BBC Tiếng Việt
26 tháng 12 2019
Biên tập viên tạp
chí Thiên Chúa giáo từ chức vì những tranh cãi quanh sự ủng hộ với ông Trump
*
Sự
ủng hộ của các tín hữu Tin lành dành cho ông Trump đang gây tranh cãi, sau khi
một nhà báo hàng đầu của tạp chí Christian Post từ chức.
Sự ra đi của biên tập viên Napp Nazworth xảy
ra sau khi một tờ tạp chí Thiên Chúa giáo khác đăng một bài xã luận kêu gọi phế
truất ông Trump.
Bài xã luận làm nổ ra một loạt tranh cãi, cho thấy một
cuộc chiến ngầm đang xảy ra giữa những người theo Tin Lành, một cộng đồng Thiên
Chúa giáo lớn ở Mỹ, về sự ủng hộ dành cho ông Trump.
Ông Trump trước đó đã tuyên bố ông nhận được một sự ủng
hộ mạnh mẽ từ cộng đồng Tin Lành kể từ khi nhậm chức tổng thống.
Vậy tại sao một
nhà báo tạp chí Thiên Chúa giáo lại phải từ chức? Mâu thuẫn gì đang xảy ra
trong cộng đồng này và hậu quả gì với Tổng thống Trump?
Tranh cãi xảy ra từ đâu?
Tuần trước, sau khi Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu luận tội
ông Trump, tờ Christianity Today đã đăng một bài xã luận, do tổng biên tập Mark
Galli viết, kêu gọi bãi nhiệm tổng thống.
Dẫn chứng bằng "tính cách thiếu đạo đức" của
ông Trump, ông Galli mô tả việc tổng thống bị phế truất là một lệnh truyền Kitô
giáo: "[Đây] không phải là vấn đề về lòng trung thành với đảng phái mà là
sự trung thành với Đấng Tạo hóa tạo ra Mười điều răn".
Ông Trump "đã cố gắng sử dụng quyền lực chính
trị của mình để ép buộc một nhà lãnh đạo nước ngoài quấy rối và làm mất uy tín
của một trong những đối thủ chính trị của tổng thống," ông Galli viết.
"Đó không chỉ là vi hiến; quan trọng hơn, nó rất vô đạo đức."
Và tờ tạp chí Christianity Today - được sáng lập bởi
một trong những nhà truyền giáo có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, Billy Graham -
thậm chí còn đi xa hơn, chỉ tay vào mặt các mục sư, những người vẫn đang hết
lòng vì ông Trump "bất chấp hồ sơ đạo đức tồi tệ của ông ta".
"Hãy nhớ quý vị là ai và quý vị phục vụ cho
ai," ông Galli viết.
Sao bài xã luận này tranh cãi như vậy?
Kể từ khi ông Trump trở thành tổng thống, ông đã
tuyên bố rằng ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các tín hữu Tin Lành. Điều này
còn đặc biệt được tăng cường sau khi ông chọn ông Mike Pence, một người sùng đạo,
làm Phó Tổng thống.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, 80% tín đồ
Tin Lành da trắng đã bỏ phiếu cho ông Trump, theo phân tích của Trung tâm
nghiên cứu Pew.
Thành công của ông Trump trong cộng đồng Tin lành phỏng
theo một mô hình chính trị ở Mỹ: trong mọi cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm
2004, các tín hữu Tin lành da trắng, nói chung, thường bỏ phiếu cho các ứng cử
viên của đảng Cộng hòa.
Nhưng sự ủng hộ đối với tổng thống của các Kitô hữu
không hẳn chỉ vì sự liên quan mật thiết giữa Đảng Cộng hòa và cộng đồng Tin
Lành.
Thật vậy, ngay cả những tổng thống Mỹ tai tiếng nhất
vẫn đắc cử dù sự ủng hộ từ cộng đồng này không cao, như Tổng thống George W.
Bush đắc cử năm 2004, và các ứng cử viên tổng thống như John McCain vào năm
2008 và Mitt Romney năm 2012.
Và kể từ khi ông Trump vào Nhà trắng, ông đã giữ một
loạt lời hứa với các cử tri tôn giáo của mình.
Ông đã đề cử hai người phe bảo thủ, Neil Gorsuch và
Brett Kavanaugh, thành Thẩm phán Tòa án Tối cao.
Thêm vào đó là việc nới lỏng các ủy thác của chính
phủ đối với các chương trình bảo hiểm y tế bao gồm bảo hiểm tránh thai miễn
phí.
Ông Trump cũng giảm bớt các hạn chế đối với các hoạt
động chính trị của các tổ chức tôn giáo và gia tăng các hạn chế về hỗ trợ của
chính phủ cho các tổ chức quốc tế cung cấp tư vấn phá thai và kế hoạch hóa gia
đình.
Và ông cũng xóa bỏ lệnh cấm không chính thức đối với
lời chào Giáng sinh truyền thống khi nói: "Giờ thì chúng ta có thể nói
Giáng sinh vui vẻ (Merry Christmas) rồi".
Nhiều người trước đây lựa chọn nói "Ngày nghỉ lễ
vui vẻ" (Happy Holidays) để chúc cả những người không theo đạo Thiên Chúa
hoặc vô thần.
Khi nói "Merry Christmas" ông Trump đã nhấn
mạnh tầm ảnh hưởng của cộng đồng Thiên Chúa giáo đối với nước Mỹ, hay ít nhất
là đối với một vị Tổng thống Hoa Kỳ.
Và hành động nhỏ nhưng đầy tính biểu tượng đó của
ông Trump đã được đền đáp. Khi sự ủng hộ của một số Kitô hữu Hoa Kỳ đang giảm
xuống, một cuộc thăm dò của NPR-PBS NewsHour-Marist từ đầu tháng này cho thấy
75% người theo Tin Lành da trắng vẫn chấp thuận ông Trump, so với 42% của người
Mỹ trưởng thành nói chung.
Sự ủng hộ này rất quan trọng đối với ông Trump: một
chiến thắng trong cuộc đua Tổng thống năm 2020 sẽ rất cần dựa vào một chiến thắng
đối với phe bảo thủ, và tất nhiên bao gồm những người theo đạo Tin lành.
Đã có những phản ứng gì?
Bài xã luận của Christianity Today làm nổ ra một phản
ứng chia rẽ giữa những người theo đạo Tin Lành. Điều này cho thấy sự chia rẽ
trong sự ủng hộ dành cho ông Trump.
Một số người đồng tình với bài xã luận và đã cắt
quan hệ với vị Tổng thống Cộng hòa, trong khi một số khác thì càng gia tăng sự ủng
hộ của họ với ông.
Hôm Chủ nhật, gần 200 nhà lãnh đạo Tin lành và những
người ủng hộ Tổng thống Trump, bao gồm cựu Thống đốc bang Arkansas, người từng
hai lần là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mike Huckabee và cựu đảng
viên đảng Cộng hòa bang Minnesota, Michele Bachmann, đã viết một lá thư cho tờ
Christianity Today.
"Bài xã luận của quý báo đã đặt câu hỏi về sự
liêm chính tâm linh và chứng nhân Kitô giáo của hàng chục triệu tín đồ, những
người thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ công dân và đạo đức của họ," lá thư viết.
"Nó không chỉ nhắm vào ngài Tổng thống của
chúng tôi, mà còn nhắm vào những người trong chúng tôi ủng hộ ông ấy, và đã hỗ
trợ quý báo."
Tổng thống Trump cũng nhảy vào và đăng lên Twitter
vào thứ Sáu rằng hãy xem tạp chí Christianity Today như một "tạp chí cực tả".
Bài xã luận cũng khiến tạp chí này mất 2.000 lượt độc
giả đăng ký, nhưng ngược lại, họ có thêm 5.000 lượt độc giả mới, trẻ hơn và đa
dạng hơn, tờ Washington Post cho biết.
Và vào Chủ nhật, Chủ bút của Christianity Today, Timothy
Dalrymple đã bảo vệ bài xã luận trên, giải mã "tổn hại to lớn" của sự
"liên minh giữa cộng đồng Tin lành ở Mỹ với chính quyền tổng thống".
"Kitô giáo ngày nay bảo thủ về mặt thần học.
Chúng ta pro-life (phản đối phá thai) và pro-family (ủng hộ các giá trị gia
đình truyền thống, phản đối hôn nhân đồng tính etc...)," ông Dalrymple viết.
Nhưng "cái giá phải trả là quá cao. Tin Lành Mỹ không phải là một siêu ủy
bản (PAC) của đảng Cộng hòa".
Napp Nazworth thì liên quan gì?
Hôm thứ Hai, nhà báo Napp Nazworth tuyên bố ông
"buộc phải đưa ra quyết định khó khăn khi rời tờ The Christian Post".
Ông Nazworth là biên tập viên mảng chính trị và là
nhà báo có thâm niên gần 10 năm của tạp chí Chrisitianity Post. Thông tin trên
tài khoản Twitter của ông có hashtag #NeverTrump (Không bao giờ là Trump)
Ông cho biết, tờ Christian Post đã "quyết định
đăng một bài xã luận cho thấy họ có quan điểm ủng hộ Trump".
Ông nói: "Tôi không thể làm biên tập viên cho một
tờ báo có quan điểm như vậy."
Quyết định từ chức của ông Nazworth và bài xã luận của
ban biên tập Christianity Today cho thấy một số người theo đạo Tin lành không
còn dành sự ủng hộ cho ông Trump.
Nhưng một cơn sốt Kitô giáo đối với đảng Dân chủ vẫn
không thể xảy ra, nhất là khi hai đảng vẫn rất phân cực về vấn đề quyền phá
thai - một vấn đề mà phe bảo thủ xem là rất quan trọng.
Theo một nghiên cứu từ Pew hồi tháng 10, tín hữu Ki
tô giáo da trắng chiếm khoảng 2/3 tổng số thành viên đảng Cộng hòa, trong khi
chỉ có 1/4 trong đảng Dân chủ.
------------------------
XEM THÊM
Lam
Kiều Lam
Nguyễn
Quốc Khải
No comments:
Post a Comment