Tuesday, 31 May 2022

BÁO ĐỘNG VỀ SỰ NGUY HIỂM CỦA PimEyes (Lê Tây Sơn / Saigon Nhỏ)

 



Báo động về sự nguy hiểm của PimEyes

Lê Tây Sơn

30 tháng 5, 2022

https://saigonnhonews.com/doi-song/cong-nghe/bao-dong-ve-su-nguy-hiem-cua-pimeyes/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/6a4a49_627361186fd84af3938544cc36cceb3e_mv2.png

Trang chủ PimEyes

 

Một cỗ máy tìm kiếm khuôn mặt (Face Search Engine) mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng đang được đánh giá là “chính xác một cách đáng báo động”! Chỉ cần đưa một tấm ảnh của bạn vào ứng dụng này, nó sẽ lục tung trên mạng trong tích tắc và cho ra kết quả với những tấm ảnh xa xưa chính bạn có thể còn không nhớ…

 

Moi móc cả quá khứ không còn muốn nhớ

 

PimEyes là một dịch vụ có trả phí để tìm ảnh của một người từ những nơi khác trên internet, bao gồm cả những ảnh nhạy cảm không muốn bị thấy lại! Với $29,99/tháng, mPimEyes sẽ cung cấp cho bạn một “siêu năng lực” ẩn chứa tác hại khó lường đến từ thế giới khoa học viễn tưởng: Tìm ra cả những bức ảnh khó tìm mà tưởng đã biến mất vĩnh viễn như cây kim trong đống rác kỹ thuật số khổng lồ của Internet! Thời gian tìm kiếm chỉ mất vài giây!

 

Bạn tải lên ảnh khuôn mặt của bạn, nhấn đồng ý vào cửa sổ các điều khoản dịch vụ và sẽ nhận được một chùm ảnh dạng lưới được cho là có khuôn mặt giống bạn, với cả các liên kết đến vị trí chúng xuất hiện trên internet. Tờ The New York Times đã sử dụng PimEyes để tìm kiếm khuôn mặt của hàng chục nhà báo với sự đồng ý của họ để kiểm tra “sức mạnh” của dịch vụ. Kết quả, PimEyes tìm thấy những bức ảnh của từng người và nơi chốn chúng xuất hiện, kể cả một số ảnh chủ nhân chưa hề nhìn thấy trước đây hoặc đeo kính râm, khẩu trang và tránh ống kính trong đám đông!

 

PimEyes phát hiện một phóng viên đang khiêu vũ tại một sự kiện bảo tàng nghệ thuật cách đây một thập niên và khóc sau khi được cầu hôn (bức ảnh cô không thích nhưng nhiếp ảnh gia đã dùng nó để quảng cáo doanh nghiệp của mình trên Yelp). Một phóng viên công nghệ thấy ảnh mình trong một tình huống nhạy cảm với một người hâm mộ tại lễ hội âm nhạc Coachella năm 2011. Một phóng viên khác phát hiện anh có mặt trong vô số bức ảnh cưới tại nhiều bữa tiệc và cả trong nền mờ ảnh chụp người khác tại một sân bay Hy Lạp vào năm 2019.

 

Cuộc sống quá khứ của một nhà báo khi anh còn hoạt động trong một ban nhạc rock cũng được “khai quật” trong một bức ảnh và một bức ảnh khác cho thấy anh nghỉ ngơi trong trại hè ưa thích của một… phụ nữ. Không như Clearview AI, một công cụ nhận dạng khuôn mặt tương tự chỉ dành cho các cơ quan thực thi pháp luật, PimEyes không hiển thị kết quả từ các trang mạng xã hội. Nhưng thay vào đó nó gây cú sốc khi cung cấp những ảnh đến từ các bài báo, trang chụp ảnh cưới, trang đánh giá, blog và cả các trang… khiêu dâm! Đối với phụ nữ, những bức ảnh không chính xác thường đến từ các trang web khiêu dâm, khiến dễ bị hiểu lầm đó chính là mình dù… không phải mình!

 

Một giám đốc công nghệ yêu cầu giấu tên cho biết ông sử dụng PimEyes khá thường xuyên, ban đầu chủ yếu để xác định những người quấy rối mình trên Twitter khi nghi họ sử dụng ảnh tài khoản thật nhưng tên giả. Một người dùng PimEyes khác cho biết ông sử dụng công cụ này để tìm danh tính thực của các nữ diễn viên đóng phim khiêu dâm và tìm kiếm ảnh khiêu dâm của bạn bè trên Facebook!

 

Giorgi Gobronidze, chủ sở hữu mới của PimEyes là một giáo sư 34 tuổi. Đương sự cho biết mình chỉ quan tâm đến công nghệ từ sau cuộc tấn công mạng của Nga vào quê hương Gruzia của mình. Giorgi Gobronidze nói:

 

“Tôi tin PimEyes là một công cụ tốt, giúp mọi người kiểm tra trực tuyến; ví dụ, nếu phát hiện một bức ảnh của mình đang được sử dụng cho một mục đích không tốt trên trang Yelp, họ có thể đề nghị gỡ xuống. Người dùng PimEyes được khuyến cáo chỉ tìm kiếm khuôn mặt của chính mình để xem nó đang nằm ở đâu hoặc khuôn mặt của những người đã đồng ý. Nhưng tôi khuyên mọi người tìm kiếm một cách có đạo đức trong thực tế công nghệ không thể bảo vệ hoàn toàn bạn cho dù bạn muốn ẩn danh trong đám đông”.

 

Gobronidze thú nhận hiện PimEyes không có biện pháp kiểm soát nào để ngăn người dùng tò mò tìm kiếm những bức ảnh không phải của họ và dịch vụ cũng đòi một khoản phí rất lớn để giữ những bức ảnh “xấu xí” không bao giờ xuất hiện trở lại nữa. Ella Jakubowska, cố vấn chính sách của European Digital Rights, một nhóm ủng hộ quyền riêng tư, nhận định: “Bất kể họ giải thích thế nào, PimEyes vẫn là phần mềm được thiết kế để theo dõi người khác thông qua việc tìm ảnh của họ”.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/GettyImages-1199764289.jpg

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng biến tướng và có thể được lợi dụng cho những mục đích bệnh hoạn (ảnh: Sven Hoppe/picture alliance via Getty Images)

 

Về chủ nhân trang web

 

Giorgi Gobronidze lớn lên trong bóng tối của chiến tranh. Trường mẫu giáo của anh bị đánh bom trong cuộc nội chiến sau khi Gruzia tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô vào năm 1991 và bị chia cắt khỏi thế giới vào năm 2008 khi Nga xâm lược. Những trải nghiệm đau thương này đã thôi thúc anh nghiên cứu sự thống trị của công nghệ đối với an ninh quốc gia. Sau thời gian làm luật sư và phục vụ trong quân đội Gruzia, Gobronidze lấy bằng thạc sĩ về quan hệ quốc tế và năm 2014 trở thành giáo sư Đại học Châu Âu ở Tbilisi, thủ đô Gruzia, nơi anh vẫn còn giảng dạy.

 

Đến năm 2017, khi Gobronidze là giáo sư thỉnh giảng trong một chương trình trao đổi tại một trường đại học ở Ba Lan, một sinh viên giới thiệu với anh hai hacker: Lucasz Kowalczyk, Denis Tatina và công trình nghiên cứu cỗ máy tìm kiếm bằng khuôn mặt của họ. Gobronidze cho biết hai hacker đồng ý trình bày với anh về sáng tạo của họ. “Họ giải thích cách PimEyes sử dụng công nghệ lưới (neural net technology) để lập bản đồ các đặc điểm của khuôn mặt và so sánh khuôn mặt đó với các khuôn mặt có số đo tương tự rồi dùng phần mềm bắt chước để tìm ra những khuôn mặt giống nhất.

 

Anh giữ liên lạc với hai hacker và thấy PimEyes ngày càng nhận được nhiều sự chú ý trên các phương tiện truyền thông, chủ yếu là về sự mới lạ. Đến năm 2020, PimEyes tuyên bố có chủ sở hữu mới giấu tên. Trụ sở công ty cũng được chuyển từ Ba Lan đến Seychelles, một thiên đường né thuế nổi tiếng. Gobronidze cho biết năm ngoái anh nghe thông tin chủ mới của trang web muốn bán nó và anh nhanh chóng gom tiền để mua, kể cả bán một biệt thự bên bờ biển thừa kế từ ông bà và vay một khoản lớn từ người em trai Shalva Gobronidze, kỹ sư phần mềm tại một ngân hàng. Anh không tiết lộ số tiền đã trả, chỉ úp mở: “Đó không phải khoản tiền lớn như mọi người nghĩ”. Đến Tháng Mười Hai 2020, Gobronidze thành lập công ty EMEARobotics để có tư cách pháp nhân mua lại PimEyes và đăng ký nó ở Dubai, tận dụng mức thuế thấp của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

 

Cỗ máy kiếm tiền

 

Vài tháng trước, Cher Scarlett, một nữ kỹ sư máy tính, lần đầu tiên dùng thử PimEyes và nhìn thấy một chương của cuộc đời mà cô đã cố gắng rất nhiều để quên nay lại xuất hiện. Đó là năm 2005, khi Scarlett 19 tuổi, bị lôi cuốn bởi kỹ nghệ sản xuất phim khiêu dâm, đã đến thành phố New York để tham gia một buổi đóng thử. Nay PimEyes khai quật chấn thương cũ của cô với các liên kết đến nơi những bức ảnh khiêu dâm được tìm thấy.

 

Chúng được đưa vào giữa những bức chân dung gần đây của Scarlett, hiện là một nhà hoạt động vì quyền người lao động và được truyền thông đưa tin trong cuộc nổi dậy của công nhân mà cô là lãnh đạo tại hãng Apple. Lo lắng về cách mọi người sẽ phản ứng với những hình ảnh xấu xí này, Scarlett ngay lập tức bắt đầu tìm cách xóa chúng. Nhấp vào ảnh cần xoá, một menu hiện lên cung cấp liên kết đến hình ảnh, liên kết đến trang web chứa nó và một tùy chọn để “loại trừ khỏi kết quả công khai” trên PimEyes. Nhưng Scarlett nhanh chóng phát hiện, việc “loại trừ” (opt-out) chỉ dành cho những người đăng ký trả tiền cho “gói PROtect”, có giá từ $89.99 đến $299.99 mỗi tháng. Scarlett không còn cách nào là phải đăng ký. “Về cơ bản đây là một kiểu tống tiền” – cô nói.

 

Gobronidze nói rằng có một công cụ miễn phí để xóa trên PimEyes. Gobronidze cũng đưa ra một biên lai cho thấy PimEyes đã hoàn lại cho Scarlett $299.99 vào tháng trước. Theo Gobronidze, PimEyes có hàng chục ngàn người đăng ký, hầu hết từ Hoa Kỳ và Châu Âu. Nó kiếm được phần lớn tiền từ những người đăng ký dịch vụ PROtect, gồm cả sự trợ giúp từ các nhân viên hỗ trợ của PimEyes khi cần gỡ ảnh từ các trang bên ngoài. PimEyes cũng cho quyền “chọn không tham gia” miễn phí, để mọi người xóa dữ liệu về bản thân họ khỏi trang web, bao gồm cả hình ảnh tìm kiếm về khuôn mặt của họ.

 

Phần mình, để chọn không tham gia tìm kiếm PimEyes, Scarlett cung cấp một bức ảnh chụp tuổi thiếu niên và bản quét giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp. Vào đầu Tháng Tư, PimEyes thông báo yêu cầu không tham gia của chị đã được chấp nhận. “Các kết quả tiềm năng chứa khuôn mặt của bạn sẽ bị xóa khỏi hệ thống chúng tôi” – email của PimEyes viết. Nhưng một tháng sau đó, khi The New York Times thử tìm kiếm khuôn mặt của Scarlett với sự cho phép của chị, PimEyes đã hiển thị hơn 100 kết quả, trong đó có cả ảnh khiêu dâm! Gobronidze giải thích đây là một “lỗi ngoài ý muốn” và đề nghị Scarlett cần thường xuyên chọn không tham gia, với nhiều ảnh của mình!





No comments:

Post a Comment

View My Stats