Giới
thiệu sách Nền Văn Hóa Thứ Ba
Nguyễn
Xuân Xanh
6 Tháng Sáu, 2021
https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/gioi-thieu-sach-van-hoa-thu-ba/
GIỚI THIỆU SÁCH
NỀN VĂN HÓA THỨ BA
THE THIRD CULTURE
BEYOND THE SCIENTIFIC REVOLUTION
Chủ biên: John Brockman
(1995)
*
Những biến động của các điều kiện chính trị,
quân sự và cả kinh tế – tự chúng – không thể giải thích thỏa đáng cách sống
ngày nay của chúng ta đã phát triển thành công như thế nào; điều này đòi hỏi một Lịch
sử Khoa học và Công nghệ.
Một nghịch lý kỳ lạ là ở Pháp vẫn chưa có
ngành học hoặc giáo trình nào trong lĩnh vực này có thể so sánh được với các
ngành học thông thường. Lịch sử của khoa học tự nhiên chỉ có thể được tìm thấy
khi nó được tạo ra một cách tình cờ và do thiện chí. Chúng ta thường dạy lịch sử
của chúng ta mà không có khoa học, rút ngắn triết học trong lớp học bằng bất kỳ lập luận kỹ thuật nào, giữ văn
chương hoàn toàn cách biệt với khu vực khoa học lân cận – tách biệt khỏi lớp đất
mùn của lịch sử – dạy như thể nó từ trên trời rơi xuống: Tóm lại, tất cả sự học
của chúng ta cuối cùng xa lạ với thế giới thực mà chúng ta đang sống và trong
đó công nghệ và xã hội, những truyền thống điên rồ hoặc khôn ngoan của chúng ta
đang miễn cưỡng hòa nhập với những đổi mới hữu ích hoặc đáng lo ngại.
Michel Serres
(1930–2019)
Nhà triết học, lý thuyết gia và nhà văn người
Pháp, thành viên Hàn lâm viện Pháp. Trích trong quyển sách do ông làm chủ
biên: Elemente einer Geschichte der Wissenschaften (Các yếu tố
của một Lịch sử các Khoa học); bản gốc tiếng Pháp: Elements d’histoire
des sciences. Bordas, Paris 1989.
*
Lời
nói đầu. Tôi xin giới thiệu quyển
sách NỀN VĂN HÓA THỨ BA, THE THIRD CULTURE, của chủ biên John Brockman được xuất
bản 26 năm trước, nhưng các chủ đề của nó vẫn còn rất thú vị. Có 22 nhà khoa học
đóng góp trong quyển sách này, là những nhà nghiên cứu nổi tiếng. Dưới đây là
phần Dẫn nhập của quyển sách tôi đã biên tập lại đôi chút. Mục
đích quyển sách là nói lên tầm quan trọng của những nhà trí thức công chúng của
nền văn hóa mới. Họ là những nhà khoa học đã trở thành những trí thức công
chúng, giao tiếp trực tiếp với công chúng về những ý tưởng trong công việc
nghiên cứu của họ. Ở Mỹ có cả một thiên hà nhà khoa học tham gia giao tiếp với
công chúng, qua những tác phẩm khoa học đại chúng nổi tiếng được trình bày dễ
hiểu, có nét “giống văn chương”, và chứa đựng tình “triết học tự nhiên” của thời
đại mới. Tác phẩm của họ luôn luôn nằm ở các biên giới mới của tri thức, nên có
cái gì lôi cuốn và đáng học hỏi. Trong các tác phẩm của họ, không thiếu trích dẫn
từ những nhà thơ văn kinh điển, các nhà tư tưởng trong nhiều lãnh vực. Họ rất
uyên bác, có ý thức lịch sử sáng sủa, làm cho những tác phẩm khoa học trở thành
nhân văn. Mỗi giáo sư, giảng viên tuy bận rộn, không phải chỉ biết chuyên môn của
họ, mà thường có tác phẩm đại chúng. Viết để giao tiếp với công chúng đã trở
thành niềm đam mê của họ, và để truyền cảm hứng, thúc đẩy theo đuổi khoa học ở
các thế hệ tiếp nối.
Xem thêm: https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/khoa-hoc-va-truyen-ba-dai-chung/
Sau phần dẫn nhập tôi giới thiệu bài của nhà
khoa học máy tính W. Daniel Hills rất thú vị. Ông nói về những chiếc máy tư
duy, những máy tính kết nối, hay hoạt động song song, cũng như về tiến hóa
trong máy tính để tạo ra những cái vượt qua sự tưởng tượng con người.
Quyển sách tuy đã 26 năm, nhưng vẫn còn là một
tác phẩm đặc sắc và đáng đọc. Các bạn có thể mua trên mạng amazon:
Nhà xuất bản Touchstone, 1996
John Brockman là một nhà văn hóa. Ông đã xuất
bản rất nhiều sách, quy tụ hàng trăm nhà khoa học, về rất nhiều chủ đề khác
nhau.
Xin giới thiệu bạn đọc, và xin cám ơn chủ biên
John Brockman và nhà xuất bản Touchstone.
No comments:
Post a Comment