Sunday, 29 December 2019

KHI CÁI ÁC Ở TRÊN CAO (Nguyễn Hồng Vũ)




28/12/2019

Mới mấy ngày trước mình có viết bài về sự liên quan giữa nhiệt điện than và các làng ung thư của Trung Quốc với các bằng chứng khoa học không thể chối cãi được, và hy vọng ai đó trong hàng ngũ lãnh đạo có thể đọc được mà suy nghĩ cho vận mệnh đất nước…

Vậy mà hôm nay mình có cảm giác như bị tạt gáo nước lạnh khi đọc một bài viết trên báo Dân Trí “Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một số dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình”! Mình cứ tưởng như Việt Nam đang trở về thời phong kiến và lời của vị chủ tịch Hiệp hội năng lượng, Trần Viết Ngãi, như kiểu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”! Đám DLV không hiểu được đúng sai thì tôi không trách nhưng ông Ngãi là đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của đất nước nếu thật sự phát ngôn như vậy thì thật không ổn tí nào! Để tôi phân tích tiếp cho rõ hơn về vấn đề nguy hiểm của “Nhiệt Điện Than” như thế nào và tại sao các nước trên thế giới, kể cả Trung Quốc đang ruồng bỏ nó.

          Hình : Internet
 
Trong một bài báo khoa học với tựa đề “Phòng chống ung thư: Những thách thức đáng báo động ở Trung Quốc” (Cancer prevention and control: alarming challenges in China) đăng trên tạp chí uy tín “National Science Review” vào năm 2016 đã viết rõ rằng “Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc chỉ ra rằng đốt than gây ra phần lớn lượng khí thải bồ hóng ngăn chặn ánh nắng mặt trời ở các thành phố Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải. Đốt than cũng tạo ra chất gây ung thư, thủy ngân và tro than. Tro than là nguồn chất thải công nghiệp rắn của Trung Quốc chứa nhiều nhất các chất phóng xạ và kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân và crôm! Hơn nữa, nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà máy điện than và ô nhiễm không khí với hạt mịn PM2.5 (hạt nhỏ hơn 2.5 micro mét).

Vào năm 2017, các chuyên gia của Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc (China Academy of Medical Sciences) đã được tờ China Daily phỏng vấn và cho biết ung thư phổi đang gia tăng nhanh chóng ở các nhóm “KHÔNG thường mắc bệnh phổi do hút thuốc”, bao gồm cả phụ nữ và người không hút thuốc. Loại ung thư phổi này có đặc trưng là phát triển sâu trong phổi và không liên quan đến việc sử dụng thuốc lá. Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn PM2.5 được cho là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Các hạt PM2.5 có kích thước nhỏ, do đó nó có thể đi qua phế quản, sâu vào phổi để ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí trong phổi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cơ thể (hypoxia), và do đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và là một yếu tố rủi ro cao dẫn đến ung thư phổi đã được nhiều nhóm nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh.

Theo số liệu trước đó có gần 4,3 triệu bệnh nhân ung thư mới ở Trung Quốc trong năm 2015, bao gồm 730.000 trường hợp ung thư phổi, chiếm 36% tổng số bệnh thế giới. Một số nghiên cứu địa phương cũng đã thiết lập mối liên hệ giữa ung thư và ô nhiễm không khí. Nghiên cứu được công bố vào năm 2016 bởi Đại học Y Hà Bắc (Hebei Medical University) cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở tỉnh này gần như tăng gấp ba từ năm 1973 đến 2011.

Do vậy, đứng trước các nguy cơ về vấn nạn ô nhiễm môi trường không khí trong nhiều năm qua chính phủ Trung Quốc đã có những nỗ lực bằng những kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện than để giảm nồng độ bụi mịn PM2.5. Cụ thể, từ năm 2013 đến 2017, họ đã giảm mức PM2.5 ở Bắc Kinh trung bình từ 89,5 microgram/m³ (microgam trên mét khối) xuống còn dưới 60. Để làm như vậy, Bắc Kinh đã đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than và cấm người dân ở các khu vực xung quanh dùng than để đốt nóng. Những biện pháp này rất tốn kém và gây tranh cãi, nhưng chúng đã cho phép thành phố đạt được mức PM2.5 trung bình hàng năm là 58 microgram/m³ (giảm 35%). Trong bảng kế hoạch hành động tiếp theo trong ba năm (2018-2020) nhằm “chiến thắng trong cuộc chiến bầu trời xanh” thì họ đặt ra tiêu chí sẽ giảm mức PM2.5 xuống tiếp 18% nữa so với năm 2015.

Nếu các bạn theo dõi các bình luận (comment) trong bài trước mình viết khi phản biện với các DLV thì các bạn cũng thấy trong 10 năm (2007-2016), Mỹ cũng đã giảm đáng kể các nhà máy điện than của mình để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Nói tóm lại, các bạn nên nhớ là mối liên hệ của ung thư phổi và nhiệt điện than là “một sự thật không thể chối cãi” và đã được khoa học chứng minh rất rõ ràng. Các nước trên thế giới đang cố gắng giảm chúng để bảo vệ sức khỏe cho dân của họ thì chúng ta, một đất nước độc lập, tự chủ đừng nên đi ngược lại xu thế này để đánh đổi sức khỏe người dân và vận mệnh dân tộc! Tôi xin nhắc lại lần nữa điều tôi đã nêu ở bài viết trước là “một quốc gia không thể hùng cường nếu dựa trên một dân tộc bệnh tật”.

_____

Tài liệu tham khảo:

– China lung cancer on rise, smog suspected – China Daily (Reuters)

– China releases 2020 action plan for air pollution (eco-business)

– Cao, Q., Rui, G. & Liang, Y. Study on PM2.5 pollution and the mortality due to lung cancer in China based on geographic weighted regression model. BMC Public Health 18, 925 (2018) doi:10.1186/s12889-018-5844-4. https://doi.org/10.1186/s12889-018-5844-4

– Deng X, Feng N, Zheng M, Ye X, Lin H, et al. PM 2.5 exposure-induced autophagy is mediated by lncRNA loc146880 which also promotes the migration and invasion of lung cancer cells. Biochimica et Biophysica Acta (BBA)-General Subjects 2017; 1861: 112–125. https://doi.org/10.1016/j.bbagen.2016.11.009.

– He, Y., Li, D., Song, G., Li, Y., Liang, D., Jin, J., Wen, D. and Shan, B. (2016), Hebei Province lung cancer burden. Thoracic Cancer, 7: 323-332. doi:10.1111/1759-7714.12331. https://onlinelibrary.wiley.com/…/a…/10.1111/1759-7714.12331

– Ann M. Bode, Zigang Dong, Hongyang Wang. Cancer prevention and control: alarming challenges in China. Natl Sci Rev. 2016 Mar; 3(1): 117–127. Published online 2015 Aug 29. doi: 10.1093/nsr/nwv054. 

– Raaschou-Nielsen O, Andersen ZJ, Beelen R, Samoli E, Stafoggia M, et al. Air pollution and lung cancer incidence in 17 European cohorts: prospective analyses from the European study of cohorts for air pollution effects (ESCAPE). The lancet oncology 2013; 14: 813–822. https://doi.org/10.1016/S1470-2045(13)70279-1

--------------------------------

KHI CÁI ÁC Ở TRÊN CAO!
Mới mấy ngày trước mình có viết bài về sự liên quan giữa nhiệt điện than và các làng ung thư của Trung Quốc với các bằng chứng khoa học không thể chối cãi được và hy vọng ai đó trong hàng ngũ lãnh đạo có thể đọc được mà suy nghĩ cho vận mệnh đất nước… Vậy mà hôm nay mình có cảm giác như bị tạt gáo nước lạnh khi đọc một bài viết trên báo Dân Trí “Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một ...

*
*
SỰ TRÙNG HỢP ĐÁNG SỢ
Các bạn có thấy một sự trùng hợp đáng sợ giữa 2 bản đồ trong hình của bài post hôm nay của mình không? Bên trái là phân bố các “làng ung thư” ở Trung Quốc và bên phải là phân bố các “nhà máy điện than” cũng ở Trung Quốc… thực ra sự trùng hợp này là một hệ quả tất yếu vốn đã được khoa học chứng minh từ lâu rồi! Hồi đầu năm 2019, một nghiên cứu khoa học của Đại Học Harvard được đăng trên tạp chí Sức khỏe Môi trường (Environmental Health) cũng đưa ra chứng c...







No comments:

Post a Comment

View My Stats