Monday 16 May 2022

THAM NHŨNG TRONG MUA BÁN VŨ KHÍ CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM NGHIÊM TRỌNG ĐẾN MỨC NÀO? (Ngô Xuân Lộc, RFA)

 



Tham nhũng trong mua bán vũ khí của quân đội Việt Nam nghiêm trọng đến mức nào?

Bình luận của Ngô Xuân Lộc
2022.05.16

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/how-serious-corruption-in-arm-deals-among-vn-military-leaders-05162022135116.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/how-serious-corruption-in-arm-deals-among-vn-military-leaders-05162022135116.html/@@images/8687ac59-d36a-43b0-88e2-888c16621b31.jpeg

Hình minh họa: Diễu binh kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ hôm 7/5/2014.  AFP

 

Cơ quan công quyền Việt Nam mới đây đã đưa ra lệnh truy nã với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Bà này đã bị khởi tố từ ngày 29/4 với vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và các đơn vị liên quan, trong đó bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đóng vai trò là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của CTCP Tiến bộ Quốc tế (AIC).

 

Tưởng rằng chỉ là một vụ tham nhũng đơn thuần, nhưng lại có một tờ báo của Israel tọc mạch cho biết rằng, bà Nhàn giữ một vai trò quan trọng trong việc mua bán vũ khí giữa Israel và Việt Nam.[1]

 

Một báo cáo của SIPRI cho biết, Israel là nguồn cung cấp vũ khí nhiều thứ hai cho Việt Nam, chỉ sau Nga.[2] Với thông tin từ tờ Haaretz như vậy, thì bà Nhàn phải là một “siêu điệp viên”, vì kể cả trên thế giới, những phi vụ mua bán vũ khí như vậy, không dễ gì một nhân vật bình thường trong thương trường có thể tiếp cận. Điều này cũng lý giải vì sao mà bà Nhàn dường như đã biết trước thông tin sắp bị bắt để trốn chạy ra nước ngoài từ trước đó. Điều này khác hẳn với các điệp viên tình báo của bên công an như Dương Chí Dũng - Tổng giám đốc Vinalines, anh ruột của sĩ quan công an cao cấp Dương Tự Trọng, dù trốn khỏi Việt Nam, nhưng vẫn bị tình báo của Tổng Cục 2 bắt dễ dàng bên Campuchia. Hay kể cả Trung tá tình báo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm), dù đã trốn sang Singapore vẫn bị bắt giữ và áp tải về Việt Nam không khó khăn lắm.

 

Mới đây, trang tin Sputnik của Nga - vốn luôn có quan điểm thân thiết với chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã phải có bài viết nhằm “thanh minh” trước các “tin đồn” rằng quan hệ Việt Nam - Israel vẫn tốt đẹp.[3] Đương nhiên là chính phủ Israel không dại gì để mất khách hàng quan trọng của mình, nhưng việc cử một Uỷ viên Bộ Chính trị là ông Nguyễn Xuân Thắng sang Israel ngay lập tức,[4] thì điều này cho thấy “tin đồn” của báo Haaraetz là có cơ sở.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/how-serious-corruption-in-arm-deals-among-vn-military-leaders-05162022135116.html/nguyenxuanthang1.jpeg/@@images/799d238d-d9d1-4a96-90ec-750dd78fa77c.jpeg

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương gặp ông Michael Mickey Levy, Chủ tịch Quốc hội Israel trong chuyến thăm Israel từ 10 đến 14/5/2022. Thông tin đối ngoại

 

Cùng với bà Nhàn, Công ty Vạn Xuân của Bộ Quốc phòng (BQP) cũng bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTU) đề nghị xem xét trách nhiệm. Công ty Vạn Xuân là một công ty được thành lập năm từ 1991 và thuộc sở hữu của BQP với nhiệm vụ chính là nhập khẩu vũ khí, khí tài, quân trang, nguyên liệu, vật tư chuyên dùng cho quốc phòng. Theo thông tin từ phía Mỹ, Công ty Vạn Xuân chính là một công ty chuyên nhập vũ khí từ nước ngoài về Việt Nam.[5] Mặc dù trong thông báo, UBKTTU chỉ đưa ra những lý do mơ hồ như: “Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân, Bộ Quốc phòng nhiệm kỳ 2015-2020 đã có một số vi phạm, khuyết điểm trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn doanh nghiệp và việc thực hiện nhiệm vụ được giao.”[6] Nhưng nhiều người ở Việt Nam cho rằng, Công ty Vạn Xuân đã bị kỷ luật liên quan đến việc nhập khẩu vũ khí từ nước ngoài.

 

Ngay từ năm ngoái, các nhà nghiên cứu từ bên ngoài đã biết những thông tin về các vụ tham nhũng này, điển hình như một nhà nghiên cứu người Pháp tên là Benoît de Tréglodé - Giám đốc khu vực châu Phi - châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM) đã cho biết: “Ngoài ra, cần phải nêu thêm một ý khác do có một vài vấn đề trong mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Một số nguồn tin đã báo trực tiếp cho Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về nhiều khoản hoa hồng rất lớn trong những hợp đồng bán vũ khí giữa Israel và Việt Nam và liên quan đến rất nhiều người trong giới lãnh đạo, kể cả trong Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Một cuộc điều tra đã được mở ra.”[7]

 

Chúng ta còn nhớ, gần đây, hàng loạt các tướng lĩnh quân đội Việt Nam đã phải xộ khám, đặc biệt phải kể tới vụ bảy tướng lĩnh trong lực lượng Cảnh sát biển đã bị bắt, [8] tất cả đều liên quan đến tham nhũng, đặc biệt là mua sắm các vũ khí và phương tiện quốc phòng.

 

Các nhà nghiên cứu về quốc phòng Việt Nam đều không lạ gì với việc tham nhũng như vậy. Tiến sĩ Stephen Burgess - Một chuyên gia về quốc phòng trong một nghiên cứu của mình đã cho biết: “các nhà buôn vũ khí Nga bị cáo buộc trả tiền cho các quan chức Việt Nam để tiếp tục mua hàng Nga, điều này có thể xảy ra vì các quan chức chỉ kiếm được khoảng 400 USD mỗi tháng và phải sinh sống ở một Hà Nội đắt đỏ.”[9]

 

Việc có hoa hồng cho các hợp đồng vũ khí là chuyện bình thường theo thông lệ quốc tế, tuy nhiên, các nguồn tin trong quân đội Việt Nam cho biết, có hai vấn đề đáng lưu tâm ở đây, một là giá cao bất thường cho các hợp đồng chuyển giao vũ khí này; hai là các tính năng của các loại vũ khí này đã không được đảm bảo đúng yêu cầu của hợp đồng?

 

Năm 2014, tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam dâng lên rất cao sau sự kiện Trung Quốc đặt Giàn khoan 981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Để chống lại áp lực từ phía Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đã tích cực thực hiện các hoạt động hỗ trợ ngư dân, đồng thời tăng cường mua sắm vũ khí. Phía Mỹ ước tính từ 2003 đến năm 2018, ngân sách quốc phòng của Việt Nam đã tăng 700%.[10] Tuy nhiên, đây lại là cơ hội tuyệt vời cho các “nhóm lợi ích”?

 

Năm 2014, Israel đã chuyển giao dây chuyền sản xuất súng Galil ACE 31 và 32 cho phía Việt Nam.[11] Tuy nhiên, khi sử dụng trên thao trường, nhiều chiến sĩ Việt Nam cho biết các vũ khí này rất bất tiện. Và sau đó, BQP đã phải thay thế một hệ thống khác dựa trên việc cải tiến dây chuyền từ Israel.

 

Tham nhũng một cách hệ thống từ trên cao xuống như vậy cho thấy sự mục ruỗng trong chính quyền Việt Nam ra sao. Nhưng điều quan trọng là khi ngân sách đất nước phải oằn mình để trang bị quốc phòng nhằm gìn giữ và bảo vệ đất nước, rất có thể khi đất nước lâm nguy thì quân đội Việt Nam mới bộc lộ ra sự yếu kém như của quân đội Nga đã thể hiện ở chiến trường Ukraine hiện nay. Các trang thiết bị hay vũ khí hiện đại mua hàng tỉ USD, có khi chỉ là những thứ đồ chơi của trẻ em. Và như vậy thì khả năng mất nước là rất lớn.

 

_______________________

 

Tham khảo:

 

[1] https://www.haaretz.com/israel-news/.premium.HIGHLIGHT-israel-vietnam-arms-deals-at-risk-after-arrest-warrant-against-key-middlewoman-1.10772845

 

[2] https://www.sipri.org/sites/default/files/2019-03/fs_1903_at_2018.pdf

 

[3] https://vn.sputniknews.com/20220512/xoa-tin-don-xau-ve-mua-ban-vu-khi-giua-viet-nam-va-israel-sau-vu-ba-nguyen-thi-thanh-nhan-15158957.html

 

[4] https://www.ttdn.vn/tin-tuc-su-kien/thoi-su-chinh-tri/viet-nam-israel-huong-toi-cung-co-quan-he-huu-nghi-va-hop-tac-toan-dien-61659

 

[5] https://www.trade.gov/country-commercial-guides/vietnam-defense-and-security-sector

 

[6] https://ubkttw.vn/danh-muc/tin-tuc-thoi-su/thong-cao-bao-chi-ky-hop-thu-14-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uo.html?fbclid=IwAR2gPqIY0Ershx-74-vJpKf91_HdEO2gl_nu_7OZYUTk5cZfsMuwIwlpUWc

 

[7]   https://www.rfi.fr/vi/tạp-ch%C3%AD/tạp-ch%C3%AD-việt-nam/20210329-hop-tac-quoc-phong-viet-nam-israel?fbclid=IwAR1IGaSlXvqq-yDOi5digVgpePz1ZnDCYAz6RejzyjvWSGdUPVJQmsEaZ3w  

 

[8] https://vov.vn/phap-luat/vi-sao-7-si-quan-cap-tuong-cuu-lanh-dao-canh-sat-bien-bi-bat-tam-giam-post937922.vov

 

[9] https://www.airuniversity.af.edu/JIPA/Display/Article/2870567/the-usvietnam-comprehensive-partnership-and-the-key-role-of-air-force-relations/

 

[10] https://www.trade.gov/country-commercial-guides/vietnam-defense-and-security-sector

 

[11] https://www.israeldefense.co.il/en/content/production-galil-rifles-vietnam-has-begun

 

------------------------------------------------------------------

Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu  Tự Do.

 

--------------------------

Tin, bài liên quan

 

Con trai cố TBT Lê Duẩn: “Chúng ta cùng hỏi nhân dân!”

Đại hội 13: ‘Nhà nước mạnh’ thế nào trong chế độ đảng toàn trị?

Đại hội 13: Điều gì đang cản trở chiến dịch chống tham nhũng của Đảng?

Đại hội 13: Vì sao đầu tư công bị ‘nghẽn’?

Đại hội 13: Cải cách ‘đất đai’ góp phần chống tham nhũng từ gốc





No comments:

Post a Comment

View My Stats