NỘI DUNG :
.
Lê
Học Lãnh Vân
==================================
Thật khó có thể không lao theo cơn háo hức đỏ, khi
cùng lúc cả hai đội tuyển bóng đá nam và nữ đều đoạt cúp vô địch.
Cả nước như say.
Bóng đá vốn chỉ là trò chơi đã như hiện thân của
khát khao dân tộc, chiến thắng. Vị huấn luyện viên tài ba bị đám báo chí vô tri
xưng thầy. Tiền thưởng, phần thưởng cứ theo đó tới tấp. Ngay đến thủ tướng cũng
bốc đồng thưởng tiền thưởng xe. Ông còn hào hứng gọi trận banh là một chiến thắng
lịch sử của dân tộc.
Tàn cuộc.
Thể thao vua, đình đám gì thì cũng về lại với chính
ngày thường. Một nền bóng đá cạy cục. Một nền thể thao cờ đèn kèn trống, lăn
quăn, lính quýnh còn lâu mới đi đến một hệ thống chuyên nghiệp. Thị trường thể
thao ộp ẹp. Một hệ thống tổ chức tự chủ, không phụ thuộc nhà nước. Một mạng lưới
thể thao phong trào rộng khắp, lôi cuốn và hệ thống giải đấu chuyên nghiệp
nghiêm túc, trung thực… Những điều ấy cần đến chính phủ xắn tay áo miệng nói
tay làm chứ không chỉ đến hẹn tuyên thưởng.
Ở lân bang.
Đoàn vận động viên SEAGAME Singapore trở về thủ tướng
Lý Hiển Long viết thư khen các vận động viên đã hoàn thành một cột mốc có giá
trị để phát triển bản thân. Thật giản dị, vì mục tiêu quá rõ ràng.
Chính trị, trong một xã hội có được ý thức tự do,
chăm lo cho con người, quan tâm tới thế hệ trẻ, chính phải là ủng hộ thanh niên
tích cực phát triển bản thân mình. Thể thao trong ý nghĩa ấy có thể phải là cơn
say cuồng khác.
Chúng ta quen đặt cho thế hệ trẻ đủ thứ nhiệm vụ.
Nhưng thường không đặt yêu cầu phát triển bản thân cho họ.
Các cô gái gồng mình chịu đựng chấn thương để mang
cúp vàng cho dân tộc. Nhưng liệu chiến thắng có là một cột mốc để phát triển bản
thân cho các cô gái ấy? Sau hết men nồng, bóng đá trong tìm óc của các cô gái ấy
có làm cho các cô ấy hạnh phúc?
Điều đó, mới là điều chính phủ cần bận tâm.
-------------------------------------------
Lê Học Lãnh Vân
1)
Ông Pác Hăng Seo yêu Việt Nam
Nhìn cách ông chào mừng chiến thắng, cách cầm lá cờ,
cách đưa tay vỗ vỗ vào huy hiệu cờ Việt Nam, tôi tin ông yêu thực sự nước Việt
Nam.
Lòng tôi đồng cảm với tình yêu và niềm phấn khích của
ông. Sao không yêu nước Việt Nam này được khi đó là nơi ông được thi thố tài
năng, được khẳng định mình qua hai năm miệt mài đồng cam cộng khổ với các cầu
thủ, được hưởng nhiều hương vị thành công ngất ngây… Đối với chuyên môn bóng đá
của ông Pác, Việt Nam là nơi đất lành, ông yêu nó là rất hợp lẽ tự nhiên.
Tình yêu đó được thể hiện thật hồn nhiên. Hồn nhiên
bởi ông xuất thân từ một đất nước tôn trọng giá trị Trung Thực, trung thực
trong mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng. Nhưng cũng còn vì với ông cờ đỏ hay cờ
màu khác như nhau, cờ sao hay cờ hình khác như nhau. Hiện nay cờ đỏ sao vàng
đang chính thức đại diện cho Việt Nam thì ông tôn trọng, giả sử mai kia quốc
dân đồng ý thay lá cờ khác, tôi nghĩ ông cũng vỗ vào vị trí lá cờ trên tim. Cờ
chỉ là biểu tượng của Tổ Quốc, cờ không là Tổ Quốc. Trái tim để dành cho Tổ Quốc!
Thưa các anh chị, niềm vui của tôi bùng lên với trận
thắng vì bản lĩnh đội Việt Nam hơn hẳn đối thủ, và lòng tôi dâng niềm xúc động
thấy ông Pác Hăng Seo vỗ tay lên ngực nơi ông đeo huy hiệu Tổ Quốc tôi! Cũng
xin thành thực rằng nhiều khi ngó một số đồng bào hôn lá cờ Tổ Quốc mà lòng tôi
dửng dưng vì cảm nhận trái tim họ đang để nơi khác…
2)
Ông Đoàn Nguyên Đức
Không ít người nhắc công lao và tấm lòng của ông
Đoàn Nguyên Đức với bóng đá. Chắc nhiều người biết ông tâm huyết với bóng đá
như thế nào. Ông lập đội bóng Hoàng Anh Gia Lai. Ông liên kết với đội bóng lừng
danh Arsenal lập học viện bóng đá đào tạo lứa cầu thủ tương lai. Những việc này
thúc đẩy phong trào bóng đá, cách làm bóng đá, tình yêu bóng đá thực sự. Ông
cũng là người giới thiệu, hay đúng hơn là bảo lãnh huấn luyện viên Pác Hăng Seo
làm huấn luyện viên trưởng cho Việt Nam, là người trả lương cho vị huấn luyện
viên giàu thành tích nhất Việt Nam này… Chức vô địch mà Việt Nam mong đợi từ 60
năm chính do ông Pác Hăng Seo làm huấn luyện viên trưởng. Tóm lại ông Đức đã tốn
rất nhiều tiền riêng trong khi góp công rất nhiều cho chiến thắng hôm nay và
cho nền bóng đá lâu dài của Việt Nam.
Vậy mà giờ đây khi khi đội U-22 Việt Nam đoạt giải
vô địch được cả nước tưng bừng đón mừng này thì tên ông chìm đâu mất! Không ai
trong bộ máy chính thống nhớ ông, các lễ lạc chiêu đãi tưng bừng không ai nhớ tới
ông Đoàn Nguyên Đức đang lặng lẽ coi truyền hình…
Ông Đức có thể không cần được công nhận, vinh danh.
Nhưng người nhận sự đóng góp của ông thì cần công nhận sự đóng góp đó. Công nhận
vì lẽ công bằng, vì các giá trị tự thân và đương nhiên của xã hội. Hình như cụm
từ “đền ơn đáp nghĩa” được nhắc rất nhiều trong xã hội Việt hiện nay? Công nhận
để bảo vệ các giá trị đó, để trân trọng xiển dương và mời gọi các đóng góp tiếp
theo… Để xã hội ấm áp hơn, vì việc công hơn, để giảm bớt hiềm thù riêng. Và điều
đó có giúp nền bóng đá Việt Nam phát triển lâu dài hơn là một vài chiếc cúp
không?
2)
Vô địch lần đầu hay lần thứ hai?
Có người cho rằng thật là thiếu kiến thức khi nói chức
vô địch lần này là lần đầu tiên. Tôi thì không tin rằng đây là chuyện thiếu kiến
thức!
Việc đội túc cầu Việt Nam Cộng Hòa vô địch năm 1959
được nhắc trên báo chí, trên các trang mạng nhiều lần, các nhà hoạt động, nhà
chuyên môn trong lãnh vực bóng đá không thể không biết. Mà đó lại là giải vô địch
do chỉ một nửa nước Việt Nam đoạt được, nếu có tinh thần dân tộc hẳn phải thấy
tự hào biết bao! Đây không phải là một vài người không biết, cũng không chỉ
trong một thời gian ngắn, mà là nhiều người không biết trong khoảng thời gian
dài vài chục năm, thì hẳn phải có nguyên nhân ngoài kiến thức, ngoài tinh thần
dân tộc!
Năm nay, vẫn còn những tờ báo chạy tít đại loại như
Lần Đầu Việt Nam Vô Địch, và bình luận trên đài truyền hình cũng vậy! Đây chỉ
là một lãnh vực thể thao, cho dù là môn thể thao vua, vậy mà lòng đố kỵ, dìm
ghét vẫn còn được cảm nhận rõ rệt! Có phải chăng, với một số người, chẳng thà
Thái Lan, Miến Điện đoạt giải vô địch còn dễ chịu hơn khi người anh em ruột thịt
Miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa, đoạt giải?
Tôi nhớ tới thời tôi còn dính líu tới ngành đại học
nước nhà, trường đại học tổ chức mừng ngày thành lập là ngày tiếp quản, chứ
không phải là ngày nó được thành lập thực sự. Phải chăng quá khứ mấy chục năm
trước đó, di sản tinh thần, văn hóa của trường bị quên sạch?
Tôi nhớ tới những công chức tận tụy, suốt đời phụng
sự xã hội Miền Nam thời đất nước phân đôi, sau ngày thống nhất mất sạch lương
hưu do chính mình đóng góp thời gian còn sức làm việc…
Xã hội Miền Nam dường như chỉ mới được tạo dựng từ mấy
chục năm nay, mấy người công nhận, tưởng nhớ công lao những người tạo dựng nên
nó cho tới ngày nó được tiếp quản?
Một xã hội bị
đứt gãy với quá khứ đồng nghĩa với sự phát triển xã hội đó bị đứt gãy! Chỉ mong các hiện tượng nêu trên là tàn dư sót lại trong khi xã hội đang
tự mình sửa chữa lỗi đó. Một vùng nào, miền nào của đất nước phát triển, thành
công, một khoảng thời gian nào của đất nước phát triển, thành công, cũng góp phần
vào sự phát triển, thành công của cả nước. Đọc trên các trang mạng thấy lòng
vui hơn vì khuynh hướng lành mạnh này ngày càng được nhiều người ủng hộ.
Ngày 12 tháng 12 năm 2019
*
*
*
VANDOANVIET.BLOGSPOT.COM
Lê Học Lãnh Vân 1) Ông Pác Hăng Seo yêu Việt Nam
Nhìn cách ông chào mừng chiến thắng, cách cầm lá cờ, cách đưa tay vỗ vỗ vào huy
hiệu cờ…
-------------------------------------------------------------------
Anh
Vũ -
RFI
Chủ Nhật, ngày 15 tháng 12 năm 2019
Thể
thao Việt Nam vừa kết thúc một kỳ SEA GAMES thành công mỹ mãn diễn ra tại
Philippines từ ngày 30/11 đến 11/12. Đoàn việt Nam giành 98 huy chương Vàng, xếp
thứ 2, vượt xa chỉ tiêu đề ra là 70 Vàng. Trong thành tích đó người hâm một Việt
Nam đặc biệt phấn khích với danh hiệu vô địch thứ 6 của bóng đá nữ và nhất là
chiếc huy chương vàng của đội tuyển bóng đá nam U22 sau 60 năm mong chờ và 5 lần
vào chung kết không thành công.
Các cầu thủ U22 Việt Nam giành huy chương Vàng Sea
Games sau trận chung kết trên sân vận động Rizal Memorial, Manila, Philippines
ngày 10/12/2019.REUTERS/Soe Zeya Tun
Chiến thắng của đội tuyển bóng đá nam trong khu vực
không còn là hiện tượng bất ngờ như một sự tất yếu sau một loạt tiến bộ được giới
chuyên môn quốc tế đánh giá cao.
Tấm huy chương vàng quý giá của U22, dù ở đấu trường
khu vực đánh dấu một sự tiếp nối trong những tiến bộ liên tiếp mọi cấp độ đội
tuyển quốc gia ở các sân chơi tầm châu lục. Sau những tiếng vang mà bóng đá Việt
Nam có được trong 2 năm qua dưới sự dắt ông thầy người Hàn Quốc Park Hang Seo,
có thể nói một tương lai đang rộng mở cho bóng đá Việt Nam. Nhiều cái đích lớn ở
những tầm cao hơn được đặt ra cho các đội tuyển quốc gia và người hâm mộ hoàn
toàn có quyền hy vọng. Bóng đá Việt Nam đã được thự sự bước qua một đẳng cấp mới
sau khi đã ngư trị khu vực Đông Nam Á ?
Trả lời câu hỏi này, chuyên gia bóng đá Trần văn Mui
cho rằng dù những thành tích của các đội tuyển Việt Nam ghi nhận một bước tiến
dài để người hâm mộ có thể hy vọng vào những điều lớn lao hơn, chưa thể nói
bóng đá Việt nam đã được nâng tầm lên đẳng cấp mới. Ông Mui phân tích :
NGHE : Ông
Trần Văn Mui 14/12/2019
No comments:
Post a Comment