Wednesday, 25 December 2019

TRUYỀN THÔNG BẤT LƯƠNG HAY DẤU HIỆU CỦA MỘT DẠNG TỘI PHẠM? (Báo Sạch)





Tình trạng kẻ bất lương “đánh” vào các ngành nông nghiệp, thực phẩm, gây sợ hãi cho người tiêu dùng qua báo chí đã khởi phát từ 15 năm trước, với cách thức bị gọi là “truyền thông bất lương” và thành “mốt” sau này với sự phát triển của mạng xã hội.

Tháng 7/2005, các tờ báo đăng tin một tổ chức ở Bỉ cáo buộc nước tương Chin-su chứa 3-MCPD, sau đó là chiến dịch truyền thông rầm rộ về nguy cơ chất này gây ung thư.

Tiếp đó, Hội Bảo vệ Người tiêu dùng, một cách “tự phát” đã mang cả trăm mẫu mắm đi kiểm nghiệm. Kết quả là nước mắm truyền thống có chỉ số asen vượt ngưỡng. Tuy nhiên, chuyện asen trong mắm truyền thống là asen hữu cơ, vô hại bị lờ đi. Truyền thông lại rầm rộ thạch tín - asen độc hại, chết người,...

Hàng loạt nhãn nước tương, nước mắm truyền thống bị đẩy ra trước vực thẳm.

Cuối 2012, hàng ngàn người trồng chuối ở Quảng Ngãi lâm vào cảnh khốn đốn khi đặc sản chuối ở đây bị tẩy chay vì nghi ngờ có chất gây ung thư.

Cùng với chuối, bưởi Việt Nam cũng cũng từng bị “bức tử”.

Thông tin ăn bưởi có nguy cơ ung thư bắt đầu từ tháng 7/2007 do BBC và Daily Mail (Anh) đăng tải, dựa trên kết quả khảo sát của Đại học Nam California và Hawaii (Mỹ). Mặc dù bưởi trong nghiên cứu là bưởi chùm ở một số nước châu Mỹ, không liên quan gì tới bưởi Việt Nam, nhưng cách thức đưa tin của truyền thông đã khiến người nông dân rớt nước mắt vì bao mùa bưởi thất thu oan uổng.

Gần đây, là lập lờ thông tin nguyên liệu sữa trên mạng xã hội.

Cụ thể, một tài khoản Facebook đã đăng tải hình ảnh được cho là danh sách nhập khẩu nguyên liệu của Công ty Vinamilk, phần lớn trong số này là bột sữa gầy.

Đành rằng dù tài liệu có thật tới mấy, nhưng người dùng Facebook chắc chắn sẽ không có trách nhiệm với thông tin như người làm báo, với các bước kiểm chứng, xác thực kỹ lưỡng, mà đưa thẳng lên mạng, dẫn đến những chia sẻ, bình luận tiêu cực.

Mạng xã hội là ảo, nhưng thiệt hại là thật. Những tin đồn chưa được kiểm chứng trên đã góp phần đẩy giá cổ phiếu Vinamilk giảm sâu, vốn hoá bị “thổi bay” hơn 5.572 tỷ đồng chỉ trong 1 ngày.

Lúc này, cần nhìn thẳng vào thực tế rằng, những tin tức, vụ việc ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế, sức khoẻ luôn được các đối tượng sử dụng để "đánh” thẳng vào tâm lý sợ hãi của người dân, với tần suất, tốc độ chia sẻ chóng mặt.

Kẻ tung tin thất thiệt không đơn thuần là câu view, like, share, mà đó là dấu hiệu của một dạng tội phạm cực kỳ nguy hiểm trong thời đạng số, với những hậu quả, hệ lụy khôn lường cho nền kinh tế, cho đời sống xã hội.

Trong một diễn biến khác, hiện Facebook đang có chiến dịch "tiêu diệt" tài khoản thường xuyên đăng tin giả, dù có tick xanh "mua" hay được cấp đúng quy trình.

Theo một nguồn tin, chủ tài khoản Facebook "nổi tiếng" ở Hà Nội là T.V.Đ có tick xanh đã liên tục bị Facebook vô hiệu hóa tài khoản, lý do được cho là vì tung tin giả vụ trường Gateway.

Cũng ở Hà Nội, một vài tài khoản Facebook có số lượng người theo dõi và tương tác ít ỏi (nghi có mua tick xanh, mua like) chuyên "đánh đấm" doanh nghiệp đang bị Facebook đặt vào "tầm ngắm".

Riêng cái tên T.V.Đ, việc chỉ cần xuất hiện tên, ảnh đại diện là tài khoản lập tức "mất tích", cho thấy sự quyết liệt của Facebook đối với vấn nạn tin giả tại Việt Nam.

B.B (Tổng hợp)






No comments:

Post a Comment

View My Stats