NỘI DUNG :
Ánh
Ngọc (Theo New York Times)
.
Thanh Hà – RFI
============================================
Ánh Ngọc (Theo New
York Times)
Thứ tư, 4/12/2019, 14:31 (GMT+7)
Triều Tiên đặt cược lớn vào hạn chót 31/12 để Mỹ
tháo gỡ tình thế bế tắc, làm dấy lên lo ngại về khủng hoảng bùng phát sau thời
điểm này.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Thae-song hôm
3/12 cảnh báo cách Mỹ hành xử sẽ quyết định "món
quà Giáng sinh" mà họ nhận được vào hạn chót cuối năm. Thời hạn này được
lãnh đạo Kim Jong-un đưa ra hồi tháng 4 nhằm yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt
cản trở kinh tế Triều Tiên, mở đường cho tái đàm phán phi hạt nhân hóa.
Tháng trước, Triều Tiên cũng cảnh báo chính quyền Tổng
thống Mỹ Donald Trump không nên "mơ tưởng" về việc thảo luận phi hạt
nhân hóa chừng nào chưa chấm dứt những "chính sách thù địch", bao gồm
các lệnh cấm vận kinh tế. Họ thề sẽ trả đũa "gây sốc" nếu Washington
phớt lờ hạn chót cuối năm.
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2019/12/04/72743e6af1314a2fb18959d571af38-5485-1199-1575441712.jpg
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm một điểm
đóng quân ở phía tây đất nước tháng trước. Ảnh: KCNA.
Thông điệp này dường như không khiến các nhà ngoại
giao cấp cao Mỹ bận tâm, khi họ cho rằng Triều Tiên đang "làm bộ làm
tịch". "Tôi không nhớ thời hạn nào hết. Có chắc là Triều Tiên đặt
ra nó không?", David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề
Đông Á và Thái Bình Dương, trả lời báo chí hồi tháng 10.
Stilwell thừa nhận không nắm được về hạn chót cuối
năm của Bình Nhưỡng, nhưng nói thêm rằng "có một thứ người Triều Tiên làm
rất nhiều, đó là không thành thật". Cách nhìn nhận này của Mỹ khiến các
nhà phân tích lo ngại quả bom hẹn giờ sẽ bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên.
Giới chuyên gia nhận định hạn chót mà Bình Nhưỡng
liên tục cảnh báo ẩn chứa mối đe dọa ngầm rằng nước này có thể tái thực
hiện những hành vi đáng báo động trong quá khứ. Hôm 28/11, Triều Tiên phóng
hai quả đạn pháo phản lực siêu lớn, vụ phóng thử vũ khí lần thứ 13 kể
từ tháng 5.
"Chúng ta đang ngồi trên đỉnh một ngọn núi lửa
đang hoạt động", Robert Carlin, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ từng tham
gia đàm phán hạt nhân, đề cập tới tình hình xấu đi nhanh chóng trên bán đảo Triều
Tiên. "Chúng ta không có nhiều thời gian để lùi lại nữa".
Một số nhà phân tích đánh giá việc đặt ra hạn chót
cho thấy Kim Jong-un muốn đạt được thỏa thuận với Mỹ đến mức nào, để ông có thể
thực hiện lời hứa trước người dân về việc xóa bỏ lệnh cấm vận và tái thiết nền
kinh tế. Những tuyên bố ngày càng khẩn trương của Bình Nhưỡng gần đây cũng được
cho là nhằm gây áp lực buộc Washington trở lại bàn đàm phán với đề xuất linh hoạt
hơn.
"Triều Tiên đang cố nói với Mỹ rằng họ sẽ làm
chuyện gì đó rất tệ, trừ khi Washington giúp họ tự ngăn chặn chính mình bằng động
thái nào đó vào cuối năm", cựu thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim
Hyung-ki phát biểu tại một diễn đàn ở Seoul hồi tháng 10.
Bình Nhưỡng không nêu cụ thể về viễn cảnh có thể xảy
ra sau ngày 31/12, ngoại trừ việc Kim Jong-un cảnh báo sẽ tìm "con
đường mới" nếu Washington vẫn giữ các lệnh trừng phạt và cố gắng
ép buộc một thỏa thuận phi hạt nhân hóa không thể chấp nhận.
Theo giới chuyên gia, "con đường mới" của
ông Kim có thể đồng nghĩa với việc nối lại các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo
xuyên lục địa (ICBM). Việc Triều Tiên không tiến hành các vụ thử như vậy trong
gần hai năm qua là điều mà Trump thường xuyên coi là thành tựu lớn nhất của ông
trong quan hệ ngoại giao với Kim.
Tuy nhiên, nếu phóng thử tên lửa tầm xa, Triều Tiên
có nguy cơ chịu thêm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, cũng như phản ứng gay gắt
từ phía Mỹ, thậm chí có thể đưa hai nước trở lại thời kỳ Trump đe dọa trút
"lửa và thịnh nộ" lên Bình Nhưỡng.
Với những cảnh báo ngày càng gay gắt trong những tuần
gần đây, Bình Nhưỡng được cho là đang mạo hiểm khi tự buộc mình vào hạn
chót cuối năm của ông Kim, trong khi Washington đang bị phủ bóng bởi
các phiên điều trần luận tội, khiến chính quyền Trump gặp hạn chế trong việc xử
lý quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng. Những yếu tố trên làm gia tăng nguy cơ một
trong hai nước có thể tính toán sai, các nhà phân tích đánh giá.
"Chúng tôi có thể thấy khả năng bị lùi về giai
đoạn khiêu khích trước khi tiến trình ngoại giao bắt đầu", đặc phái viên Mỹ
về Triều Tiên Stephen Biegun tháng trước cho biết trong phiên điều trần xác nhận
việc đề cử ông làm thứ trưởng ngoại giao. "Tôi nghĩ đó sẽ là một sai lầm lớn
và sự bỏ lỡ cơ hội của Triều Tiên".
Triều Tiên có thể thực hiện nhiều động thái nhằm
truyền thông điệp mạnh mẽ tới Mỹ trong trường hợp quan hệ hai bên đổ vỡ, như
tái khởi động lò phản ứng hạt nhân sản xuất plutonium tại khu phức hợp
Yongbyon, hay phóng các tên lửa tầm ngắn hoặc tầm trung. Tuy nhiên, ông
Kim khả năng cao sẽ trì hoãn việc thử hạt nhân hay ICBM.
Ngoài sự phản đối của Liên Hợp Quốc và Mỹ, hành động
này cũng sẽ làm phật ý Trung Quốc, trong khi ông Kim đang cần nước này trợ giúp
hơn bao giờ hết để giảm bớt hậu quả của các lệnh trừng phạt quốc tế. Theo dữ liệu
của hải quan Trung Quốc, 1,2 triệu du khách nước này đã tới Triều Tiên vào năm
ngoái, tăng 50% so với năm 2017, mang lại khoản lợi nhuận mà Bình Nhưỡng vô
cùng khao khát.
Lee Jung-chul, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học
Soongsil ở Seoul, cho biết nếu Kim chấm dứt quan hệ ngoại giao với Trump, ít nhất
ông vẫn có thể xoay xở trong thời gian ngắn với sự hỗ trợ từ Bắc Kinh. "Vì
vậy, Triều Tiên khó có thể thực hiện hành vi khiêu khích quá mức do tầm quan trọng
của quan hệ với Trung Quốc", ông nói.
Bên cạnh đó, Triều Tiên còn không nêu rõ họ mong muốn
điều gì khi yêu cầu Mỹ từ bỏ "chính sách thù địch", trong khi khẳng định
rằng Bình Nhưỡng đã thực hiện đủ các bước xây dựng lòng tin, khiến triển vọng
đàm phán thêm xa vời.
Giới phân tích lo ngại rằng với tình hình đàm phán
đình trệ, Triều Tiên sẽ tiếp tục sản xuất nhiên liệu và đầu đạn hạt nhân. Khi
kho vũ khí hạt nhân thêm chồng chất, chi phí phi hạt nhân hóa cũng sẽ tăng.
"Các lệnh trừng phạt và áp lực không bao giờ đủ
để gây tác động tới Triều Tiên, mà bạn còn phải có những động thái khích lệ họ",
Jun Bong-geun, chuyên gia tại Viện Ngoại giao và An ninh Quốc gia Hàn Quốc,
đánh giá.
Ánh
Ngọc (Theo NY Times)
---------------------------------
Thanh
Hà – RFI
Đăng ngày 09-12-2019
Bình
Nhưỡng thông báo chiều ngày 07/12/2019 đã tiến hành một vụ "thử nghiệm
rất quan trọng" từ căn cứ Sohae. Vụ việc diễn ra đúng vào lúc tại
Washington tổng thống Mỹ tuyên bố với báo chí ông có "quan hệ rất tốt với
Kim Jong Un".
Vụ thử nghiệm tên lửa của Bắc Triều Tiên được phát
trên truyền hình Hàn Quốc, ngày 28/11/2019.REUTERS/Kim Hong-Ji
Bắc Triều
Tiên đã gia hạn cho Hoa Kỳ đến "cuối năm" để nối lại đàm phán. Càng gần đến hạn định này Bình Nhưỡng càng dồn dập cho thử tên lửa. Qua
các đòn diễu võ dương oai đó, phải chăng chế độ Kim Jong Un muốn che đậy hai
nhược điểm lớn : quân sự và kinh tế ?
Trên báo The Diplomat ngày 04/12/2019, nhà nghiên cứu
Liang Tuang Nah, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về Quốc Phòng và Chiến Lược Đại Học
Công Nghệ Nanyang-Singapore đặt câu hỏi "Có gì đằng sau việc Bắc Triều
Tiên thử tên lửa ?"
Tác giả điểm lại : từ tháng 5 cho đến ngày 28/11/2019 Bắc Triều Tiên đã thử
13 quả tên lửa. Hành động này nhằm thể hiện bất bình về các biện
pháp trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế. Lệnh cấm vận chính thức được ban
hành từ năm 2016. Tới nay, Bình Nhưỡng luôn xem việc giảm nhẹ các biện pháp cấm
vận là một điều thiết yếu để đổi lấy tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều
Tiên. Chính ông Kim Jong Un từng đề ra thời hạn "cuối năm 2019" để
đàm phán với Mỹ. Do vậy theo nhà nghiên cứu Liang Tuang Nah, Bắc Triều Tiên
tăng tốc các vụ thử tên lửa nhằm nhắc nhở Hoa Kỳ rằng chớ nên xem nhẹ "tối
hậu thư" của Bình Nhưỡng.
Nhưng bên cạnh yếu tố chính trị vừa nêu, hai yếu tố
quân sự và kinh tế cũng quan trọng không kém. Về khả năng quân sự, nhiều chuyên
gia cho rằng, Bình Nhưỡng đang thử nghiệm một số các loại tên lửa đời mới khá lợi
hại. Trong số này phải kể đến loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-25 vừa nhẹ, vừa
có khả năng linh động cao. Với tầm bắn 380 cây số, KN-25 có khả năng bắn chận đủ
loại tên lửa xuất phát từ Hàn Quốc mà không cần phải dùng tới loại tên lửa tầm
trung như Rodong1 hay Hwasong7. Bình Nhưỡng làm chủ loại vũ khí lợi hại này sẽ
là một thách thức đối với giới quân sự Mỹ và Hàn Quốc.
Tuy nhiên hệ thống phòng thủ của Bắc Triều Tiên có
nhiều lỗ hổng. Tác giả bài báo trên The Diplomat nói đến "thế yếu" của
cỗ máy quân sự tại quốc gia này. Việc Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân,
cho thử nghiệm hàng loạt các loại tên lửa, không che giấu được một điều : đó là
yếu kém của quân đội Bắc Triều Tiên. Cả trên không, trên biển và trên bộ, các
chương trình tập huấn thường bị hủy bỏ, khi thì do thiếu xăng, lúc thì do trang
thiết bị lỗi thời...
Vậy phải chăng Bắc Triều Tiên dồn nỗ lực phát triển
vũ khí đạn đạo và hạt nhân để che đậy và bù đắp lại với những yếu kém của quân
đội truyền thống ? Nhà nghiên cứu Liang Tuang Nah, đại học Singapore cho rằng,
vũ khi hạt nhân và tên lửa chứng minh về khả năng răn đe của Bình Nhưỡng và qua
đó bảo đảm cho chế độ Kim Jong Un một chỗ đứng trên bàn cờ quốc tế.
Thề còn về kinh tế ? Tác giả bài báo cũng tin rằng,
đây là động cơ thứ nhì ít nhiều liên quan trực tiếp đến chương trình phát triển
hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Có điều Bình Nhưỡng đủ khôn ngoan để không vượt
quá lằn răn đỏ để tránh lãnh thêm các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế.
Có nghĩa là chỉ dừng lại ở việc thử tên lửa tầm ngắn. Dường như cộng đồng quốc
tế có một sự khoan dung nào đó với chế độ của Kim Jong Un, nếu Bắc Triều Tiên
không thử tên lửa tầm xa.
Trong những điều kiện đó, tác giả bài viết trên tờ
báo Nhật, The Diplomat, Liang Tuang Nah, tin rằng trong năm 2020 Bắc Triều Tiên
sẽ tiếp tục đều đặn thử tên lửa và thử nghiệm các loại vũ khí mới để nắn gân quốc
tế. Kịch bản tệ nhất vẫn có thể xảy ra.
No comments:
Post a Comment