Élisabeth
Borne: nữ thủ tướng đầu tiên của Pháp sau 30 năm
Angelique Chrisafis - The
Guardian
DCVOnline dịch thuật
POSTED
ON MAY 20, 2022
https://dcvonline.net/2022/05/20/elisabeth-borne-nu-thu-tuong-dau-tien-cua-phap-sau-30-nam/
Bộ
trưởng Lao động Borne, 61 tuổi, là phụ nữ thứ hai trong lịch
sử hiện đại của Pháp trở thành Thủ tướng, sau Édith Cresson
Élisabeth Borne xuất thân trung tả, điểm này
rất quan trọng đối với chiến dịch bầu cử quốc hội của Macron. Ảnh:
Christophe Ena/AP
Élisabeth
Borne, Bộ trưởng Lao động Pháp, đã được bổ nhiệm làm thủ tướng — phụ nữ đầu
tiên giữ chức vụ này sau hơn 30 năm và là nữ thủ tướng duy nhất trong lịch sử
hiện đại của Pháp. Borne nói khi nhậm chức:
“Tôi
dành sự bổ nhiệm này cho tất cả các cô gái nhỏ ở Pháp, để nói với họ rằng,
‘Hãy theo đuổi ước mơ của bạn’. Không có gì có thể ngăn cản cuộc chiến giành vị
trí của phụ nữ trong xã hội của chúng ta.”
- Élisabeth Borne
Borne, 61
tuổi, kỹ sư đã nhiều năm làm việc trong các bộ của chính phủ, cơ quan dân sự
cao cấp, hành chính công và doanh nghiệp nhà nước, được Emmanuel Macron giao cho
nhiệm vụ khó khăn là thể hiện những lời hứa về chính sách phức tạp của ông khi
bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, trước hậu cảnh của lạm phát gia tăng và cuộc chiến ở
Ukraine.
Borne là nữ
thủ tướng Pháp đầu tiên kể từ Édith Cresson, người đã đứng đầu nội các một thời
gian ngắn, từ tháng 5 năm 1991 đến tháng 4 năm 1992 dưới thời tổng thống Đảng
Xã hội François Mitterrand. Cresson nói với BFMTV khi được hỏi cảm giác như thế
nào khi thấy người phụ nữ thứ hai đứng đầu chính phủ, “Hơn cả thời gian.”
Cresson đã
cảnh cáo vào cuối tuần này rằng chính trị Pháp vẫn còn “đại trượng phu”. Tổng cộng
74% người Pháp cho biết họ muốn có một nữ thủ tướng, theo một cuộc thăm dò của
Ifop vào cuối tuần này. Macron có phụ nữ và nam giới ngang nhau trong chính phủ,
tuy nhiên vẫn bị cáo buộc có nhóm cố vấn và thân tín xung quanh ông phần lớn là
nam giới.
Nhiệm vụ đầu
tiên của Borne là điều hợp các phe phái chính trị khác nhau trong nhóm trung
tâm của Macron, những ứng cử viên cần giành được đa số ở nghị viện trong cuộc bầu
cử vào tháng tới giúp Macron rảnh tay lo cho kế hoạch đại tu chính sách lương
hưu và nhà nước phúc lợi.
Nếu Macron
giành được đa số ở quốc hội, kể từ mùa hè này, Borne phải mở rộng giới hạn giá
năng lượng và đưa ra các biện pháp khác để giải quyết mối lo ngại của cử tri về
việc giá cuộc sống trong bối cảnh khủng hoảng giá sinh hoạt. Sau đó, bà được
giao nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch không được ưa chuộng của Macron nhằm nâng
tuổi hưởng lương hưu từ 62 lên 64 hoặc 65, đã được cho là sẽ gây ra sự phản đối
của công đoàn và các cuộc biểu tình trên đường phố. Borne cũng sẽ được giao một
bản tóm tắt mới về việc giám sát những gì Macron đã hứa sẽ là một hình thức
“quy hoạch xanh” mới triệt để nhằm hạn chế lượng khí thải carbon và thúc đẩy
chính sách môi trường.
Borne là một
người trung thành ủng hộ Macron, người đã giữ công việc của ba bộ quan trọng
trong nội các ở nhiệm kỳ đầu tiên của ông: giao thông, môi trường và lao động.
Bà nổi tiếng khi thực hiện được những chính sách khó khăn và thúc đẩy chúng đến
đích, kể cả những
cải cách sâu rộng của Macron trong hệ thống đường sắt nhà nước, đã gây ra
những cuộc đình công lớn nhất trong nhiều chục năm. Đồng minh của Macron là
Christophe Castaner đã đặt biệt danh là Borne trực ngôn là “bộ trưởng thực hiện
những cải cách không thể thực hiện được”.
Macron, 44
tuổi, đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng trước trước nhà lãnh đạo
cực hữu Marine Le Pen, được 58,5% số phiếu so với 41,5% của Le Pen. Nhưng ông ấy
thừa nhận rằng nhiều người Pháp, đặc biệt là bên trái, đã bỏ phiếu cho ông ấy để
loại khối cực hữu. Ông đã hứa sẽ thay đổi cách làm chính trị tập trung từ trên
xuống và tham khảo ý kiến nhiều hơn, mở rộng cơ sở của mình.
Borne, người
trong chính phủ trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của Macron, tượng trưng cho sự
liên tục. Các đối thủ của Macron đã nhanh chóng tấn công việc bổ nhiệm bà làm
thủ tướng. Le Pen, người đang tái tranh cử vào quốc hội, cho biết:
“Emmanuel
Macron đã cho thấy không thể đoàn kết mọi người và quyết tâm tiếp tục chính trị
của mình là coi thường mọi người, phá hoại nhà nước và phá hủy [hệ thống an
sinh] xã hội, về tài khóa và chủ nghĩa lỏng lẻo.” - Le Pen
Jean-Luc
Mélenchon của phe cánh tả đã tweet rằng việc bổ nhiệm của Borne có nghĩa là
“tính liên tục của các chính sách của tổng thống”. Ông ấy đã tweet: “Một mùa mới
của sự ngược đãi xã hội và môi trường bắt đầu.”
Borne
xuất thân là người ở trung tả là điểm rất quan trọng đối với Macron, đặc biệt
là trong giai đoạn chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc hội. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của
mình, Macron — người có dự án được mô tả là “không tả cũng không hữu” khi ông đắc
cử tổng thống vào năm 2017 — đã bổ nhiệm hai thủ tướng từ cánh hữu. Ông đang chịu
áp lực để giành lại các cử tri ở trung tâm còn lại trong cuộc bầu cử quốc hội.
Mélenchon
gần đây đã thuyết phục các đảng Xã hội, Cộng sản và Xanh tham gia vào một liên
minh dưới sự lãnh đạo của ông cho các cuộc bầu cử quốc hội, liên minh này đã thống
nhất cánh tả xung quanh một nghị trình chung lần đầu tiên sau nhiều chục năm.
Cánh tả đang tìm cách tăng ghế dân biểu trong quốc hội.
Sự nghiệp
lâu dài của Borne gồm có cố vấn cho các bộ trưởng chủ chốt dưới thời các tổng
thống Đảng Xã hội Mitterrand và François Hollande cũng như làm việc tại tòa thị
chính Paris khi Thị trưởng khối Xã hội Bertrand Delanoë điều hành.
Borne chưa
bao giờ gia nhập đảng Xã hội và bà ấy là thủ tướng đầu tiên trong số các thủ tướng
của Macron là một đảng viên của đảng trung tâm của ông, mà gần đây đã được
đổi tên thành Renaissance.
Borne đã
nói là chú trọng đến hiệu quả, thay vì quá quan tâm đến ánh đèn sân khấu. Borne
nói với đài France Inter vào năm ngoái :
“Đối với
tôi, làm chính trị không phải là để mọi người nói về tôi bằng bất cứ giá nào,
mà là việc cống hiến hết mình để thực hiện các dự án phục vụ đất nước của tôi.
Làm chính trị không phải là để đưa mình ra sân khấu.” - Élisabeth Borne
©
2022 DCVOnline
Nếu đăng lại,
xin ghi nguồn và đọc “Thể
lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Élisabeth
Borne becomes France’s first female prime minister in 30 years | Angelique Chrisafis | The
Guardian | May 16, 2022
No comments:
Post a Comment