Thụy My - RFI
Đăng ngày: 28/12/2019 - 14:05
Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 27/12/2019 đã thông qua một nghị quyết gây tranh
cãi. Về mặt chính thức, một hiệp ước quốc tế sẽ được soạn thảo với mục tiêu chống
lại « việc vận dụng công nghệ thông tin vào mục đích tội phạm ». Đây là sáng kiến
của Nga, vốn bị cáo buộc là muốn dập tắt những tiếng nói phản biện trên
internet.
Hoa Kỳ, Châu Âu và các tổ chức phi chính phủ, coi
đây là phương tiện nhằm hạn chế việc sử dụng internet và tự do ngôn luận trên
các mạng xã hội, đã chống lại nhưng không thành công. Dự thảo nghị quyết quy định
năm 2020 sẽ thành lập một ủy ban liên chính phủ phụ trách việc soạn thảo, đã được
79 nước bỏ phiếu thuận, 60 nước bỏ phiếu chống, 33 nước vắng mặt.
Ngoài Trung Quốc, nghị quyết này còn được Belarus,
Cam Bốt, Bắc Triều Tiên, Miến Điện, Nicaragua và Venezuela đồng bảo trợ.
Matxcơva khẳng định không có thâm ý gì phía sau, còn Bắc Kinh nêu ra «
lỗ hổng pháp lý » cần lấp đầy.
Ông
Louis Charbonneau, thuộc Human Rights Watch, lưu ý AFP, các nước bảo
trợ nghị quyết hợp thành « một thiên hà gồm những nước đàn áp nhiều nhất
trên Trái Đất ».
Ông nói : « Đó là một ý tưởng tồi tệ, nếu mục
tiêu là lập ra một công ước giúp cho các nước khóa internet một cách hợp pháp
và kiểm duyệt, qua việc hình sự hóa tự do ngôn luận ».
Cho đến nay, công cụ duy nhất của quốc tế là Công ước
về tội phạm mạng, còn được gọi là Công ước Budapest, có hiệu lực từ năm 2004,
chỉ mang tầm khu vực. Đây là căn cứ tham khảo của các nước châu Âu có luật chống
tội phạm kỹ thuật số, và là khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia ký kết.
Người ta lo ngại nếu một hiệp ước mới mang tính toàn cầu được thông qua, Công ước
Budapest sẽ bị vô hiệu hóa.
No comments:
Post a Comment