NỘI DUNG :
Thanh Phương
- RFI
Anh Vũ
- RFI
BBC Tiếng Việt
=========================================
Thanh Phương - RFI
Đăng ngày: 26/12/2019 - 14:14
Trong
năm 2019, năm nóng nhất được ghi nhận cho tới nay, thế giới đã chứng kiến nhiều
cuộc tuần hành rầm rộ của công dân toàn cầu, đặc biệt là giới trẻ, đòi các
chính phủ phải có hành động khẩn cấp vì khí hậu.
Thiếu nữ Thụy
Điển 16 tuổi Greta Thunberg, mà cách đây một năm không ai
biết đến, đã trở thành biểu tượng của thế hệ trẻ phẫn nộ vì thấy chính phủ nhiều
quốc gia trên thế giới không có hành động gì để chống biến đổi khí hậu, hiện
đang gây tác hại ngày càng nặng nề lên hành tinh của chúng ta, gây ra những
thiên tai ngày càng dữ dội. Là người phát động phong trào « bãi khóa vì khí hậu
» vào mỗi thứ sáu, Greta đã là động lực thúc đẩy hàng trăm ngàn bạn trẻ xuống
đường. Ảnh hưởng của Greta Thunberg lên đến mức mà cô đã được tạp chí Time của
Mỹ bình chọn là nhân vật của năm 2019. Thiếu nữ Thụy Điển này cũng đã được đề cử
cho giải Noel Hòa bình 2019.
Extinction
Rebellion, phong trào bất phục tùng dân sự bất bạo động, xuất
phát từ Anh Quốc, cũng đã nhanh chóng lan ra nhiều nước khác. Những người tham
gia phong trào đã ngăn chận các trục lộ ở Luân Đôn và đã có nhiều hành động
khác trên khắp thế giới, không sợ bị câu lưu hàng loạt.
Một trong trào khác cũng ra đời trong năm 2019, đó
là Youth4Climate (
Giới trẻ vì khí hậu ).
Phong trào tuần hành vì khí hậu đã gia tăng cường độ
kể từ khi vào cuối năm ngoái, nhóm chuyên gia khí hậu của Liên Hiệp Quốc ( GIEC
) công bố bản báo cáo đặc biệt báo động về những nguy cơ trầm trọng đối với
Trái đất, nếu mức tăng nhiệt độ của hành tinh chúng ta không được kềm chế trong
khoảng từ 1,5 đến 2°C.
Công dân toàn cầu lại càng thức tỉnh khi được biết
2019 là một trong những năm thuộc loại nóng nhất kể từ nhân loại bắt đầu đo nhiệt
độ Trái Đất, sau các năm 2015, 2016, 2017 và 2018.
Nhưng cho dù phong trào công dân đấu tranh vì khí hậu
ngày càng lớn mạnh, hội nghị thứ 25 của Liên Hiệp Quốc vì khí hậu COP25 tại
Madrid vào đầu tháng 12 vừa qua đã chỉ đạt được một thỏa thuận ở mức tối thiểu.
*
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
.
-------------------------------------------
Anh Vũ - RFI
Đăng ngày: 26/12/2019 - 14:21
Cơn
bão Phanfone quét qua Philippines đúng ngày Noel 25/12/2019 đã làm ít nhất 16
người chết, rất đông du khách nước ngoài đến đảo Boracay nghỉ lễ Giáng sinh
đang bị mắc kẹt, bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Theo AFP, bão Phanfone có sức gió lên tới 200km/giờ
này đã gây thiệt hại lớn về vật chất. Ở những nơi bão đi qua, hàng loạt ngôi
nhà bị tốc mái, cột điện bị đổ gãy. Theo cơ quan phòng chống thiên tai
Philippines, ít nhất đã có 16 người thiệt mạng trong các làng và thành phố thuộc
khu vực các đảo miền trung nước này.
Bão Phanfone đã đổ vào nhiều địa điểm đang có đông
du khách nước ngoài đến nghỉ trong dịp lễ Giáng sinh, như đảo Boracay (miền
trung) và Couron (tây). Liên lạc điện thoại và internet bị cắt từ khi bão tràn
qua. Vì thế rất khó có thể đánh giá được mức độ thiệt hại do bão gây ra ở những
nơi này. Hiện đang có khá đông du khách nước ngoài đang bị mắc kẹt trong vùng
bão, không ai biết họ đang trong tình cảnh thế nào.
Chính quyền cho biết từ hôm 24/12, không có thông
tin từ phía lực lượng cảnh sát biển về các địa điểm trên. Các tuyến bay đến đảo
cũng bị cắt đứt vì sân bay bị bão phá hỏng.
Dù có cường độ yếu hơn, nhưng bão Phanfone đi theo
hành trình giống với đường đi của cơn bão Hải Yến (Haiyan) hồi năm 2013 làm
7300 người chết.
Philippines có đa số dân theo Công giáo, cơn bão
Phanfone quét qua đã làm hàng chục ngàn người phải rời khỏi nhà, đón Giáng sinh
ở các nơi trú ẩn. Bão đổ vào còn làm cho rất đông người Philippines không có
phương tiện giao thông để đoàn tụ với gia đình trong dịp lễ Noel.
Theo dự báo của nha khí tượng Philippines, hôm nay
bão Phanfone đang suy yếu dần và tiếp tục di chuyển về hướng tây vào Biển Đông.
-----------------------
BBC Tiếng Việt
26 tháng 12 2019
Bão
Phanfone đã giết chết ít nhất 13 người tại Philippines, tàn phá mọi thứ trên đường
di chuyển của nó ở miền trung nước này.
VIDEO :
Nhiều
người ở miền trung Philippines mất nhà cửa do bão Phanfone
Cơn bão tàn phá một số đảo với sức gió 190kmh, hủy
hoại nhà cửa và đường lưới điện.
Nhiều người mất tích. Hàng ngàn người mắc kẹt khi
tìm cách về nhà cho kịp đón Giáng Sinh.
Bão Phanfone đổ vào nơi gần với các khu vực từng bị
Bão Haiyan tấn công vốn được coi là mạnh nhất từng đổ vào đất liền, hồi 2013.
Hơn 6.000 người thiệt mạng tháng 11 năm đó khiến
Bão Haiyan trở thành trận bão gây chết người tồi tệ nhất tại Philippines.
Bão Phanfone vào đất liền bắt đầu từ đêm thứ Ba, tiếp
tục hoành hành ở nhiều đảo khác ở miền trung Philippines trong ngày Giáng Sinh.
Hơn 58 ngàn người phải đi sơ tán trước khi bão tới,
và khoảng 15 ngàn người khác bị mắc kẹt tại các cảng biển do dịch vụ phà phải
ngưng hoạt động.
Ormoc, thuộc tỉnh Leyte là một trong những nơi bị ảnh
hưởng nặng nề nhất. AFP
Hầu hết những người thiệt mạng đều ở tỉnh Iloilo và
tỉnh Capiz.
Một gia đình bị lũ quét cuốn trôi trong lúc đang
tìm cách di chuyển lên nơi cao hơn, hãng tin Philippines ABS-CBN tường thuật.
Hãng này nói thêm rằng chỉ ở riêng tỉnh Iloilo đã có
ít nhất 12 người mất tích.
Ông Richard Gordon, chủ tịch Hội Hồng thập tự
Philippines, nói với BBC: "Có rất nhiều người đã mất nhà cửa, và họ cần thực
phẩm."
Ông nói thêm rằng hòn đảo du lịch Boracay có vẻ như
bị thiệt hại nặng, tuy quy mô đầy đủ của những tổn thất đến nay vẫn chưa được
xác định rõ.
Ông nói thêm rằng các dịch vụ điện, nước đã bị cắt ở
nhiều khu vực, và công tác khôi phục sẽ cần đến hàng tuần lễ.
Du khách người Nam Hàn Jung Byung-joon nói với hãng
tin AFP rằng sân bay ở Kalibo vốn là nơi có các chuyến bay tới Boracay, bị hư hại
nghiêm trọng.
"Đường xá vẫn bị chặn, nhưng người ta đã cố gắng
giải tỏa bớt," ông nói. "Tình hình khá là tệ."
Tại thành phố Tacloban, một đám hỏa hoạn lớn đã
bùng lên khi có gió mạnh, nhưng thành phố may không bị hư hại quá nhiều.
Tacloban đã bị tàn phá trầm trọng trong Bão Haiyan,
khi một trận sóng dâng đã đẩy nước vào thành phố trũng, nơi có hơn 220 ngàn
dân sinh sống.
Hôm thứ Năm, bão Phanfone đi ra phía Biển Đông.
*
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment