Phạm Nhật Bình
04/12/2019
Thâm
hụt thương mại đối với Trung Quốc là điều Việt Nam mặc nhiên công nhận hàng chục
năm trong giao thương hai nước. Với một nền kinh tế quy mô nhỏ 200 tỷ đô-la
hàng năm so với trên 1.700 tỷ của Trung Quốc (2006), Việt Nam đã nhập khẩu từ
Trung Quốc khoảng 100 tỷ đô hàng năm và con số nhập siêu luôn ở con số trên 30
tỷ USD.
Vào cuối tháng Mười Một vừa qua, Tổng Cục Thống Kê
Việt Nam loan báo “tin vui”: thặng dư mậu dịch trong 10 tháng năm 2019 tính từ
đầu năm đạt kỷ lục 9 tỷ đô-la, lấy từ con số tổng trị giá xuất khẩu 219 tỷ và
nhập khẩu 210 tỷ.
Thặng dư mậu dịch là điều đáng mừng trong tình cảnh
nền kinh tế chưa tìm thấy lối đi sau hơn 30 năm dò dẫm trong kinh tế thị trường.
Nhưng dường như các doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách cảm thấy
không vui với con số 9 tỷ thặng dư này. Vì trong thực tế những mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam trong năm qua hầu hết là hàng sản xuất từ Trung Quốc, được trung
chuyển sang Việt Nam rồi phù phép đội lốt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
·
XEM THÊM: Tăng trưởng không thể dựa vào GDP để mị dân
Điển hình như vụ khám phá 1,8 triệu tấn nhôm Trung
Quốc nằm trong kho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chờ xuất sang Mỹ. Lô nhôm đội lốt hàng
Việt Nam này trị giá 4,3 tỷ USD nếu trót lọt, con số thặng dư hẳn đã lớn hơn 9
tỷ. Nhưng dù 9 tỷ hay 10 tỷ thì chủ nhân của nó cũng chỉ là những doanh nghiệp
tư nhân mới nổi lên sau này, đặc biệt là từ sau vụ thương chiến Mỹ-Trung bùng nổ.
Mà chủ nhân những doanh nghiệp này không ai khác hơn những thành phần con ông
cháu cha đang lao vào cuộc chiến bỏ túi đô-la hàng tỷ Mỹ kim, đàng sau sự che
chở bằng quyền lực chính trị của các bậc cha mẹ trong đảng Cộng Sản Việt Nam.
Với vụ nhôm đội lốt, nếu ông Trump cho truy ra thế
nào Việt Nam cũng lãnh đòn trừng phạt và đó là mối lo lớn nhất trong vụ thặng
dư mậu dịch 9 tỷ đô-la năm 2019. Nằm trong lo ngại đó, ngày 8 tháng Mười Một vừa
qua, Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross lần đầu tiên lên tiếng một cách nhẹ
nhàng trong chuyến viếng thăm Việt Nam “Chúng tôi quan ngại về thâm hụt
thương mại 40 tỷ đô-la. Chúng tôi muốn làm việc với chính phủ Việt Nam để giảm
mức thâm hụt thương mại này”. Khác với Tổng Thống Trump, hồi tháng Sáu,
2019 đã thẳng thừng cáo buộc Việt Nam là quốc gia “lợi dụng tồi tệ nhất” trong
quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. (VOA)
Nhập siêu với Trung Quốc nhưng xuất siêu với Hoa Kỳ,
đây là tình trạng sinh ra từ việc “lợi dụng tồi tệ” như nói trên hay nói khác
đi một sự bất bình đẳng mà Việt Nam cố tình làm ngơ. Chính phủ Việt Nam không
phải không biết nhưng họ đã không làm gì trong một thời gian dài để sửa đổi
tình trạng này.
Nếu trong
chính trị, Việt Nam đã hoàn toàn lệ thuộc vào Bắc Kinh mọi mặt thì những sự kiện
giao thương nói trên còn cho thấy một bức tranh ảm đạm khác là nền kinh tế Việt
Nam ngày càng lún sâu vào Trung Quốc. Con số thống kê xuất
khẩu 219 tỷ Mỹ Kim trong khi nhập khẩu lên đến 210 tỷ cho thấy gì? Đó là để có
hàng xuất khẩu, Việt Nam đã phải nhập về rất nhiều thứ để gia công, ước lượng có
đến 80% nhiên liệu, linh kiện nhập từ Trung Quốc tính cho đầu vào. Còn Việt Nam
chỉ lo phần căn bản là điện nước, bao bì, các loại dịch vụ.
Như thế sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc
không phải là sự kiện nhất thời mà nó đã kéo dài trong suốt thời kỳ gọi là đổi
mới trong hơn 30 năm qua. Tình trạng lệ thuộc ấy có thể tiếp diễn mãi mãi về
sau này vì bản chất của nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn không có khả năng thay đổi
như người ta từng thấy. Nó đã được hoạch định và điều hành bởi những thành phần
cán bộ chưa vượt qua những bài học căn bản của kinh tế thị trường nhưng lại đặt
nặng vào lợi ích cục bộ và những con số thống kê hào hứng. Đôi khi đó là những
con số nguỵ tạo cho phù hợp với khẩu vị chính trị của chính phủ trong từng thời
kỳ. Vì thế họ coi sự lệ thuộc vào linh kiện, hàng hoá của Trung Quốc là chuyện
bình thường.
Trong lãnh vực xây dựng người ta còn nhìn thấy sự lệ
thuộc nặng nề vào Trung Quốc khi Việt Nam vui vẻ sử dụng công nghệ lạc hậu, ô
nhiễm đã bị chê ngay từ nước chủ nhà. Hầu hết 12 nhà máy đầu tư hàng trăm triệu
Mỹ Kim của Bộ Công Thương Việt Nam đang thua lỗ hay trong tình trạng “đắp chiếu”
đều có bóng dáng nhà thầu và công nghệ Trung Quốc. Nếu nói hiện nay Việt
Nam “chỉ là bàn đạp, thậm chí là bãi rác cho nước khác để làm hàng xuất
khẩu” như nhận định của nhiều người tưởng cũng không có gì quá đáng.
·
XEM THÊM: Tại sao thiếu thầy, thiếu thợ tại Việt Nam
Một khi nền kinh tế của một quốc gia đứng hàng thứ
hai trên thế giới ảnh hưởng quá lâu dài lên huyết mạch chính của sự sống còn nền
sản xuất của kinh tế Việt Nam thì về phương diện chính trị, sự lệ thuộc vào Bắc
Kinh lại càng nặng nề. Trói
buộc kinh tế càng gia tăng, lệ thuộc chính trị càng chồng chất là hệ quả tất yếu.
Vậy làm sao lãnh đạo Việt Nam dám nghĩ đến chuyện “thoát Trung”, hay nhẹ hơn là
dám có tiếng nói mạnh mẽ chống lại những hành vi bành trướng ngang ngược của
Trung Quốc trên Biển Đông?
Do đó, với sự quy phục về kinh tế và chính trị của
lãnh đạo CSVN, một thời kỳ Bắc thuộc mới đã trở nên nhãn tiền. Và chắc chắn tai
hoạ ấy sẽ làm tiêu hao rất nhiều xương máu dân tộc trong công cuộc đấu tranh
thoát ách nô lệ Tàu trong tương lai mà đáng lẽ có thể tránh được.
Phạm
Nhật Bình
-------------------------
No comments:
Post a Comment