Hôm qua là ngày Quốc tế về Nhân quyền, với tôi nó
không phải là từ ngữ, ngày nay cái quyền này đã bị giảm đi và các chính phủ,
công ty công ty không lưu tâm mấy tới. Tôi đã thấy tấm biển ghi Formosa và giờ
đây là một thảm hoạ môi trường sinh thái ở Việt Nam.
Trên thế giới chúng ta thấy những bước lùi về Nhân
quyền, thoả thuận thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu đã được đàm
phán cách đây 7 năm.
Những người có thẩm quyền của Việt Nam có 7 năm để
có thể trả lời 1 trong nhiều tiêu chí của vấn đề tôn trọng quyền con người,
chính quyền Việt Nam đã không thực hiện điều đó trước hạn định, hạn định mà
chúng tôi đã uỷ thác trước đó về vấn đề Nhân quyền dựa trên câu hỏi về ký kết
thương mại và đầu tư.
Chính quyền Việt Nam đã quyết định bắt giam một nhà
hoặt động ở Việt Nam chỉ đơn giản bởi vì ông ấy đã dám, DÁM chống lại thoả thuận
thương mại và gửi một bản kiến nghị đến những người có thẩm quyền ở Châu Âu để
cảnh báo những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Chỉ một việc đơn giản là dám phê phán thoả thuận thương
mại này không đảm bảo quyền con người mà ông ấy đã bị chính quyền tống giam.
Nhưng chính việc này trước đó đã được phía Việt Nam tự nguyện đảm bảo và tôn trọng
về vấn đề Nhân quyền trước khi tiến hành thoả thuận thương mại.
Với vị trí của mình và với những đồng nghiệp của tôi
tại Nghị Viện Châu Âu, rất đơn giản để nói là: " Quý vị chỉ
còn 3 tháng thử thách, thuyết phục những người có thẩm quyền ở Châu Âu rằng
chính quyền Việt Nam sẽ thay đổi vấn đề về Nhân quyền và quyền bảo vệ môi trường
trong những tháng, những năm sắp tới. Quý vị còn 3 tháng để chứng minh trước
sự phê chuẩn của thoả thuận này". Vì vậy, đó là những gì mà
chúng tôi phải yêu cầu từ hôm nay đến tháng hai đối với những người có thẩm quyền
ở Việt Nam.
Nhưng tuy nhiên, đối với các bạn có mặt tại đây hôm
nay, các bạn phải yêu cầu điều này tới các dân biểu khác ở Châu âu, bởi vì đôi
khi một số nghị sĩ Châu âu quên rằng phía sau sự thoả thuận thương mại còn có
nhiều đàn ông, nhiều phụ nữ và trẻ em phải đánh đổi mạng sống của họ để đổi lại
những gì khác biệt giữa Á châu hoặc Âu châu.
Tôi nghĩ rằng, trên thế giới này không có cái gì tốt
nhất, giá trị nhất để mình phải đánh đổi tất cả để đến với Châu Âu hoặc những
nơi khác.
Không phải vì lí do thương mại toàn cầu mà mình phải
đánh đổi sự tự do và đó cũng là những gì mà chúng ta phải làm cho các Nghị sĩ
Châu Âu hiểu, bởi vì tiếc
thay đa phần các Nghị sĩ này không hiểu đa số người dân của các nước đã có những
thoả thuận thương mại với họ phải chịu những đau đớn, tổn thất.
Nên bây giờ phải làm cho họ hiểu, phải tạo ra áp lực
đối với họ và tôi tin tưởng vào các bạn, những nhà hoạt động nhân quyền Việt
Nam và cả thế giới phải làm tăng giá trị về Nhân quyền đối với Liên minh Châu
âu mà chúng ta muốn chuyển tới họ và đôi khi ngay tại Châu âu này những quyền
đó cũng chưa được quan tâm.
Tôn trọng điều đó tại trung tâm của Châu Âu, bảo vệ
quyền con người Việt Nam đó cũng là bảo vệ quyền con người ở Châu Âu.
Tôi cám ơn cam kết và hoạt động của các bạn.
------------------
YOUTUBE.COM
Bà chủ tịch Uỷ ban Nhân Quyền EU Maria
Arena phát biểu trong ngày Quốc tế Nhân Quyền 10/12/2019
•15 thg 12, 2019
------------------------------------
Chi
Mai
(VNTB) - Đã hơn một tháng kể từ khi nhà báo Phạm Chí
Dũng gởi thư kiến nghị tới Quốc Hội Châu Âu yêu cầu hoãn phê chuẩn Hiệp định
Thương Mại Việt Nam-Châu Âu EVFTA và cũng đã gần tròn một tháng ông Phạm Chí
Dũng bị tạm giam để phục vụ điều tra tại số 4 Phan Đăng Lưu.
Những cái tát cho EU
Sau khi phái đoàn Uỷ ban Thương Mại Quốc tế thuộc
nghị viện Châu Âu (INTA) có chuyến công du 2 ngày tại Hà Nội để bàn về EVFTA cuối
tháng 10 thì ngay đầu tháng 11, Hà Nội đã tát vào mặt phái đoàn nghị sỹ châu Âu
khi cho tuyên án 6 năm tù giam cho Nguyễn Ngọc Ánh. Và Hà Nội tát hết
bên phải tới bên trái sau đó khi hàng loạt các nhà hoạt động bị tuyên các mức
án nặng nề từ 5 cho tới 11 năm tù giam cho các blogger và Facebooker từ Bắc chí
Nam.
Nhà báo Phạm Chí Dũng gởi bức thư kiến nghị đến Quốc
Hội Châu Âu, thẳng thừng yêu cầu hoãn phê chuẩn EVFTA cho đến khi nào Hà Nội thực
hiện đúng được các cam kết về nhân quyền. Ngoài ra bản kiến nghị cũng đã vạch
rõ những gian dối trong bộ luật Lao Động sửa đổi của Việt nam và khả năng Việt
Nam chỉ làm cho có những cam kết theo yêu cầu để có được EVFTA và rồi lại sẽ thực
hiện lại bổn cũ “ vào trước bắt sau” như là từng làm với WTO.
Chỉ vài ngày
sau khi lá thư kiến nghị được gởi đi và đưa lên mạng xã hội, nhà báo Phạm
Chí Dũng đã bị bắt. Và các nghị sĩ, tổ chức nhân quyền đã cho rằng Hà Nội
đã lại giáng thêm một cái tát chí mạng vào mặt Châu Âu khi cho bắt giam ông Phạm
Chí Dũng ngay sau khi lá thư kiến nghị được gởi đi.
Trong bốn tuần qua, không ai có thể quên việc một
nhà báo thực thi quyền tự do ngôn luận nhằm bảo vệ nhân quyền lại bị bắt giam với
tội danh “làm, tàng trữ và phát tán thông tin chống phá nhà nước” theo điều 117
bộ luật hình sự. Tên của Phạm Chí Dũng liên tục được nhắc tới như một minh chứng
cho những vi phạm nhân quyền rõ mồn một của nhà cầm quyền Việt Nam.
Châu Âu đã có lời với chính phủ nhưng chính phủ vẫn
làm thinh. Nghị sỹ châu Âu kinh ngạc khi yêu cầu được cho ông Phạm Chí Dũng gặp
gia đình và luật sư không được cơ quan an ninh điều tra đáp ứng vì ông là “tù mới.”
Nhà cầm quyền Việt Nam có vẻ đã hơi đắc ý khi EVFTA
đã được hai bên ký kết ở Hà Nội hồi tháng 6 vừa rồi. Và cứ tưởng thói khôn lỏi
khi vận động sẽ giúp tăng tốc cho tiến trình phê chuẩn EVFTA, nhưng trời lại phụ
lòng người khi ông
Zahranil, người thân cận với chính phủ Việt Nam thông qua cái tổ chức
với tên gọi là “nhóm các nghị sỹ hữu nghị EU-Việt Nam” buộc phải từ chức vì
xung đột lợi ích.
Ông Zahranil là Phó chủ tịch Ủy ban thương mại quốc
tế Nghị viện châu Âu, người dẫn đầu các cuộc đàm phán về hiệp định Thương mại tự
do EU với Việt Nam ( EVFTA) đã bị tố cáo có “xung đột lợi ích” với EVFTA khi
không đếm xỉa gì tới các quy tắc của Nghị Viện Châu Âu về xung đột lợi ích.
Trước khi từ chức, ông Zahradil cũng đã thòng một
câu rằng “việc phóng thích tù nhân chính trị và nhà báo Việt Nam [ Phạm Chí
Dũng] sẽ được coi là “hành động thiện chí” trước khi hiệp định EVFTA được phê
chuẩn.”
Những cái tát vào mặt Châu Âu nhưng giờ lại đã tạo
ra hiệu ứng Yo-Yo lần lượt khi có nhiều yêu cầu hoãn phê chuẩn EVFTA vào tháng
hai năm tới hơn.
Bà
Maria Arena, trong một buổi gặp gỡ với người Việt ở Âu châu
trong cuộc biểu tình vì nhân quyền ở Brussels hôm 10/12/2019 đã nói rằng: " Quý vị chỉ còn 3 tháng thử thách,
thuyết phục những người có thẩm quyền ở Châu âu rằng chính quyền Việt Nam sẽ
thay đổi vấn đề về Nhân quyền và quyền bảo vệ môi trường trong những tháng, những
năm sắp tới. Quý vị còn 3 tháng để chứng minh trước khi phê chuẩn thoả thuận
này".
Liệu Uỷ ban Thương Mại Châu Âu lại có vì thương mại
mà tiếp tục để cho Việt Nam tát hết má phải sang má trái như họ đã làm trong 7
năm qua?
Tới tát lẫn nhau
Vụ bắt giam ông Phạm Chí Dũng đã gây ra nhiều đồn
đoán.
Có luồng ý kiến cho rằng vì ông đã biết quá nhiều và
quá sâu chuyện nội bộ Đảng và nới năng viết lách không kiêng nể ai. Cũng có luồng
ý kiến cho rằng ông vì phản đối EVFTA nên bị bắt.
Những người cho rằng ông Phạm Chí Dũng phản đối
EVFTA như kết đoán của nhà cầm quyền đã vội lên tiếng ủng hộ EVFTA bằng mọi
giá, lấy cớ vì lợi ích kinh tế và việc làm của người dân mà lại bỏ qua cái điểm
then chốt trong lá thư kiến nghị là HOÃN chứ không phản đối.
Người của phía chính phủ chẳng biết là có thân tây
hay kỵ tàu không đã thản nhiên nói với nghị sỹ châu Âu rằng ông Phạm Chí Dũng bị
Trung Quốc giật dây để phá đám EVFTA.
Dư luận viên kết tội ông Phạm Chí Dũng là phản dân hại
nước.
Những người được các đảng phái chính trị hỗ trợ cũng
muốn sử dụng ảnh hưởng đảng phái chính trị để lên tiếng vận động cho ông Dũng.
Đây là điều mà ông Phạm Chí Dũng chắc chắn sẽ né tránh vì khi còn tự do viết
báo, ông Dũng đã chủ trương đấu tranh ôn hoà, không phe phái chính trị.
Đẩy ông Phạm Chí Dũng vô cái thế dính với một đảng
phải chính trị nào đó là một điều mà chính quyền Việt Nam sẽ mừng như bắt được
vàng vì có thêm cớ để kết tội ông kết cấu với các tổ chức khủng bố nước ngoài.
Các tổ chức đấu tranh nhân quyền quốc tế đã dự đoán
tới con bài trục xuất của chính phủ Việt Nam nhằm vô hiệu hoá tất cả các nhà hoạt
động có số có má. Ông Phạm Chí Dũng chắc chắn sẽ thà chịu ngồi tù như ông Trần
Huỳnh Duy Thức chứ nhất định sẽ không chịu đi lưu vong. Đấu tranh với ông Dũng
không phải là để kiếm một cái vé đi tây.
Ông Phạm Chí Dũng đấu tranh vì nhân quyền cho người
dân Việt Nam sẽ không bao giờ chịu rời trận tuyến cho dù là có được cơ hội đi tới
“bến bờ tự do”. Và có ra khỏi tù, ông Phạm Chí Dũng lại sẽ cầm bút để tiếp tục
phản biện.
No comments:
Post a Comment