Tuy
là chân dung của bốn người nhưng những bộ mặt này đại diện cho đa phần quan chức
ở Việt Nam.
Tôi nói thế vô tình có cán bộ liêm khiết nào đấy đọc
được thì đừng tự ái nhé. Để hiểu được câu nói ấy thì hãy đặt vào địa vị người
dân, các vị sẽ hiểu liền.
Từ một thủ tục vớ vẩn ở phường, cũng đã khó khăn, muốn
đỡ mất thời gian thì phải có phong bì. Đưa phong bì tưởng chừng như là một
hành vi nhỏ trong cuộc sống nhưng thực ra lại rất tệ hại.
Những đứa trẻ thấy cha mẹ đưa phong bì cho cô giáo,
người dân khi mắc lỗi giao thông đưa tiền cho cảnh sát giao thông. Những cái
hành vi “nho nhỏ” ấy đã biến thành một thứ văn hoá mua bán, đút lót, một thứ
văn hoá cho phép kẻ có tiền được mua sự ưu ái từ cán bộ. Và hệ quả tất yếu là kẻ
không có tiền phải chịu khó khăn và thường là những khó khăn ấy được các cán bộ
cố tình tạo ra để có cơ hội bóp nặn người dân.
Nhiều năm trước, khi còn làm phóng viên, tôi bị đồng
nghiệp chê là cứng nhắc khi phê phán việc nhận phong bì khi đi họp báo. Hệ quả
là nhiều phóng viên một ngày xuất hiện tới mấy cuộc họp báo chỉ để nhận phong bì
mà chẳng hề đưa tin.
Nhiều khi đồng nghiệp cùng một toà soạn nhìn thấy
nhau mà mặt mày sượng sùng bởi biết rằng người kia cũng như mình chẳng quan tâm
tới chủ đề họp báo đâu mà cốt chỉ lấy phong bì.
Nhân cách chưa kịp lớn đã lại thoái hoá nhỏ đi. Nhỏ đi
nhưng cái chức cứ lớn lên. Mà đôi khi chức lớn lên cũng là do biết gom hàng
trăm phong bì nhỏ thành một phong bì to để cúng lên trên.
Cả hệ thống do vậy mà có nhiều ngóc ngách tối tăm,
bí hiểm và tội lỗi. Đồng tiền sẽ sinh ra nhiều hợp đồng, dự án, sự rò rỉ lớn
hơn của đồng tiền, và để che đậy sự bẩn thỉu thì lại cần một sự dối trá lớn
hơn.
Con người XHCN sẽ đi liền với phong bì ngày càng to
về giá trị và nhân cách con người XHCN sẽ càng ngày trở nên càng hèn hạ và dối
trá.
Rồi một ngày nào đấy sự tử tế, liêm khiết bỗng bị
coi là “lạc hậu” là “cổ hủ”.
Đến một lúc nào đấy, nhân cách thực sự của con người
mới được phô ra trước toà. Rồi bị cáo sẽ ăn năn, sẽ sáng nhớ chiều quên sáng
mai lại nhớ tuỳ theo tư vấn của luật sư bào chữa, khi bị tuyên thì sẽ khóc như
mấy cháu mẫu giáo bị cô giáo phạt, sẽ tỏ ra ngoan như cún trước phiên toà.
Nói thật là buồn. Tôi quan tâm gì mấy khuôn mặt này.
Chẳng họ hàng, chẳng anh em, chẳng quen biết và cũng chẳng thù oán riêng tư, chỉ
bình để thấy xã hội này đáng buồn đến đâu thôi.
Chúng ta sẽ trao cho con cháu của chúng ta một xã hội
như thế này đây. Một xã hội ô nhiễm bẩn thỉu từ không khí, nước uống đến đầu óc
con người.
Vậy giải pháp là gì? Điều trước tiên là hãy biết ghê sợ phong bì
và hãy làm việc mà không cần đến phong bì. Khi bị gây khó dễ thì hãy tố cáo và
đấu tranh. Mỗi một hành động đấu tranh chống lại sự ăn bẩn, ăn chặn chính là một
hành vi cúi xuống nhặt rác trên đường đời.
No comments:
Post a Comment