Merrick
Garland vs. Donald Trump (Kỳ 4)
Minh
Phạm
15/06/2021
https://baotiengdan.com/2021/06/15/merrick-garland-vs-donald-trump-ky-4/
“Vấn đề sẽ phải được giải quyết rốt ráo!
Như tôi đã nói trong phiên điều trần chuẩn nhận chức vụ, nay các mưu đồ chính
trị hoặc hành vi ám muội khác sẽ không có chỗ đứng trong các quyết định của Bộ
Tư pháp“.
Đó là khẳng định trong một thông cáo ra hôm thứ
hai của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Merrick Garland sau những áp lực đòi ông – trên tư
cách là Bộ trưởng Bộ Tư pháp – phải điều tra sâu rộng vụ bê bối lén điều tra
thành viên Quốc Hội liên bang của Hành pháp Trump.
Ông Garland đã có một cuộc gặp mới đây với đại
diện của các báo bị Hành pháp Trump thu thập các dữ liệu điều tra của họ mà ông
Trump cho là xuất phát từ các Dân biểu thuộc đảng Dân chủ, là The New York
Times, The Washington Post và CNN, theo yêu cầu của họ và cũng xác nhận như vậy.
Hiện Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp đã “bắt tay vào
việc”.
Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp (Inspector General)
Michael Horowitz hồi tuần trước cho biết, văn phòng của ông đã điều tra nghi vấn
vi phạm thủ tục nội bộ khi Bộ này đã phát Trát “công-tố-quyền” (the federal
grand jury subpoena) để tịch thu dữ liệu của các nhà lập pháp đảng Dân chủ cùng
các phóng viên của các báo The Washington Post, The New York Times và Cable
News Network (CNN).
Đây chính là cốt lõi của vụ bê bối mà ông
Trump, thông qua Bộ Tư pháp của ông, nghi ngờ các Dân biểu của Ủy ban Tình báo
Hạ nghị viện đã cung cấp thông tin cho các báo trên về vụ điều tra nghi vấn
thông đồng Trump Nga và Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 giúp Trump đắc
cử Tổng thống Mỹ năm đó. Vụ bê bối này lôi hãng điện thoại Apple vào cuộc khi
mà Bộ Tư pháp ép buộc Apple phải giúp họ thu thập dữ liệu của các Dân biểu.
Cũng trong chiều hướng với cuộc điều tra của
Văn hóa Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Garland cũng lệnh cho Thứ trưởng Bộ
Tư pháp (Deputy Attorney General) Lisa Monaco rà soát các chính sách của Bộ Tư
pháp (thuộc Hành pháp) về thu nhận thông tin từ Quốc Hội (Lập pháp) trên căn bản
của nguyên tắc Kiểm soát và Cân bằng Quyền lực (Checks and Balances).
***
Ủy ban Tình báo Thượng nghị viện, cùng tương
nhiệm của họ là Ủy ban Tình báo Hạ viện cũng thực hiện quyền điều tra của họ.
Nhắc lại, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện là ông Dân biểu từ California – Eric
Swalwell – một nạn nhân của vụ này, vốn là nguyên đơn dân sự của một trong số
15 vụ kiện cáo đình đám nhất của Donald Trump, với cáo buộc xách động bạo loạn
ngày 6/1.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ nghị viện (House
Judiciary Committee Chairman) Jerrold Nadler, ủy ban có quyền tài phán trực tiếp
lên hoạt động của Bộ Tư pháp, cũng vừa tuyên bố sẽ điều tra nội vụ.
***
Công ty Apple đã nhận Trát-công tố-quyền triệu
tập từ Bộ Tư pháp từ tháng 2/2018 để cung cấp cho Bộ các thông tin từ hơn 100 số
điện thoại cùng thư điện tử (Email) của những người có liên lạc với phóng viên
các báo mà ông Trump từng liệt vào thành phần “kẻ thù của nhân dân”, và các báo
này, là các đại diện cho lực lượng báo chí Mỹ trên tuyến đầu bảo vệ “đệ tứ quyền”
(tự do báo chí).
Hãng Apple cũng cho biết Trát-điều-tra nhằm mục
đích tìm kiếm thông tin từ 73 số điện thoại và 36 emails liên quan với nhau
nhưng trát không cho Apple biết nội vụ của yêu cầu từ Bộ Tư pháp và cũng không
yêu cầu cung cấp usename hay hình ảnh liên quan.
Trát -điều-tra cũng kèm theo một lệnh yêu cầu
giữ bí mật của nội vụ trong 3 năm có chữ ký của một Dự thẩm liên bang (federal
magistrate judge).
Chính nhờ Hành pháp Biden không gia hạn lệnh
trên nên Apple đã tiết lộ thông tin vụ bê bối này vào ngày 5/5/21.
Trong một diễn biến có liên quan, vụ bê bối có
thể được gọi tên là “Applegate”, buộc Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia (the
chief of the Justice Department’s National Security Division) Bộ Tư pháp là
John Demers phải từ chức sau khi thủ lãnh khối đa số tại Thượng nghị viện Chuck
Schumer kêu gọi ông Demers ra khai chứng trước Quốc Hội.
Hai đương sự trong nội vụ là Dân biểu Adam
Schiff và Dân biểu Eric Swalwell cho biết, kết quả điều tra của Bộ Tư pháp
không tìm thấy có liên hệ giữa họ và báo chí. Ông Schiff cũng nhấn mạnh ông
Trump đã lũng đoạn Bộ Tư pháp, như ông Biden và nhiều luật gia kết luận rằng
ông Trump đã biến một cơ quan chấp-pháp (law-enforcement) như một hãng luật của
nhà ông; thậm chí là một cơ quan mật vụ riêng để điều tra các đối thủ chính trị…
______
Lưu ý: Trát “công tố quyền” (The federal grand
jury subpoena, tạm gọi để phân biệt với trát khai chứng Subpoena của Quốc Hội,
dù cũng dùng chữ Subpoena, nhưng dùng để triệu tập đương sự ra trước Văn phòng
Công tố, hay Văn phòng Biện lý, Công-tố-viện).
***
Merrick
Garland vs. Donald Trump (Kỳ 3)
Minh
Phạm
11/06/2021
https://baotiengdan.com/2021/06/11/merrick-garland-vs-donald-trump-ky-3/
2. Vụ khởi loạn
6/1/2021
“Không nghi ngờ gì về chuyện Tổng thống
Donald Trump phải chịu trách nhiệm trên thực tế và về mặt đạo đức trong việc
kích động các sự kiện trong ngày xảy ra vụ bạo loạn ở trụ sở Quốc Hội, khiến
tính mạng của các thành viên Quốc Hội bị đe dọa… Những người xông vào tòa nhà
này tin rằng, họ đang hành động theo mong muốn và chỉ thị của tổng thống của họ”.
Mitch McConnell, thủ
lãnh khối thiểu số (Cộng Hòa) tại Thượng nghị viện đưa ra lời phát biểu đả kích
gay gắt ông Trump về vai trò của ông này trong vụ tấn công chết người do những
người ủng hộ ông ta thực hiện nhắm vào trụ sở Quốc Hội vào ngày 6/1/21, chỉ vài
phút sau khi ông biểu quyết tha bổng ông Trump về cáo buộc kích động vụ bạo loạn
trong phiên tòa luận tội xét xử tại Thượng nghị viện.
Con người bí ẩn, thủ lãnh phe thiểu số tại Thượng
nghị viện Mitch McConnell cũng xác nhận cựu Tổng thống Donald Trump vẫn có thể
bị truy tố hình sự dưới tư cách thường dân (chính vì sự xác nhận này mà Trump
sau đó đã mắng chửi Mitch McConnell bằng những từ ngữ không phải dành cho
con-người).
Ông McConnell nói thêm: “Cựu Tổng thống
Trump vẫn có thể chịu trách nhiệm về mọi thứ mà ông ta đã làm khi còn đương nhiệm
trong tư cách một công dân bình thường, ông ta vẫn chưa thoát khỏi việc bị truy
cứu trách nhiệm (hình sự) về bất cứ chuyện gì cả”.
Các Nghị sĩ Cộng hòa cũng đồng ý như thủ lãnh
của họ nhưng tất cả đều từ chối buộc tội Donald Trump trong phiên tòa “có một
không hai” ấy.
Bởi lẽ không có bất cứ thủ tục tố tụng nào qui
trách nhiệm cho cựu Tổng thống và các đồng minh chính trị đầy quyền lực của
Trump ở cả lưỡng viện Quốc Hội, các Điều tra viên liên bang chỉ có thể truy tố
những người trực tiếp tham gia vào vụ tấn công ở điện Capitol Hill ngày 6/1. Hiện
đã có khoảng gần 500 cáo trạng truy tố các tội phạm ấy, đồng thời hơn 200 nghi
can vẫn còn trong vòng điều tra.
***
Vụ bạo loạn do ủng hộ viên của cựu tổng thống
Donald Trump gây ra ngày 6/1/21 trên đồi Capitol Hill để lật ngược kết quả bầu
cử tổng thống 2020 sẽ là tâm điểm đầu tiên mà tân Bộ trưởng Bộ Tư pháp Merrick
Galand nhằm tới.
Báo Wall Street Journal tường trình rằng, vài
giờ sau khi được chuẩn nhận chức vụ hôm 10/3, ông Merrick Galand liền yêu cầu
Giám đốc FBI và các quan chức an ninh liên bang nhanh chóng phúc trình cho ông
về vụ 6/1.
***
Merrick Galand, người điều tra và truy tố can
phạm đánh bom Tòa nhà liên bang ở Oklahoma city – Timothy McVeigh – năm 1995,
có thừa kinh nghiệm của một điều tra viên liên bang. Từ đây, Garland dễ dàng
chiếm được lòng tin rằng sẽ xử lý “rốt ráo” vụ khởi loạn ngày 6/1/21 trên Đồi
Capitol Hill như lời cam đoan trong buổi điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng
nghị viện ngày 22/2/21.
Có 7 Nghị sĩ phản đối Merrick Galand trước Ủy
ban trong tổng số 22 người, gồm cả chiến hữu của Donald Trump là Ted Cruz
(Texas), Josh Hawley (Mi) và Mike Lee (Utah). Tuy nhiên, các đồng minh của
Trump chịu thúc thủ ở thế thiểu số tại ủy ban cũng như trước diễn đàn toàn Viện
với 20 Nghị sĩ Cộng hòa đứng về phía 50 Nghị sĩ Dân chủ chấp nhận Merrick
Galand.
Giờ đây, M. Garland, người lẽ ra đã là phụ thẩm
Tối cao Pháp viện, nếu không bị Mitch McConnell chặn lại suốt một năm trời, trở
thành lãnh đạo cơ quan chấp pháp hàng đầu của nước Mỹ với số phiếu chuẩn nhận
70-30 ở Thượng nghị viện. Mitch
McConnell, người không chuẩn nhận chức vụ thẩm phán cho Garland vào Tối
cao Pháp viện trong năm bầu cử 2016 cho Merrick Galand, đã tự phản bội chính mình sau khi chuẩn nhận chức
vụ cho nữ phụ thẩm Amy Coney Barrett trong năm bầu cử 2020 để Amy
Barrett trở thành người phụ nữ thứ ba trong 9 vị pháp quan cao nhất hiện tại của
nước Mỹ…
***
Merrick
Garland vs. Donald Trump (Kỳ 2)
Minh
Phạm
11/06/2021
https://baotiengdan.com/2021/06/11/merrick-garland-vs-donald-trump-ky-2/
Tiếp theo kỳ 1
1. Vụ khởi loạn
6/1/2021
Chiều thứ năm 10/6/2021, trả lời cho câu hỏi của
chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ nghị viện Jerry Nadler trong phiên điều trần trước
Quốc Hội về sự chỉ trích khả năng yếu kém của cơ quan tình báo nội địa lừng
danh FBI, Giám đốc FBI Chris Wray cho biết cuộc điều tra hình sự với các tội
nghiêm trọng cho vụ khởi loạn ngày 6/1/21 tại trụ sở Quốc Hội liên bang Mỹ vẫn
đang tiếp tục tiến hành.
Hơn 4 tháng với gần 500 nghi phạm bị truy tố
trong một vụ điều tra được cho là chưa từng thấy trong lịch sử của Bộ Tư pháp từ
một vụ “đánh chiếm trụ sở Quốc Hội liên bang” do những người ủng hộ cựu tổng thống
Donald Trump tổ chức làm rung chuyển nước Mỹ (và cả thế giới) còn hơn cả vụ chiếm
đóng của quân Anh trong cuộc chiến tranh Anh Mỹ năm 1812, trong một bài tường
thuật mới nhất, trang tin
lawandcrime gọi thẳng một số người tham gia vụ khởi loạn là “phản quốc”.
***
Đương nhiên, trong vụ khởi loạn 6/1/21, cựu Tổng thống
Donald Trump không đứng ngoài cuộc.
Sau khi thất cử trước đối thủ Joe Biden của đảng
Dân chủ trong cuộc bầu cử ngày 3/11/2020, Donald Trump không chịu thừa nhận thất
bại, vẫn tiếp tục dùng mọi cách để gạt bỏ kết quả bầu cử. Đỉnh điểm của sự chống
đối là cuộc khởi loạn ở trụ sở Quốc Hội liên bang trong ngày 6/1/21, ngày mà
Thượng nghị viện tuyên bố chiến thắng sau cuộc kiểm phiếu đại cử tri theo quy định
của Hiến pháp.
***
Diễn biến mới nhất về vụ khởi loạn là công tố
liên bang đã truy tố 6 thành viên của một nhóm cực hữu “Three Percenters”. Hai
trong số này – Alan Hostetter and Russell Taylor – từng gặp mặt cố vấn của
Donald Trump là Roger Stone một ngày trước vụ khởi loạn xảy ra. Hồ sơ điều tra
cũng cho biết cả Alan Hostetter và Russell Taylor thuê khách sạn ở Washington
DC vài ngày trước và sau khi vụ khởi loạn.
Hostetter hưởng ứng lời phát động của Trump bằng
phát biểu, dù không chính xác, rằng “Chỉ có 3% người Mỹ thực sự chiến đấu trong
cuộc chiến tranh giành độc lập và nay chỉ với 3% người của chúng tôi tiếp tục
(chiến đấu) như những nhà ái quốc năm 1776, song chúng tôi sẽ chiến thắng”.
Hostetter vốn là cựu cảnh sát ở California, một
người tổ chức nên phong trào mệnh danh “Ngừng đánh cắp kết quả bầu cử” (“Stop
the Steal”), phong trào ủng hộ Donald Trump, cho rằng kết quả bầu cử tổng thống
2020 của Trump bị đánh cắp.
Điều tra viên liên bang cho biết, động cơ để
viên cựu cảnh sát từ California “khăn gói” lên thủ đô để tổ chức khởi loạn xuất
phát từ một dòng tweet của Trump ngày 19/12/20, “thông báo” về một cuộc biểu
tình “long trời lở đất” sẽ nổ ra ở Washington DC vào ngày 6/1/21 (“Big
protest in D.C. on January 6th. Be there, will be wild!”).
Dòng tweet này đang là “bằng chứng chống lại
Donald Trump” ít nhất là trong hai vụ kiện cáo trong số 15 vụ kiện cáo đình đám
nhất của ông ta, chưa kể một số khả năng mà Donald Trump sẽ phải đối đầu với Bộ
Tư pháp dưới sự lãnh đạo của cựu chánh thẩm Tòa Thượng thẩm liên bang khu vực
thủ đô, Tòa án quan trọng chỉ đứng sau Tối cao Pháp viện liên bang: Merrick
Garland…
***
Merrick
Garland vs. Donald Trump (Kỳ 1)
Minh
Phạm
01/06/2021
https://baotiengdan.com/2021/06/01/merrick-garland-vs-donald-trump-ky-1/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/06/0-1.jpg
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ
Merrick Garland. Nguồn: AP Photo/Susan Walsh
Bộ Tư pháp Mỹ và Donald Trump: Vụ điều
tra nghi vấn thông đồng Trump-Nga, vụ bạo loạn ngày 6/1/21 và vụ George Floyd…
Mặc dù là một thành phần quan trọng nhất nhì của
Hành pháp liên bang (Executive Branch), là một bộ cấp Nội-các (Cabinet level
department) của Tổng thống; Bộ Tư pháp Mỹ ( Department of Justice: DOJ) vẫn
hoàn toàn độc lập với Tổng thống: chịu sự quản lý nhân sự từ Ủy ban Tư pháp Thượng
nghị viện (The U.S. Senate Committee on the Judiciary, the Senate Judiciary
Committee), và dưới sự giám sát hoạt động từ Ủy ban Tư pháp Hạ nghị viện (The
U.S. House Committee on the Judiciary, the House Judiciary Committee).
Có thể nói, Bộ Tư pháp Mỹ là “cánh tay nối
dài” của Quốc Hội bên cạnh Tổng thống, giúp Tổng thống thay mặt Quốc Hội thực
hiện quyền chấp-pháp (law- enforcement), mà quan trọng nhất là thay mặt Tổng thống
để thực hiện quyền Công-tố lên mọi công dân Mỹ, kể cả chính Tổng thống.
Trong lịch sử nước Mỹ, Tổng thống thứ 45 –
Donald John Trump – là người duy nhất không muốn thừa nhận thực tế đó, và đó
cũng là dấu hiệu rõ nét nhất để phá hủy một nền cộng hòa.
***
Hôm thứ ba ngày 4/5/2021, nữ Thẩm phán Amy
Berman Jackson của Tòa sơ thẩm liên bang Phân khu thủ đô (The United States
District Court for the District of Columbia) ra phán quyết, lệnh cho Bộ Tư pháp
trong vòng 2 tuần lễ sau khi phán quyết được tuyên, phải công bố toàn văn Biên
bản (mật) pháp lý nội bộ (The internal legal memo) do Văn phòng Cố vấn Luật pháp
thuộc Bộ Tư pháp (DOJ’s Office of Legal Counsel: OLC) soạn thảo, nhằm giải
trình lý do (cựu) Bộ trưởng Bộ Tư pháp Bill Barr không ủng hộ việc truy tố (cựu)
Tổng thống Donald Trump phạm tội “Cản trở Công lý” (obstruction of justice
charges) trong vụ điều tra nghi vấn thông đồng Trump-Nga 2016 của Điều tra viên
đặc biệt (Special Counsel for the United States Department of Justice) Robert
Mueller.
Điều đáng nói là vụ kiện này được phát động từ
năm 2019, Bộ Tư pháp lúc đó hoàn toàn nằm dưới sự chi phối từ ông Tổng thống
Trump nên Bộ Tư pháp bảo vệ ông Trump bằng mọi giá. Và cho dù Bản Kết luận Điều
tra của Mueller (Mueller Report) để ngỏ khả năng truy tố Tổng thống tội danh “cản
trở công lý”, Bộ Tư pháp thời Bill Barr đã không làm điều đó với lý do được “giấu
kín”.
Trên căn bản pháp lý từ Đạo Luật Tự Do Thông
Tin (Freedom of Information Act), tổ chức bất vụ lợi “Công Dân vì Trách Nhiệm
và Đạo Đức” (Citizens for Ethics and Responsibility in Washington: CREW) ở
Washington đứng nguyên đơn kiện Bộ Tư pháp, yêu cầu Bộ trưởng phải công bố lý
do Bộ này không truy tố đương kim Tổng thống lúc đó là Donald Trump.
Cũng cùng thời điểm đó, Bản Kết luận Điều tra
của Mueller (Mueller Report) được công bố nhưng những phát hiện quan trọng nhất
khả dĩ buộc tội Donald Trump đã bị Bộ Tư pháp bôi đen để không ai có thể đọc được.
Sự kiện này khiến vụ án của SCREW bị treo tại Tòa sơ thẩm suốt gần 2 năm.
Nay đã là năm 2021, thuộc Hành pháp Biden; và
Bộ Tư pháp nay cũng đã đổi chủ, dưới quyền điều hành của ông tân Bộ trưởng là
Merrick Garland.
***
Phán quyết ngày 4/5/21 hoàn toàn bất lợi cho
ông Donald Trump và cả ông Bill Barr. Thông qua phán quyết này, nữ Thẩm phán
Jackson cũng chỉ trích ông Barr “không thành thật” khi nói về những phát hiện của
ông Mueller trong vụ điều tra nghi vấn thông đồng Trump – Nga 2016.
Đương nhiên một phán quyết của Tòa sơ thẩm
liên bang có thể bị kháng cáo lên tòa trên, Tòa Thượng thẩm liên bang khu vực
Thủ đô (the United States Court of Appeals for the District of Columbia
Circuit). Và với luận-lý thường thức, Bộ Tư pháp thời Joe Biden hẳn sẽ không
kháng cáo một phán quyết chống lại Donald Trump. Trước đó, một số Nghị sĩ thuộc
đảng Dân chủ cũng đã gởi thư yêu cầu Bộ trưởng Garland không chống án.
***
Những tưởng sang thời tân Tổng thống Joe
Biden, Bộ Tư pháp do “oan gia” Merrick Galand sẽ thừa cơ tấn công ông Trump và
ông Bill Barr bằng cách vận dụng “uy lực quyết tụng” (jus judicata) để cho thi
hành ngay bản án (hợp với cái lý lẽ mà Donald Trump thường viện dẫn bằng thuật
ngữ “ám sát chính trị”, tức “săn phù thủy”).
Nhưng lạ chưa, ngày 24/5/21, Bộ Tư pháp lập tức
thông báo sẽ chống án lên tòa Thượng thẩm một ngày sau khi phán quyết được
tuyên!!!??? Thông báo kháng cáo của Bộ Tư pháp (DOJ “Notice of Appeal”) do Phó
Trợ lý Bộ trưởng (Deputy Assistant Attorney General Brian Netter) nộp cho Tòa.
***
Ba ngày sau, 27/5/21, Bộ Tư pháp lại một lần nữa
khiến công chúng chưng hửng khi họ thỉnh cầu Tòa Sơ thẩm liên bang Phân khu Thủ
đô bác bỏ đơn kiện Donald Trump và những quan chức dưới quyền đã hành hung những
người biểu tình ôn hòa ngày 4/6/2020 ở Quảng trường La Fayette trong buổi tưởng
niệm cái chết của George Floyd xảy ra hơn một tuần trước đó.
Nghe có vẻ…”sai sai”!
Các quyết định dường như “có lợi cho Donald
Trump” của Bộ Tư pháp khiến rất nhiều người hụt hẫng, bởi lẽ cùng với phán quyết
của Tòa sơ thẩm, Kết luận điều tra của Mueller (Mueller Report) sẽ được công bố
toàn vẹn và khả năng là ông cựu Tổng thống cùng cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp của
Trump sẽ đối mặt với luật pháp hình sự vì tội cản trở công lý. Từ đây, các chỉ
trích bắt đầu xuất hiện, thậm chí có những cáo buộc cho rằng ông Biden (và ông
Garland) đã “bảo vệ ông Trump” trong các vụ kiện nói trên.
Kỳ
sau: Những lời giải thích ban đầu
No comments:
Post a Comment