David
Hutt - The
Diplomat
DCVOnline
dịch
Posted on November 9, 2018 by editor
Nhận
định kỹ hơn về dân số Việt Nam đang lão hóa và điều đó có nghĩa là gì.
Auguste Comte từng tuyên bố, ‘Nhân khẩu học là số phận.’
Người ta nghĩ chính phủ Việt Nam, hy vọng triết gia Pháp sai và số phận có thể
thay đổi, bởi vì số phận của dân số của Việt Nam không có vẻ tốt.
Người ta thường nói rằng Việt Nam có một dân số trẻ;
đây là một điểm thường được giới nghiên cứu kinh tế đưa ra như một dấu hiệu cho
thấy đầu tư tài chính ở đây sẽ được bảo đảm. Tuy vậy, điều này không còn đúng sự
thật (ít nhất là trong vài chục năm sắp tới). Hiện nay, độ tuổi trung bình của
Việt Nam là 32 và khoảng 55% dân số dưới 34 tuổi. Tỷ lệ những người ở độ tuổi
15-64, thường được coi là tuổi “làm việc”, tăng lên 68%, cao hơn đáng kể so với
tuổi “làm việc” ở cuối thế kỷ trước, và cao hơn so với các quốc gia khác ở Đông
Nam Á.
Hình : Tháp Dân số Việt Nam | 2018. Nguồn:
PopulationPyramid.com/DCVOnline.net
Đồng thời, số trẻ em, những người dưới 15 tuổi, đã
giảm đi trong nhiều chục năm vừa qua. Ngày nay, tỷ lệ này là 23% dân số, so với
gần 40% vào năm 1989. Hơn nữa, tỷ lệ sinh của phụ nữ đã ngưng tăng ở khoảng
1,95 lần sinh trên một phụ nữ ở mặt nào đó, so với 5 lần sinh vào năm 1980 và
3,55 lần sinh vào năm 1990 của mỗi phụ nữ. Một bài đăng trên blog của IMF trong
năm nay cho biết, điều này có nghĩa là dân số trong độ tuổi lao động của Việt
Nam sẽ giảm đi trong những thập kỷ tới, và hệ quả của điều này “có thể làm chậm
mức tăng trưởng bình quân đầu người từ năm 2020 đến năm 2050.”
Như một biểu đồ dưới đây do IMF thực hiện cho thấy
dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã lên đến đỉnh điểm, cách đây nhiều
năm, khi thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Nó chỉ gần bằng một nửa thu nhập
bình quân đầu người ở Trung Quốc, một phần ba của Thái Lan, và gần một phần mười
tiền lương ở Nhật Bản khi tuổi lao động của họ đạt đỉnh điểm. Nói một cách đơn
giản, “Việt Nam có nguy cơ già đi trước khi phát giàu”; IMF đã nói .
Hình : Sức mua
tương đương (USD) Nguồn: IMF
Tổ chức Y tế Thế giới hiện nay coi Việt Nam có một
trong những nước có dân số lão hóa nhanh nhất thế giới. Hiện tại, số người cao
tuổi ở Việt Nam dưới 4% dân số cả nước, tương đương với khoảng 10 triệu người
trên 65 tuổi. Đến năm 2030, tỉ tệ này dự đoán sẽ tăng lên gần 7% dân số, và nhiều
hơn, 10%, vào năm 2050. Thêm vào đó, Việt Nam hiện có tuổi thọ (75 năm) cao thứ
hai ở Đông Nam Á.
Câu hỏi chính, là liệu Đảng Cộng sản đang cầm quyền
có thể làm bất cứ điều gì để giảm bớt những khó khăn trong tương lai — đi kèm với
một tỉ lệ người già tăng nhanh và một lực lượng lao động ít đi — gồm việc chính
phủ sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho việc chăm sóc sức khỏe và trả lương hưu, thu
nhập thuế lợi tức sẽ thấp hơn, và suy giảm sản lượng kinh tế.
Bộ Y tế Việt Nam đã có kế hoạch hành động cho những
năm từ 2017 đến 2025. Theo kế hoạch này, tất cả người cao tuổi sẽ có thẻ bảo hiểm
y tế vào năm 2025. Chính phủ đã gây ra một cuộc tranh luận về vấn đề dân số già
nua không phải là điều cần phải quá lo lắng vì giới trẻ (con cháu) ở Việt Nam,
thường chăm lo cho người cao tuổi (ông bà cha mẹ), sẽ làm giảm bớt trách nhiệm
của chính phủ trong việc chăm sóc cho người cao tuổi.
Hình : Gia đình Việt Nam ngày nay (2 thế hệ). Nguồn:
AsiaNews
Tuy nhiên, được biết hiện nay ở Nhật Bản và Thái
Lan, hai quốc gia này cũng có dân số lão hóa, truyền thống chăm lo cho người
cao tuổi đang dần biến mất. Lý do chính là vì hiện tượng đô thị hóa (ở Việt Nam
tỷ lệ hàng năm hiện tại là 2,59%) và kế đó là lối sống hiện đại đã khác xưa, có
nghĩa là mọi người có khuynh hướng sống với vợ/chồng và con nhỏ, chứ không sống
với cả cha mẹ hoặc ông bà. Vì vậy, cuối cùng thì chính phủ có thể sẽ phải có
trách nhiệm chi trả hầu hết cho việc chăm sóc cho người cao tuổi.
Việt Nam đã có một số đề nghi đổi mới như có thể
tăng tuổi nghỉ hưu, hiện tại là 60 tuổi cho đàn ông và 55 tuổi cho nữ giới (tuổi
nghỉ hưu của công chức chính phủ cao hơn tư chức năm tuổi). Đây là môt đề nghị
đã được đảng cộng sản xét đến vào năm 2016, và xét lại một lần nữa vào tháng
Sáu, 2017 mặc dù người ta vẫn chưa rõ liệu những thay đổi trong Bộ luật Lao động
có được chấp nhận hay không.
Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ nới rộng tỉ lệ dân số trong độ
tuổi lao động, làm giảm bớt chi phí trả lương hưu và chi phí chăm sóc sức khỏe
trong thời gian đó. Nhưng chắc chắn nó sẽ bị phảng ứng bất lợi và giận dữ, như ở
mọi quốc gia khác trên toàn thế giới khi chính phụ dự định tăng tuổi nghỉ hưu.
Thay đổi hệ thống lương hưu được công bố vào năm 2015, đã khiến người về hưu
không có thể thu được tiền bảo hiểm xã hội trả một lần khi họ nghỉ việc, hàng
ngàn công nhân đã đình công, buộc chính phủ phải giảm lại những thay đổi. Tổ chức
Lao động Quốc tế tuyên bố, vào thời điểm đó, đã có tin cho rằng Việt Nam đang
hướng đến một cuộc khủng hoảng lương hưu ngay sau năm 2021, khi quỹ an sinh xã
hội của quốc gia bắt đầu đi vào thâm hụt. Và đến năm 2034, quỹ có thể cạn kiệt
hoàn toàn.
Chính phủ cũng có thể tăng thuế, như họ đã bắt đầu
thực hiện. Tuy nhiên, cho đến nay dù mức tăng thuế tương đối khiêm tốn nhưng vẫn
tạo ra nhiều giận dữ trong quần chúng. Vài tháng trước đây khi còn ở Hà Nội, mọi
người nói với tôi rằng họ ghét việc thuế tăng lên vì cùng lức tiền “bôi trơn”,
thuật ngữ của người địa phương khi nói đến tiền hối lộ, cũng đang tăng lên. Thí
dụ, kế hoạch tăng thuế xăng dầu của Bộ Tài chính, từ 3.000 đồng lên 8.000 đồng
mỗi lít. Khoản tăng này được được nhà nước gọi là “thuế môi trường”, điều mà rất
nhiều người dân không tin: họ coi đó chỉ là cách tăng ngân sách nhà nước, chứ
không phải là để bảo vệ môi trường; đây có thể là một đánh giá thực tế. Hơn nữa,
giá xăng ở Malaysia và Indonesia đã cao hơn và với thuế tăng lên, một lít xăng
sẽ bằng một phần sáu lương công nhật của người trung bình. Thật vậy, nhiều người
nói rằng kế hoạch tăng thuế đang tăng nhanh hơn nhiều so với mức thu nhập của
công nhân.
Vì vậy, như chúng ta đã thấy, lập một kế hoạch cho một
dân số già đi trong tương lai đòi hỏi rất nhiều đóng góp của khối dân số hiện
nay. Trong bối cảnh này, Việt Nam vẫn nằm dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản, họ
đã từ chối không cho công dân Việt Nam ngay cả cái nhìn thoáng qua về dân chủ
trong nhiều chục năm qua. Như người ta nghĩ, bây giờ các cuộc biểu tình chống chính
phủ đang gia tăng và sự đàn áp của chính quyền cũng thế.
Đồng thời, công khố quốc gia đang ở tình trạng nghèo
nàn. Nợ công được cho là khoảng 64,7% GDP, có nghĩa là cần phải có những biện
pháp thắt lưng buộc bụng. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của chính phủ đã
tăng từ 5% GDP năm 2000 lên 6,5% năm ngoái. Chính phủ dự định giảm xuống 3,5 phần
trăm vào năm 2020; đây có thể một tham vọng dường như sẽ không thể xảy ra. Thật
vậy, để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, một số chuyên gia cho rằng,
Việt Nam cần chi ít nhất 480 tỷ USD trong bốn năm tới cho các dự án cơ sở hạ tầng,
gồm xây dựng sân bay, đường sắt và đường bộ mới.
Nhưng chính phủ Cộng sản Việt Nam đã không đủ khả
năng để thực hiện những dự án này; những đình trệ liên tục trong dự án xây đường
tàu điện ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình, và dường như họ
sẽ không đạt được mục tiêu nếu phải cắt giảm chi tiêu nhà nước quá nhiều. Đầu
tư tư nhân có thể là con đường trước mặt. Nhưng, hiện tại, số đầu tư tư nhân chỉ
chiếm khoảng 10% kinh phí trong các dự án cơ sở hạ tầng. Và nếu muốn tỷ lệ này
tăng lên thì chính phủ sẽ phải áp đặt nhiều cải cách kinh tế hơn là họ sẵn sàng
thực hiện.
Như tôi đã biện luận nhiều lần, tính hợp pháp của Đảng
Cộng sản trong con mắt của công chúng phụ thuộc phần lớn vào khả năng của ho để
giữ cho nền kinh tế phát triển và cải thiện mực sống của người dân. Những người
khác chấp nhận nguyên trạng bởi vì, ít nhất là trong quá khứ, đảng Cộng sản đã
có thể cung cấp các dịch vụ cơ bản như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Nhưng đến
nay ngay cả dịch vụ này đang là những vấn đề không có giái pháp. Tham nhũng gia
tăng là một dấu hiệu tự nhiên khi cầu lớn hơn cung. Theo một báo cáo của Tổ chức
Minh bạch Quốc tế mới công bố năm 2017, Việt Nam hiện được cho là nước tham những
hối lộ hàng thứ hai ở châu Á. Sáu mươi lăm phần trăm (65%) người dân nói rằng họ
phải trả tiền hối lộ, hoặc “tiền mỡ bôi trơn”. Gồm cả hối lộ để con em được nhận
vào trường giỏi hoặc có những chỗ tốt trong bệnh viện.
Vì vậy, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không còn có thể
cung cấp các dịch vụ căn bản cũng như bảo đảm sẽ cải thiện được mực sống cho hầu
hết người dân, có vẻ như nhiều người hơn sẽ bắt đầu đặt câu hỏi mục đích của Đảng
là gì. Quan trọng hơn, không còn những hình thức hợp pháp truyền thống của nó,
nhiều người sẽ bắt đầu đòi quyền quyết định ai sẽ là những người cai trị họ.
Khi đưa thêm biến số dân số lão hóa, cần được chuẩn bị cho bây giờ, vào phương
trình quản trị xã hội thì mọi thứ bắt đầu trông có vẻ không có gì sáng sủa lắm
cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net
Nguồn:
A
closer look at the country’s aging population and what that means.
David
Hutt, The Guardian | October 02, 2017.
*
XEM
THÊM
Phương
Thảo (VNTB)
chuyển ngữ
10/11/2018
Khi trời vừa hửng sáng, các công viên ở Hà Nội đông
đầy người. Hàng trăm người già đến đó mỗi buổi sáng để tập thể dục trước khi
cái nóng nhiệt đới trở nên không dễ chịu với các môn thể dục thể thao. Các nhóm
người ham thích thể dục phát triển nhanh. Phụ nữ cao tuổi tung các dải lụa hoa
tập thái cực quyền ở một góc công viên. Dưới bóng râm một cái cây cao, hàng chục
người khiêu vũ uốn mình trong điệu nhạc samba. Người khác tập thể dục toát mồ
hôi trên máy tập thể dục ngoài trời. Tho, 83 tuổi với bộ ria mép màu trắng gọn
gàng, nói rằng ông đi bộ quanh hồ mỗi ngày dù mưa hay nắng.
Trong vài thập kỷ tới, khu công viên này sẽ trở nên
đông đúc hơn. Việt Nam có độ tuổi trung bình là 26. Nhưng dân số đang già đi
nhanh chóng. Những người trên 60 tuổi chiếm 12% dân số, số này được dự báo sẽ
tăng lên 21% vào năm 2040, một trong những mức tăng nhanh nhất trên thế giới
(xem biểu đồ). Đó là một phần vì tuổi thọ đã tăng từ 60 vào năm 1970 lên 76
ngày nay nhờ thu nhập tăng. Sự thịnh vượng ngày càng tăng cũng đã làm giảm tỷ lệ
sinh trong cùng khoảng thời gian đó, với từ khoảng mỗi phụ nữ có 7 con giảm xuống
dưới 2. Vào những năm 1980, Đảng Cộng sản cầm quyền bắt đầu thực thi chính sách
một con. Mặc dù ít nghiêm ngặt hơn so với Trung Quốc, chính sách này đã làm giảm
mạnh việc gia tăng dân số.
Ảnh minh họa.
Nhân khẩu học đang thay đổi tương tự ở nhiều nước
châu Á. Nhưng ở Việt Nam lại đang diễn ra trong khi đất nước vẫn còn nghèo. Khi
tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động tăng lên cao nhất ở Hàn Quốc và Nhật Bản,
GDP hàng năm theo đầu người ( đã được điều chỉnh theo sức mua thực tế) đứng ở mức
32.585 đô la và 31.718 đô la tương ứng. Ngay cả Trung Quốc cũng đã đạt được
9.526 đô la. Ở Việt Nam, đạt mức cao nhất vào năm 2013, thu nhập trung bình chỉ
là 5. 024 đô la. Indonesia và Philippines dự kiến sẽ đạt được bước ngoặt trong
vài thập kỷ tới, với mức thu nhập cao hơn nhiều lần so với Việt Nam.
Sự thay đổi này thật nhức. Thứ nhất, liệu chính phủ
sẽ có thể hỗ trợ hàng triệu người Việt Nam cao tuổi? Chỉ có những người cực kỳ
nghèo và những người trên 80 tuổi ( chiếm cả hai nhóm chiếm khoảng 30% tổng số
người cao tuổi) được hưởng lương hưu nhà nước với chỉ vài đô la một tuần lễ.
Trong một cuộc khảo sát gần đây nhất vào năm 2011 về người cao tuổi cho thấy
90% trong số họ không có tiền tiết kiệm. Nợ nần lại là phổ biến. Việc hỗ trợ họ
sẽ trở nên tốn kém hơn bao giờ hết. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự đoán rằng chi
phí hưu trí ở mức hiện tại có thể làm tăng chi tiêu của chính phủ đến 8% GDP
vào năm 2050. Đó là mức tăng nhanh nhất so với 12 quốc gia châu Á khác mà họ đã
điều tra.
Vấn đề ở nông thôn nơi phần lớn người cao tuổi sống
còn tồi tệ hơn. Trước đây người trẻ được chăm sóc cho cha mẹ già. Giờ họ có xu
hướng rời bỏ làng quê để tìm kiếm sống ở thành phố. Khảo sát cho thấy tỷ lệ người
già sống một mình đang tăng lên, đặc biệt là ở các làng xóm. Nhiều người làm việc
cho đến tận khi chết. Khoảng 40% nam giới nông thôn vẫn đang ở độ tuổi 75, gấp
đôi tỷ lệ cư dân thành thị. Ở Anh con số đó là 3%. Thường thì họ làm các công
việc tay chân cực nhọc, chẳng hạn như làm lúa hoặc đánh bắt cá.
Việc chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người cao tuổi
hơn là một nỗi lo khác. Bệnh Alzheimer, bệnh tim và bệnh do tuổi tác đang tăng
lên. Trong công viên, một người đàn ông 78 tuổi trong một chiếc áo phông thể
thao màu trắng, nói rằng ông đến đây theo yêu cầu của bác sĩ để tham gia một
nhóm tập thể dục sau khi uống một viên thuốc trợ tim. Khoảng một phần ba những
người trên 60 tuổi không có bảo hiểm y tế đắt đỏ. Nhiều tỉnh vẫn chưa có khoa
lão khoa thích hợp ở bệnh viện. Các nhóm bảo hiểm y tế không chính thức đã xuất
hiện để lấp đầy khoảng trống này. Với một khoản phí, các thành viên được tham
gia các lớp tập thể dục và kiểm tra sức khoẻ miễn phí. Nhưng chẳng mấy bác sĩ
được đào tạo hoặc trang bị để điều trị những ca bệnh nghiêm trọng hơn.
Chính phủ đang bắt đầu thực hiện các chính sách để
giảm gánh nặng tài chính và cải thiện cuộc sống của người cao tuổi. Năm ngoái,
họ đã nới lỏng chính sách một con. Vào tháng 5 chính phủ cho biết sẽ tăng tuổi
nghỉ hưu từ 55 lên 60 đối với nữ và 60 đến 62 đối với nam, và cải cách chương
trình lương hưu để trang trải nhiều hơn. Năm tới, họ có kế hoạch bắt đầu cải tạo
hệ thống bảo hiểm y tế và hỗ trợ xã hội.
Nhưng không có điều nào trong số đó sẽ làm thay đổi
cấu trúc nền kinh tế. Thông thường, khi các quốc gia leo thang thu nhập, họ
chuyển từ canh tác nông nghiệp sang các ngành có năng suất cao hơn, như dịch vụ.
Bằng thước đo này, Việt Nam đang tụt hậu so với các nước láng giềng. Khi dân số
trong độ tuổi lao động đạt đỉnh vào năm 2013, nông nghiệp chiếm 18% nền kinh tế.
Tại cùng một thời điểm đó ở Trung Quốc, nông nghiệp chỉ chiếm 10% GDP. Tồi tệ
hơn, sản lượng của nông dân có xu hướng giảm dần theo độ tuổi, không giống như
của các nhà quản lý. Sự phụ thuộc quá mức vào nông nghiệp này phần nào giải
thích tại sao ba phần tư lao động Việt Nam đang làm việc mà lại kém hiệu quả
hơn khi họ già đi. Ở Malaysia, chỉ có khoảng một nửa lực lượng lao động làm
nông nghiệp.
Việc tăng năng suất sẽ rất khó khăn. Chính phủ vẫn
còn gắn bó với thống kê. Các doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh nhiều ngành công
nghiệp. Trong khi đó hầu hết sinh viên đại học lãng phí ít nhất một năm vì học
Mác – Lê. Nhiều nước ở châu Á đang già đi nhanh chóng. Nhưng già đi trước khi
giàu làm cho các vấn đề của Việt Nam lại càng nghiêm trọng hơn.
--------------------------
Nguồn
:
The
Economist 8-11-2018
Bài quan trọng trên báo The Economist mới
ra (chú ý đến so sánh Việt
Nam với các nước láng giềng: Việt Nam còn tệ hơn!)
No comments:
Post a Comment