4
vấn đề đất đai gây bất công cho các tổ chức tôn giáo
NGUYÊN
VŨ -
LUẬT KHOA
07/06/2021
https://www.luatkhoa.org/2021/06/4-van-de-dat-dai-gay-bat-cong-cho-cac-to-chuc-ton-giao/
Sau năm 1975, các giáo hội, giáo phái ở miền
Nam lâm vào tình trạng khó khăn. Họ mất quyền định đoạt số phận của các cơ sở
tôn giáo của chính mình.
Vì chính sách đất đai khắc nghiệt của “bên thắng
cuộc”, có những tu sĩ không nhà thờ, tăng ni không chùa chiền, tín đồ không nơi
tụ họp.
Việc xây dựng một ngôi chùa hiện nay không còn
dựa trên nhu cầu của giáo hội, mà dựa trên quyết định của chính quyền. Có những
khu đất của nhà thờ bị chiếm giữ, chính quyền thà để cỏ phủ hoang chứ không trả
lại. Có những giáo hội phải khẩn khoản xin chính quyền cấp đất để xây dựng cơ sở
tôn giáo vì họ không có quyền tự mua.
Liệu bốn vấn đề trầm trọng về đất đai tôn giáo
dưới đây có được Thủ tướng Phạm Minh Chính giải quyết trong dự án Luật Đất đai sửa đổi của mình? [1]
1. Đất cơ sở tôn
giáo bị chính quyền chiếm giữ sau năm 1975
Một năm sau khi chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế tuyên bố sẽ “hồi sinh” công viên nước Hồ Thủy Tiên,
công trình này vẫn còn nguyên vẻ hoang tàn. Hồ cạn trơ đáy. Cỏ mọc hoang. Không
chủ đầu tư nào được công bố.
Khu đất có hồ Thủy Tiên nằm trên đồi Thiên An,
từng do Đan viện Thiên An quản lý. Sau khi thu hồi khu đất này năm 1999, chính
quyền giao cho một công ty nhà nước khai thác thành một khu vui chơi có thu phí
trong 40 năm. [2]
Chỉ chưa đầy 10 năm sau, dự án này đã tỏ ra
kém hiệu quả, không thu hút được khách du lịch do nhiều hạng mục còn dang dở.
Sau đó, dù đã thay đổi sang một chủ đầu tư khác, dự án vẫn dậm chân tại chỗ và
bị bỏ hoang từ đó đến nay.
Cách Đan viện Thiên An chừng 16 cây số, có một
khu đất khác nằm ngay trong lòng thành phố Huế đã vĩnh viễn mất đi dấu tích
Công giáo lịch sử. Ở đó, tu viện hơn 100 năm tuổi bị biến thành một tòa nhà
bình thường. Khu đất hiện tại là Học viện Âm nhạc Huế và Nhà hát Sông Hương, từng
là Trường
Trung học Tư thục Bình Linh (Lasan Pellerin) của những sư huynh Dòng
Lasan. [3] Chính quyền đã mượn và chiếm luôn ngôi trường từ sau năm 1975.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2020/08/1.1.png
Ảnh: Dòng Lasan.
Tháng 12/2020, một tháng sau khi Tổng Giáo phận
Sài Gòn ủy quyền cho linh mục chính xứ giáo xứ Thị Nghè đứng đơn kiện Ủy ban
Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) để đòi
lại một trường tiểu học, [4] chính quyền thành phố đã trao
lại cho giáo phận năm cơ sở tôn giáo bị thu hồi trước năm 1975. [5]
Tuy nhiên, đó vẫn là con số quá nhỏ so với tổng số cơ sở mà các tổ chức Công
giáo ở miền Nam đã giao cho chính quyền. Theo lời Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn nói
với hãng thông tấn Fides của Vatican năm 2009, riêng Tổng Giáo phận Sài Gòn đã
mất đi gần 400 cơ sở giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo sau
năm 1975. [6]
Đối với những giáo hội bản địa không có tiếng
nói, như Phật
giáo Hòa Hảo, [7] Cao
Đài, [8] Tôn
giáo Baha’i, [9] họ phải cam chịu bất công lớn về đất đai sau khi chính quyền
cộng sản tiếp quản miền Nam. Những tổ chức tôn giáo này vĩnh viễn mất đi các cơ
sở mà họ đã dày công gây dựng.
Năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành chỉ thị cho phép các cơ quan, tổ chức được
nhà nước giao nhà, đất tiếp tục sử dụng các cơ sở tôn giáo nếu (họ) đang sử dụng
đúng mục đích, hiệu quả; hoặc chính quyền địa phương sẽ xem xét trả lại cho các
giáo hội tùy từng trường hợp. [10] Tuy nhiên, chỉ thị này trên thực tế không có
mấy tác động trong việc hoàn trả lại đất đai cho các tổ chức tôn giáo.
Năm 2015, Bộ Xây dựng thông báo tình hình khiếu nại đòi nhà, đất liên quan đến
tôn giáo gia tăng mạnh, trong đó chủ yếu là đất tôn giáo bị chính quyền mượn hoặc
trưng thu. [11]
Mâu thuẫn về đất đai giữa các tổ chức tôn giáo
và chính quyền là vấn đề quan trọng, không chỉ liên quan đến quyền lợi của các
giáo hội, mà còn cả quyền lợi của hàng triệu tín đồ tôn giáo. Các cơ sở tôn
giáo là nơi cầu nguyện, nơi mở lớp giáo lý, nơi hoạt động từ thiện, nơi an dưỡng
cho tu sĩ, nơi sinh hoạt của cộng đồng, v.v.
Khi bạn đọc bài viết này, giáo dân giáo xứ An Hòa vẫn ngày ngày cầu nguyện cho
khu đất từng là trường học của giáo xứ trước năm 1975 không bị chính quyền cho
phân lô bán nền. [12]
2. Tổ chức tôn
giáo gặp khó khăn khi nhận chuyển nhượng đất từ tư nhân
Bạn có biết tôn giáo Baha’i được cấp phép tái
hoạt động từ năm 2008? Đến năm 2014, sau sáu năm khẩn khoản xin chính quyền cấp
nơi làm trụ sở hoạt động, yêu cầu của họ vẫn chưa được giải quyết. [13]
Bạn có thể thắc mắc, vì sao thành viên tôn
giáo Baha’i không tự mua đất để tái lập trụ sở của mình?
Luật Đất đai hiện hành không cho phép chuyện này. [14]
Cụ thể, Điều 169, Khoản 1, Điểm g quy định rằng cơ sở tôn giáo chỉ được nhận
quyền sử dụng đất thông qua việc nhà nước giao đất, căn cứ vào chính sách tôn
giáo và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của nhà nước.
Vì thế, tôn giáo Baha’i có ngân sách dồi dào
như thế nào cũng không thể mua đất để tự dựng trụ sở, dù là tôn giáo đã được
nhà nước công nhận. Việc tái lập hàng trăm văn phòng tôn giáo Baha’i như trước
năm 1975 là một điều xa vời với chính sách đất đai hiện tại.
Vào năm 2020, giáo dân giáo xứ Đồng Đinh, huyện
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã phản
ứng gay gắt trước cách hành xử của chính quyền về khu đất mà họ muốn tặng
cho giáo xứ để mở rộng nhà thờ. [15]
Tượng Đức Mẹ được đặt
trong khuôn viên mà giáo dân Đồng Đinh đã vây lại bằng lưới thép. Ảnh: Giáo xứ
Đồng Đinh.
Trước đó, giáo xứ Đồng Đinh đã gửi đơn đề bạt
nguyện vọng của mình với chính quyền. Mặt trận Tổ quốc cấp huyện đã hướng dẫn
người dân làm đơn trả lại đất cho chính quyền để chính quyền cấp lại cho giáo xứ.
Nhưng sau khi nhận đất thì chính quyền cấp xã
đã tuyên bố làm một con đập ngăn cách nhà thờ với phần đất của giáo dân. Giáo
dân phản ứng dữ dội. Họ rào lưới thép, đặt bảy tượng thánh trong khu đất để chống
lại sự bất nhất của chính quyền.
Năm 2017, một tổ nghiên cứu tôn giáo, trong đó
có nhà báo Phạm Đoan Trang, đã đánh giá việc ngăn cấm hoạt động giao dịch dân sự về đất
tôn giáo là bất bình đẳng và làm suy yếu tư cách pháp nhân tôn giáo. [16]
3. Nơi đặt cơ sở
tôn giáo phải được chính quyền cấp phép
Năm 2009, những tu sinh của Làng Mai bị đuổi
ra khỏi chùa Bát Nhã (Lâm Đồng). Trước đó, ngôi chùa này được mở rộng ra để làm
nơi tu tập, bảo trợ cho các tu sinh Làng Mai tại Việt Nam. Do không được cấp
phép, việc xin chính quyền cấp đất để làm nơi tu tập riêng là không thể.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/06/tuvienbatnha.jpg
Tu viện Bát Nhã,
Lâm Đồng từng là nơi sinh hoạt của tu sinh Làng Mai. Ảnh: chuahoanghiem.com
Làng Mai là pháp môn Phật giáo của Thiền sư
Thích Nhất Hạnh. Đây là giáo phái nổi tiếng ở nước ngoài nhưng không được cấp
phép hoạt động tại Việt Nam. Các tu sinh Làng Mai ở chùa Bát Nhã là những người
đầu tiên và cũng là cuối cùng tu tập tại Việt Nam.
Ở miền Tây Nam Bộ, có những địa điểm sinh hoạt
tôn giáo của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập thường xuyên bị công an
sách nhiễu khi các tín đồ tụ họp. [17] Công an cho rằng đó là những cơ
sở tôn giáo bất hợp pháp. Điều này cũng thường xảy ra đối với những thánh thất
Cao Đài độc lập.
Theo Luật Đất đai, việc cấp đất cho các cơ sở tôn giáo hiện nay
không dựa trên nhu cầu của các tổ chức tôn giáo hay tín đồ mà dựa trên chính
sách tôn giáo, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Nhà nước phê duyệt. [18]
Trong báo cáo nghiên cứu “The Collision Of Religion And The Vietnamese State” (Cuộc
xung đột giữa tôn giáo và nhà nước Việt Nam) được công bố tháng 5/2021, tác giả
Vo Quoc Hung Thinh cho rằng việc cấp phép, giao đất và xây dựng cơ sở tôn giáo
của chính quyền nảy sinh nhiều lợi ích và tạo điều kiện hình thành chủ nghĩa
thân hữu. [19]
Tác giả Hung Thinh cũng cho rằng hầu hết các
siêu dự án xây dựng chùa được phê duyệt gần đây không thuộc về các tổ chức tôn
giáo thuần túy mà là những mối hợp tác nửa tôn giáo nửa thương mại, như chùa
Lũng Cú, chùa Bái Đính, v.v.
Quyền sở hữu đất, xây dựng cơ sở tôn giáo gắn
liền với hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Việc chính quyền giữ quyền cấp đất,
cấp phép xây dựng cơ sở tôn giáo là thông điệp mạnh mẽ rằng họ nắm trong tay
quyền sinh, quyền sát đối với những tổ chức tôn giáo.
4. Khiếu nại về đất
đai tôn giáo bị trì hoãn giải quyết
Trong Luật Đất đai 2013, các trường hợp tranh
chấp đất mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo sẽ do chủ tịch UBND cấp
tỉnh giải quyết (theo Điều 203, Khoản 3, Điểm b). Nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết, tổ chức tôn giáo có quyền khiếu nại lên Bộ Tài nguyên – Môi trường
hoặc khởi kiện ra tòa án theo quy trình tố tụng hành chính.
Trên thực tế, việc khiếu nại về đất đai tôn
giáo bị chính quyền địa phương và các cơ quan trung ương xử trí bằng cách im lặng,
kéo dài hạn giải quyết, hoặc phân hóa nội bộ nhằm mục đích làm những người theo
kiện mệt mỏi, bỏ cuộc hoặc tự tan rã.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2020/08/e4.jpg
Mặt trước (ảnh
trên) và mặt sau (ảnh dưới) ngôi trường tiểu học của Đan viện Thiên An trước
năm 1975. Ảnh: Đan viện Thiên An.
Đầu năm 2000, khi khiếu nại đất đai của Đan viện
Thiên An chưa
được giải quyết thấu đáo, chính quyền đã khởi công xây dựng trên đất
mà đan viện tuyên bố quyền sở hữu. [20] Nhiều năm qua, đan viện vẫn
đang khiếu nại về ngôi trường tiểu học bị một đơn vị nhà nước chiếm từ
sau năm 1975. [21]
Ông Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt của
Liên Hiệp Quốc về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, cho rằng kiến nghị của các cộng đồng tôn giáo nói
chung không được cơ quan hành chính hay tòa án Việt Nam đáp lại. [22] Trong nhiều
vụ việc, đơn kiến nghị bị chuyển trả về địa phương để xem xét lại, thời hạn giải
quyết kéo dài, và cuối cùng rơi vào quên lãng.
Trong báo cáo về
chuyến làm việc chính thức tại Việt Nam năm 2014, ông Heiner Bielefeldt ghi
nhận rằng Việt Nam thiếu năng lực pháp lý khi giải quyết tranh chấp đất đai tôn
giáo. [23] Các cộng đồng tôn giáo được nhà nước công nhận cũng thất vọng về các
thủ tục pháp lý kém hiệu quả.
----------------------------
Tài liệu tham khảo
1. N. An (2021, May 1). Thủ tướng
yêu cầu sớm xây dựng dự án Luật đất đai sửa đổi. TUOI TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/thu-tuong-yeu-cau-som-xay-dung-du-an-luat-dat-dai-sua-doi-20210501081853663.htm
2. Anh, T. (2017, July 6). Không
thừa nhận việc Đan viện Thiên An đòi hơn 107 ha đất và rừng thông.
baothuathienhue. https://baothuathienhue.vn/khong-thua-nhan-viec-dan-vien-thien-an-doi-hon-107-ha-dat-va-rung-thong-a44163.html
3. Thái Thanh. (2020, September
3). 10 trường học Công giáo chính quyền mượn, lấy nhưng không chịu trả.
Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2020/09/10-truong-hoc-cong-giao-chinh-quyn-muon-lay-nhung-khong-chiu-tra/
4. Phương, T. (2021, January 27). Tôn
giáo tháng 11/2020: Tổng giáo phận Sài Gòn kiện chính quyền TP. Hồ Chí Minh.
Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2020/12/ton-giao-thang-11-2020-tong-giao-phan-sai-gon-kien-chinh-quyen-tp-ho-chi-minh/#1-t%E1%BB%95ng-gi%C3%A1o-ph%E1%BA%ADn-s%C3%A0i-g%C3%B2n-ki%E1%BB%87n-ubnd-tp-h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh-%C4%91%C3%B2i-l%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ph%C6%B0%E1%BB%9Bc-an-th%E1%BB%8B-ngh%C3%A8-
5. Thanh, T. (2021, January 16). Tôn
giáo tháng 12/2020: Pháp Luân Công gặp rắc rối với chính quyền. Luật Khoa Tạp
Chí. https://www.luatkhoa.org/2021/01/ton-giao-thang-12-2020-phap-luan-cong-gap-rac-roi-voi-chinh-quyen/#6-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-tp-h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh-trao-l%E1%BA%A1i-5-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-cho-t%E1%BB%95ng-gi%C3%A1o-ph%E1%BA%ADn-s%C3%A0i-g%C3%B2n
6. Tổng Giáo phận Sài Gòn.
(09–12-09). ĐHY GB Phạm Minh Mẫn trả lời phỏng vấn Fides. TGP Sài
Gòn. https://tgpsaigon.net/bai-viet/dhy-gb-pham-minh-man-tra-loi-phong-van-fides-43852
7. Phương, T. (2020, March 29). Lịch
sử thăng trầm và đầy bi kịch của Phật giáo Hòa Hảo. Luật Khoa Tạp
Chí. https://www.luatkhoa.org/2019/08/lich-su-thang-tram-va-day-bi-kich-cua-phat-giao-hoa-hao/
8. Phương, T. (2020b, December 6). Tôn
giáo tháng 9/2020: Số phận của những Thánh thất Cao Đài độc lập. Luật Khoa
Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2020/10/ton-giao-thang-chin-so-phan-cua-nhung-thanh-that-cao-dai-doc-lap/
9. Duy, T. (2020, November 13). Tôn
giáo Baha’i: Ký ức nhọc nhằn trên đất Việt. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2020/07/ton-giao-bahai-ky-uc-nhoc-nhan-tren-dat-viet/
10. Chỉ thị 1940/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, ban hành ngày 31/12/2018. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bat-dong-san/Chi-thi-1940-CT-TTg-nha-dat-lien-quan-ton-giao-83510.aspx
11. Vân, H. (2015, January 7). Khiếu
nại đòi nhà đất tôn giáo tăng ở một số tỉnh phía nam và Hà Nội. PLO. https://plo.vn/bat-dong-san/khieu-nai-doi-nha-dat-ton-giao-tang-o-mot-so-tinh-phia-nam-va-ha-noi-522362.html
12. Facebook Giáo xứ An Hòa.
(2021, March 29). Facebook. https://www.facebook.com/giaoxu.anhoa.900/posts/205721937988187
13. Thư tháng Baha’i 202. (2014,
March 27). Bahai.Org.Vn. http://bahai.org.vn/wp172/wp-content/uploads/2014/04/Thu_thang_202.pdf#1-tranh-ch%E1%BA%A5p-nh%C3%A0-%C4%91%E1%BA%A5t-v%C3%A0-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-%C4%91%E1%BA%A5t-%C4%91ai-ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-nh%E1%BA%B1m-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-c%C3%A1c-t%C3%B4n-gi%C3%A1o-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-
14. Luật Đất đai 2013 (Luật số:
45/2013/QH13). https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Luat-dat-dai-2013-215836.aspx
15. Thanh, T. (2020b, November
13). Tôn giáo tháng 6: Tín đồ về từ rừng, tranh chấp đất đai, VN phản đối
báo cáo của Mỹ. . .. Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2020/07/ton-giao-thang-6-tin-do-ve-tu-rung-tranh-chap-dat-dai-vn-phan-doi-bao-cao-cua-my/
16. Mục III.B.69, Trang thứ 36 của Báo
cáo – nghiên cứu: Đánh giá Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và tình hình thực hiện
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. (2017, November 1).
17. Human Rights Watch. (2020, October
28). Việt Nam: Hãy chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo.
https://www.hrw.org/vi/news/2018/02/08/314768
18. Mục 2, Chương 2; Điều 159.2 của Luật
Đất đai 2013. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Luat-dat-dai-2013-215836.aspx
19. Vo Quoc, H. T. (2021, May 5). The
Collision Of Religion And The Vietnamese State. The Vietnamese. https://www.thevietnamese.org/2021/05/the-collision-of-religion-and-the-vietnamese-state/
20. Thanh, T. (2020b, September
28). 45 năm đất Đan viện Thiên An dưới tay chính quyền. Luật Khoa Tạp
Chí. https://www.luatkhoa.org/2020/08/45-nam-dat-dan-vien-thien-an-duoi-tay-chinh-quyen/
21. Xem 20.
22. Tổ nghiên cứu tôn giáo (2017,
November 1). Báo cáo – nghiên cứu: Đánh giá Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và
tình hình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
23. United Nations High Commissioner for
Refugees. (2015, January 30). Refworld | Report of the Special
Rapporteur on freedom of religion or belief, Addendum : Mission to Viet Nam (21
to 31 July 2014). Refworld. https://www.refworld.org/docid/54f432530.html
No comments:
Post a Comment