Sunday, 29 December 2019

HÓA GIẢI NẠN CÔN ĐỒ QUỐC TẾ (J.B Nguyễn Hữu Vinh)




NỘI DUNG :

J.B Nguyễn Hữu Vinh
.
Thanh Hảo  -  VietNamNet

=========================================

Thanh Hảo  -  VietNamNet
30/12/2019    06:26 GMT+7

Hình ảnh từ Triều Tiên luôn có sức lan tỏa rất mạnh, dù đó là ảnh Chủ tịch Kim Jong Un tại một khu suối nước nóng hay ông đang cưỡi bạch mã băng qua tuyết trắng.


Những hình ảnh đó có vẻ như đã được dàn dựng công phu nhưng chúng ẩn chứa nhiều tín hiệu mà các chuyên gia thường dựa vào đó để giải mã chiến lược tiếp theo của nhà lãnh đạo Triều Tiên. 

Ảnh: KCNA/Reuters

Đặc biệt, năm 2019 đã chứng kiến những thăng trầm ngoại giao giữa ông Kim Jong Un, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Về mặt lịch sử mà nói thì đó là một năm dài đến khó tin. Và vẫn còn nhiều mục tiêu dài hạn phải đạt được", C Harrison Kim, giáo sư Đại học Hawaii ở Manoa bình luận.

Với thực tế tương lai ngoại giao còn chưa rõ, giới phân tích đã rà soát mọi ngõ ngách báo chí nhà nước Triều Tiên để tìm kiếm những gợi ý mà thế giới có thể mong đợi sẽ diễn ra trong năm 2020.

Còn hai ngày nữa là hết thời hạn chót cuối năm 2019 mà Kim Jong Un đặt ra cho Mỹ phải nhượng bộ trong đàm phán phi hạt nhân hóa. Tiến trình ngoại giao giữa hai bên trở nên sóng gió sau hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội. Bình Nhưỡng đã tiến hành một số vụ thử tên lửa trong những tháng gần đây, bất chấp cấm vận của Liên Hợp Quốc. Các chuyên gia lo ngại rằng động thái tiếp theo có thể sẽ còn là "những bức thư đẹp đẽ" được trao đổi giữa lãnh đạo hai nước.

"Triều Tiên đã chừa chỗ cho những gì chính xác phải xảy ra, nhưng họ nói Mỹ cần phải đưa ra đề nghị nhượng bộ", John Delury - phó giáo sư trường Nghiên cứu Quốc tế Đại học Yonsei ở Seoul, nhận định. "Kim Jong Un rõ ràng đã tuyên bố thẳng về điều đó - ông ấy có một thời hạn chót".

Chẳng hạn, những bức ảnh gần đây chụp cảnh ông Kim Jong Un cưỡi ngựa trắng qua Núi Paektu đã gợi lên không chỉ hình ảnh nổi tiếng Tổng thống Nga Vladimir Putin cởi trần cưỡi ngựa. Trong những bức ảnh đó, ông Kim một mình ngồi trên lưng bạch mã, theo giới chuyên gia thì vì một lý do: Ông đang cố gắng thể hiện có thể trụ vững một mình dù quan hệ với Seoul và Washington xấu đi.

Ảnh: KCNA/AP

Biểu tượng Núi Paektu

"Lần cuối cùng Kim Jong Un tới Núi Paektu là với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In khi hai bên có hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng tháng 9/2018, mục đích là ngầm thể hiện rằng hai miền Triều Tiên sẽ cùng nhau xây dựng sự thịnh vượng", theo Jenny Town - thành viên Trung tâm Stimson ở Washinton và là biên tập viên trang 38 North chuyên về tình hình Triều Tiên. "Lần này, tôi nghĩ rằng Kim Jong Un tự cưỡi ngựa là hành động chủ ý. Nó ám chỉ 'Tôi sẽ tự mình tìm kiếm sự thịnh vượng, không cần ông Moon".

Núi Paektu được coi là vùng đất linh thiêng trong lịch sử Triều Tiên. Đây là nơi sinh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il (qua đời năm 2011). 

"Tôi nghĩ nó nhằm chứng thực năng lực và sức mạnh của ông ấy, rằng ông ấy là một người tài năng, có khả năng lãnh đạo tự nhiên", C Harrison Kim bình luận.

Cấm vận kinh tế đã tác động mạnh đến nền kinh tế Triều Tiên, nhưng trong khi Nga và Trung Quốc kêu gọi nới lỏng một số hạn chế để lôi kéo Bình Nhưỡng vào bàn đàm phán thì Mỹ nhất quyết không thay đổi.

"Đó là lý do tại sao chúng ta thấy Kim Jong Un đi ra ngoài, kết nối với những công nhân nhà máy trong một bức ảnh, nhưng lại cưỡi ngựa trắng trong một bức ảnh khác. Ông ấy đang cố gắng thể hiện mình là một nhà lãnh đạo có thể xử lý rất nhiều tình huống và con người", C Harrison Kim nói thêm. "Thời Kim Jong Il lãnh đạo là vô cùng khó khăn về kinh tế và vật chất. Và, Kim Jong Il chủ yếu được biết đến với hình ảnh kết nối với quân đội. Không có bức ảnh nào chụp ông trên đường phố, đang dạo bộ. Nhưng Kim Jong Un đang thực sự muốn khơi gợi thời kỳ hoàng kim của Triều Tiên - thời Kim Nhật Thành.

Hình ảnh thịnh vượng

Đầu tháng này, hãng thông tấn KCNA công bố loạt ảnh về thị trấn xã hội "không tưởng" mới có tên Samjiyon, với hàng nghìn ngôi nhà nằm giữa các sườn dốc tuyết. 

"Nghị trình của Triều Tiên thực sự là một nghị trình phát triển kinh tế, và vì vậy tôi nghĩ có một tầm quan trọng lớn đối với dự án này", Town nói. "Nó chứng tỏ nền kinh tế vẫn mạnh mẽ bất chấp áp lực và khó khăn của đất nước".

Ảnh: KCNA/Reuters

Truyền thông Triều Tiên cũng đăng tải hình ảnh ông Kim Jong Un tại một buổi khánh thành Trung tâm Giải trí Văn hóa Suối nước nóng Yangdok, một tổ hợp nghỉ dưỡng có nhiều dốc trượt tuyết, công viên cưỡi ngựa và spa ngoài trời.

"Tất nhiên, Triều Tiên muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, nhưng những bức ảnh này đang cố gắng cho thấy họ luôn tìm được cách sinh tồn và thậm chí phát triển mạnh", C Harrison Kim nhận xét.

Cuối cùng, những bức ảnh đẹp đẽ về các cơ sở mới của Triều Tiên hay cảnh Kim Jong Un cưỡi trên lưng ngựa đều nhằm thể hiện khả năng phục hồi trước khi ông Kim Jong Un có bài phát biểu năm mới 2020.

"Năm ngoái, bài phát biểu toàn là về hòa bình với Hàn Quốc và Mỹ. Nhưng năm nay thì tôi nghi ngờ điều đó", chuyên gia Town bình luận. "Thay vào đó, [Kim Jong Un] sẽ nói, 'Chúng tôi đã thử ngoại giao và nó không hiệu quả, nhưng hãy xem chúng tôi vẫn mạnh mẽ thế nào".

Thanh Hảo

------------------------------------------
.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
December 28, 2019

Như đã thành lệ, cứ mỗi khi sợ bị quên lãng sự tồn tại của mình, Bắc Hàn lại lên gân lên cốt bằng những tuyên bố buộc để được thế giới chú ý, đặc biệt trong mối quan hệ với Hoa Kỳ.

Những ngày cuối năm 2019, người ta bỗng nhiên nghe từ Bắc Hàn lời “cảnh cáo” rằng sẽ gửi một “món quà Giáng sinh đặc biệt” đến Hoa Kỳ nếu phía Mỹ không có những giải pháp mới trong mối quan hệ giữa hai bên. Nghe những lời đe dọa này, cả thế giới chú ý và đoán xem Bắc Hàn sẽ gửi “món quà” gì.

Và người ta lại nghĩ đến việc Bắc Hàn có thể lại thử một vũ khí nào đó như vẫn thường làm hoặc đe dọa làm bom nguyên tử.

Trò này đã trở thành chuyện thường thấy mỗi khi Bắc Hàn cần được chú ý. Nó không khác mấy với chuyện của Nam Cao viết về Chí Phèo mỗi lần thiếu rượu thì chửi cả làng và vác dao đến nhà Bá Kiến.

Cái trò rạch mặt ăn vạ đã biến Bắc Hàn thành một tên “côn đồ quốc tế” từ rất lâu.

Bắc Hàn, một đất nước có truyền thống lịch sử và là một trong những nền văn minh lâu đời, giàu tài nguyên khoáng sản và đầy đủ mọi điều kiện để bảo đảm đời sống cho người dân trở nên văn minh, hiện đại.

Thế nhưng, dưới chế độ Cộng Sản cha truyền con nối mấy đời nay, gia đình họ Kim đã biến đất nước này thành một địa ngục thật sự đúng với nghĩa đen của từ này.

Một đất nước điển hình của chế độ độc tài Cộng Sản, điển hình của nghèo đói, lạc hậu và của tham vọng xây dựng “thiên đường xã hội chủ nghĩa” còn sót lại trên thế giới.

Dù đã ở thế kỷ 21, thời đại của Internet và “thế giới phẳng” thì Bắc Hàn vẫn là chốn bí ẩn nhất quả đất. Ở đó luôn luôn nổi bật lên tin làm cả thế giới phải ngạc nhiên: Đói.

Hàng năm, hàng chục năm liền, vấn đề của Bắc Hàn vẫn là nạn đói không thể giải quyết, đến mức người dân phải ăn cả cỏ để sống sót.

Sự cai trị của gia đình họ Kim, thật sự đã biến câu nói: “Chủ nghĩa xã hội là tai họa của rất nhiều người nhưng là cơ hội của một số người” thành sự thật.

Người ta thấy một đất nước Bắc Hàn đói rách và một gia đình họ Kim sống hơn cả vua chúa ngày xưa vẫn song song tồn tại như là chuyện đương nhiên không cần thắc mắc.
Để cai trị, kìm hãm một dân tộc trong nghèo đói và lạc hậu, cách thường thấy vẫn là một chính sách bạo tàn, ngu dân và mê hoặc người dân bằng những lời tuyên truyền dối trá… Tất cả những điều đó, được thực hiện rất “thành công” tại đất nước này.

Song song với việc cai trị đất nước bằng sự dã man, tàn bạo mặc dù đói kém, lạc hậu vẫn bám đuổi mấy chục năm qua, nhà cầm quyền tại Bắc Hàn luôn gây chú ý cho cả thế giới bằng mối đe dọa “vũ khí nguyên tử.”

Vũ khí nguyên tử là ước mơ, là mục đích mà Bắc Hàn theo đuổi mấy chục năm qua không hẳn vì để bảo vệ đất nước, bởi điều ai cũng thấy là Bắc Hàn chẳng cần vũ khí nguyên tử thì cũng chẳng ai xâm chiếm đất nước này.

Vũ khí nguyên tử cũng chẳng để bảo vệ người dân Bắc Hàn, bởi hàng triệu người đã chết đói, hàng chục triệu người dân đói hàng năm triền miên cũng là nạn nhân của thứ vũ khí nguyên tử trong mộng của Bắc Hàn.

Nhưng, vũ khí nguyên tử là thứ mà Bắc Hàn mơ ước đạt được, và nếu có trong tay, nó sẽ như một công cụ hiệu quả của tên côn đồ, thỉnh thoảng vác ra đe dọa kiếm viện trợ của thế giới.

Chính sách thù địch giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ được xây dựng và tồn tại từ mấy chục năm qua, đã gây ra nhiều sự chú ý của cả cộng đồng quốc tế. Một bên là đất nước đói nghèo lạc hậu luôn đe dọa một đất nước hùng mạnh nhất thế giới.

Và cái duy nhất chế độ Bình Nhưỡng có thể làm là sẽ tìm đủ cách “bắt chẹt” Hoa Kỳ, nếu Mỹ không có những nhượng bộ Bắc Hàn.

Điều đó đã dẫn đến những căng thẳng giữa hai bên trong nhiều thập kỷ kể từ sau hiệp ước đình chiến 1953 đến nay.

Cho đến gần đây, Tổng Thống Donald Trump là người đã khai mở sự thay đổi khác biệt về mối quan hệ này.

Bằng những cách khác nhau, ông Trump hóa giải những lo ngại về mối đe dọa của Bắc Hàn bằng biện pháp của một kẻ mạnh thật sự với một kẻ đói rách có máu côn đồ.

Với những lời lẽ và cử chỉ khá thân thiện với Chủ Tịch Kim Jong Un, một tay độc tài trẻ tuổi là “ông vua” của xứ Cộng Sản Bắc Hàn, ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên đã đặt chân lên Bắc Hàn, dù đó là một hành động chỉ có tính biểu tượng.

Những cuộc gặp gỡ tại Singapore và Hà Nội, đã đặt ra những hy vọng cải thiện mối quan hệ giữa hai bên. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết là Bắc Hàn phải từ bỏ giấc mơ bom hạt nhân.

Khi không đạt được các yêu cầu của mình, Trump đã sẵn sàng rũ áo đứng dậy khỏi bàn đàm phán không hề nuối tiếc.

Và sau đó, các biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ vẫn không hề được dỡ bỏ, đặt chế độ Bắc Hàn vào những chuỗi ngày lao đao.

Bởi như ông Trump từng phát biểu: Ông hiểu rõ khả năng cũng như những gì đang có ở Bắc Hàn.

Những vụ bắn thử hỏa tiễn của Bắc Hàn, nếu như trước đây được thổi phồng thành những đe dọa, những nguy cơ với Hoa Kỳ và đồng minh… tạo nên tâm lý e ngại kẻ côn đồ có thể làm liều khi đến đường cùng, thì dưới thời Donald Trump bị coi nhẹ và hầu như không gây sự chú ý nhiều đối với cộng đồng quốc tế. Bởi ông Trump thừa hiểu dù Bắc Hàn đói nghèo đến tận cùng, thì vương triều họ Kim cũng chẳng dám tự sát bằng cách tấn công Hoa Kỳ và đồng minh.

Thế nên, khi Bắc Hàn thử đạn, thử tên lửa… báo chí đưa tin như một mối đe dọa, Tổng Thống Trump vẫn trấn an đó chỉ là vài viên đạn lẻ tẻ vụn vặt không đáng quan tâm.

Nếu như trước đây, khi Chí Phèo vác dao đến nhà Bá Kiến đe dọa thì được “cụ bá” cho dăm hào uống rượu, thì giờ đây, “cụ bá” chỉ cười mà nói rằng: “Anh Chí là người tốt, con dao ấy của anh chẳng làm hại ai đâu.”

Khi tên côn đồ đã giở hết khả năng, phùng mang trợn má đe dọa, vác dao vác kiếm mà không đủ khả năng đâm chém được ai ngoài lời đe dọa, thì khi đó nó hết làm càn.

Khi bị bóc mẽ rằng chỉ là lặp đi lặp lại những lời đe dọa mà không có khả năng nào để thực hiện, thì tác dụng của những lời đe dọa đó là con số không.

Chính ông Donald Trump đã hóa giải và đặt Bắc Hàn vào một thế khó, tước đi sức mạnh của một chế độ chỉ muốn đe dọa kiếm ăn. Hoa Kỳ đã đặt ra bài toán buộc ông Kim Jong Un phải giải: Hoặc từ bỏ vũ khí hạt nhân, từ bỏ chính sách côn đồ, đe dọa, hoặc đứng im chịu cấm vận cho đến kiệt sức.

Trước tình thế bị đặt vào thế tiến thoái lưỡng nan mà đứng yên thì chết, Bắc Hàn đã đưa ra những lời đe dọa mới: Sẽ gửi “món quà Giáng sinh rất đặc biệt” đến Hoa Kỳ và đặt ra thời hạn 31 Tháng Mười Hai, 2019, Hoa Kỳ phải có những nhượng bộ cải thiện tình hình quan hệ hai bên.

Thế nhưng, ông Trump vẫn giữ thái độ bình tĩnh và coi như chuyện vặt vãnh không đáng quan tâm.

Thế rồi, ngày Giáng Sinh đã qua đi, Bắc Hàn vẫn chỉ chứng minh được một điều rằng: Đó chỉ là những lời đe dọa không hơn không kém, chẳng có điều gì để làm cho nước Mỹ phải sợ.

Phải chăng, đó là một biện pháp mới của Tổng Thống Donald Trump để dẹp nạn côn đồ quốc tế. (J.B Nguyễn Hữu Vinh)





No comments:

Post a Comment

View My Stats