai táng ở Sơn La vì nghèo. Lãnh đạo ơi, xưa còn có các đội nhận lệnh vua đi ghi
chép dân sống sao về báo lại với Thiên tử, quan sát cách quan chăn dân sao về tấu
lại với Thiên tử... Vậy
mà nay, có biết bao cơ quan thanh tra, giám sát, có biết bao người được
nhà nước trả lương từ cấp ấp mà lẽ nào lãnh đạo không biết dân sống ra sao, hay
sao? Lãnh đạo ơi, lẽ
nào lãnh đạo đã quên giáo dục là quốc sách của quốc gia, giáo dục là rường cột
của tổ quốc, giáo dục là nền tảng của dân tộc hay sao? Lãnh đạo ơi, nếu lãnh đạo hiểu thì lẽ nào cứ để các
quan nhân ngành giáo dục mặc sức bào mòn sức dân, chia nhau máu thịt của dân
mãi như vậy sao (10)?
---------------
Chú
thích
(2) https://laodong.vn/giao-duc/sach-giao-khoa-co-can-kho-to-giay-dep-de-ban-duoc-gia-cao-1049674.ldo
(3) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=5209530722426640&id=100001092916407
(4) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=3193040704269543&id=2097614560478835
(5) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=10217624178196089&id=1827708986
(6) https://www.facebook.com/100003333937433/posts/5055792687875146/
(7) https://www.facebook.com/doduyngoc/posts/10158914211108635
(8) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=1523593154759091&id=100013252621250
(9) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=3180592412221464&id=100008122083756
(10) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=128926143119513&id=100080063825564
No comments:
Post a Comment