2-11-2018
Cùng
với ba tử huyệt nợ công quốc gia, nợ xấu ngân hàng và thâm thủng ngân sách đang
lộ ra ngày càng rõ, triển vọng trữ lượng dầu khí cạn kiệt chỉ trong ít năm nữa
hoàn toàn xứng đáng bồi thêm một điểm chết nữa mà có thể rút ngắn đáng kể tuổi
thọ của chế độ cầm quyền tại Việt Nam trước thời điểm năm 2025.
Vào tháng Mười năm 2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN) đã phải lần đầu tiên thừa nhận một sự thật mà bấy lâu nay tập đoàn
này và đảng chỉ muốn che giấu càng nhiều càng tốt: sản lượng dầu tại rất nhiều
giếng đang suy giảm tự nhiên do khai thác đã quá lâu. Cộng vào đó là trữ lượng
gia tăng quá thấp khiến từ nay đến năm 2025, sản lượng khai thác dầu sẽ giảm đều
đặn mỗi năm 10% - tương đương với hơn 2 triệu tấn.
Vào năm 2017, sản lượng khai thác quy dầu của PVN
lên tới 25 triệu tấn. Nhưng với đà ‘suy giảm tự nhiên’ và với mức giảm bắt buộc
hơn 2 triệu tấn/năm, đến năm 2025 sản lượng khai thác quy dầu sẽ cao lắm là 10
triệu tấn/năm. Còn nếu trong giai đoạn 2019 - 2015 mà PVN phải chịu sức ép quá
mạnh từ Chính phủ và Bộ Chính trị đảng để phải giữ nguyên hoặc thậm chí gia
tăng sản lượng khai thác dầu khí nhằm bù đắp cho một nền ngân sách mau chóng cạn
kiệt, đặc biệt là gần như cạn hoàn toàn các nguồn ngoại tệ dùng để trả nợ nước
ngoài và chi xài cho công tác ăn tiêu trong đảng, đến năm 2025 PVN sẽ có thể chẳng
còn dầu để khai thác nữa.
Những thông tin trên là hoàn toàn logic với một
thông tin từ ông Từ Thành Nghĩa - Tổng giám đốc Vietsovpetro - vào đầu tháng
2/2018 về “Móng mỏ Bạch Hổ còn quanh quẩn 10 triệu tấn, tối đa chỉ khai thác được
4-5 năm nữa thôi”, tại Hội nghị tổng kết năm 2017 của PVN.
Điều đó có nghĩa là ngay cả mỏ Bạch Hổ - cung cấp sản
lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của PVN từ xưa đến nay - đã vào giai đoạn
suy kiệt.
Đó là chưa kể đến tình trạng sản lượng của một số mỏ
dầu khí giảm dần và không còn mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư. Trong
thời gian qua một số lô hợp đồng đã phải trả lại cho PVN do không còn hiệu quả
kinh tế, như Lô 46/13 – mỏ Sông Đốc và Lô 01&02/97 mỏ Thăng Long, Đông
Đô.
Vào năm 2012 hoặc 2022 khi mỏ Bạch Hổ trở thành ‘mỏ
chết’, PVN sẽ phải dựa hoàn toàn vào 40% sản lượng còn lại, với điều kiện trữ
lượng của những mỏ dầu còn lại vẫn còn mà không suy kiệt hẳn như Bạch Hổ.
Nhưng ngay trước mắt là một mất cân đối quá lớn đối
với ‘khoa học khai thác dầu khí’: năm 2017, sản lượng khai thác quy dầu của PVN
lên tới 25 triệu tấn, nhưng phần tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng chỉ là 4
triệu tấn, tức trữ lượng mới chỉ chiếm 1/6 sản lượng đang khai thác. Nếu tình
trạng mất cân đối giữa tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng và khai thác vẫn tiếp
diễn như hiện nay thì chỉ vài năm nữa, sản lượng khai thác dầu khí của PVN sẽ
chỉ còn 1/3 sản lượng so với hiện thời.
Vào đầu năm 2017, một báo cáo của PVN đã thừa nhận rằng
gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2017 đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược
đề ra: mục tiêu đề ra trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12
triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) nhưng trong hai năm 2016 và 2017
PVN đều không hoàn thành khi đạt thấp hơn nhiều (năm 2016 đạt 16,66 triệu tấn
quy dầu và năm 2017 đạt 4,0 triệu tấn quy dầu). Hầu hết các mỏ đều đã khai thác
trong thời gian dài và đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự
nhiên hàng năm từ 15% tới trên 30%.
2017 cũng là năm gia tăng trữ lượng dầu khí thấp nhất
từ trước đến nay, chỉ đạt 4 triệu tấn dầu, thấp nhất lịch sử. Một quan chức của
PVN là Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn phải thừa nhận: “trước đây hàng năm,
PVN khoan 30-40 giếng thăm dò, chi phí tốn từ 2-2,5 tỷ USD, gia tăng được 35-40
triệu tấn quy dầu. Thế nhưng, từ 2015 trở lại đây, đầu tư của ta và nước ngoài
chỉ đâu đó 400-500 triệu USD cho tìm kiếm thăm dò, giảm 5 lần so với trước”.
Với tình trạng trữ lượng dầu cạn kiệt nhanh trong
khi quá khó để tìm ra nguồn trữ lượng mới, có thể hình dung là vào năm 2021,
ngân sách chế độ sẽ mất hẳn số thu 70.000 - 80.000 tỷ đồng từ PVN mà do đó sẽ
‘kiến tạo’ một lỗ thủng toang hoác không lấy gì bù trám được.
Tương lai đen tối trên đang hiển hiện trong bối cảnh
hiện thời các nguồn ngoại tệ mạnh từ viện trợ không hoàn lại, viện trợ ODA và cả
nguồn kiều hối của ‘khúc ruột ngàn dặm’ đều khá bi đát. Từ năm 2014, chính thể
Việt Nam đã không còn nhận được nguồn vốn ODA đáng kể nào, còn từ năm 2018 đã
không còn ODA ưu đãi. Trong khi đó, lượng kiều hối gửi về Việt Nam vào năm 2017
và 2018 có thể sụt giảm đến phân nửa so với mức đỉnh 13,5 tỷ USD vào
năm 2015…
---------------------------------
1-11-2018
Vào mùa xuân năm 2018 đã xảy đến thêm một nguy cơ mà
rất có thể sẽ trở thành nỗi nguy biến cho chính thể độc đảng ở Việt Nam:
“deadline” thực sự cho trữ lượng dầu khai thác ở Việt Nam chỉ còn khoảng 3 năm
nữa, tức đến năm 2021 - trùng với kỳ đại hội đảng lần thứ 13, nếu còn có đại hội
này.
2025
hết dầu đang khai thác!
Và khi mùa xuân ủ rũ của năm 2019 sắp nhoài đến, Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phải lần đầu tiên thừa nhận một sự thật mà bấy
lâu nay tập đoàn này và đảng chỉ muốn che giấu càng nhiều càng tốt: sản lượng dầu
tại rất nhiều giếng đang suy giảm tự nhiên do khai thác đã quá lâu. Cộng vào đó
là trữ lượng gia tăng quá thấp khiến từ nay đến năm 2025, sản lượng khai thác dầu
sẽ giảm đều đặn mỗi năm 10% - tương đương với hơn 2 triệu tấn.
Mức gia giảm đã được lên kế hoạch gia tốc lùi một
cách chắc chắn trên có ý nghĩa gì?
‘Suy giảm tự nhiên’ chỉ là một cách nói, hoặc chính
xác hơn là một lối phủ nhận trách nhiệm đối với nạn khai thác phá vỡ kế hoạch
trong nhiều năm trước.
Vào năm 2017, sản lượng khai thác quy dầu của PVN
lên tới 25 triệu tấn. Nhưng với đà ‘suy giảm tự nhiên’ và với mức giảm bắt buộc
hơn 2 triệu tấn/năm, đến năm 2025 sản lượng khai thác quy dầu sẽ cao lắm là 10
triệu tấn/năm. Còn nếu trong giai đoạn 2019 - 2015 mà PVN phải chịu sức ép quá
mạnh từ Chính phủ và Bộ Chính trị đảng để phải giữ nguyên hoặc thậm chí gia
tăng sản lượng khai thác dầu khí nhằm bù đắp cho một nền ngân sách mau chóng cạn
kiệt, đặc biệt là gần như cạn hoàn toàn các nguồn ngoại tệ dùng để trả nợ nước
ngoài và chi xài cho công tác ăn tiêu trong đảng, đến năm 2025 PVN sẽ có thể chẳng
còn dầu để khai thác nữa.
Những thông tin trên là chuỗi tiếp nối logic với một
thông tin từ ông Từ Thành Nghĩa - Tổng giám đốc Vietsovpetro - vào đầu tháng
2/2018 về “Móng mỏ Bạch Hổ còn quanh quẩn 10 triệu tấn, tối đa chỉ khai thác được
4-5 năm nữa thôi”, tại Hội nghị tổng kết năm 2017 của PVN.
Điều đó có nghĩa là ngay cả mỏ Bạch Hổ - cung cấp sản
lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của PVN từ xưa đến nay - đã vào giai đoạn
suy kiệt.
Đó là chưa kể đến tình trạng sản lượng của một số mỏ
dầu khí giảm dần và không còn mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư. Trong
thời gian qua một số lô hợp đồng đã phải trả lại cho PVN do không còn hiệu quả
kinh tế, như Lô 46/13 – mỏ Sông Đốc và Lô 01&02/97 mỏ Thăng Long, Đông Đô.
Vào năm 2012 hoặc 2022 khi mỏ Bạch Hổ trở thành ‘mỏ
chết’, PVN sẽ phải dựa hoàn toàn vào 40% sản lượng còn lại, với điều kiện trữ
lượng của những mỏ dầu còn lại vẫn còn mà không suy kiệt hẳn như Bạch Hổ.
Trữ
lượng mới chỉ chiếm 1/6 sản lượng đang khai thác!
Những năm tới sẽ là một thách thức khủng khiếp: làm
sao đảng và PVN tìm ra được nguồn trữ lượng dầu khí mới ở Biển Đông để thay thế
cho những mỏ sắp biến thành dĩ vãng và để ngân sách của đảng lẫn đảng khỏi chết
theo?
Ngay trước mắt là một mất cân đối quá lớn đối với
‘khoa học khai thác dầu khí’: năm 2017, sản lượng khai thác quy dầu của PVN lên
tới 25 triệu tấn, nhưng phần tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng chỉ là 4 triệu
tấn, tức trữ lượng mới chỉ chiếm 1/6 sản lượng đang khai thác. Nếu tình trạng mất
cân đối giữa tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng và khai thác vẫn tiếp diễn như
hiện nay thì chỉ vài năm nữa, sản lượng khai thác dầu khí của PVN sẽ chỉ còn
1/3 sản lượng so với hiện thời.
Vào đầu năm 2017, một báo cáo của PVN đã thừa nhận rằng
gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2017 đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược
đề ra: mục tiêu đề ra trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12
triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) nhưng trong hai năm 2016 và
2017 PVN đều không hoàn thành khi đạt thấp hơn nhiều (năm 2016 đạt 16,66 triệu
tấn quy dầu và năm 2017 đạt 4,0 triệu tấn quy dầu). Hầu hết các mỏ đều đã khai
thác trong thời gian dài và đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng
tự nhiên hàng năm từ 15% tới trên 30%.
2017 cũng là năm gia tăng trữ lượng dầu khí thấp nhất
từ trước đến nay, chỉ đạt 4 triệu tấn dầu, thấp nhất lịch sử. Một quan chức của
PVN là Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn phải thừa nhận: “trước đây hàng năm,
PVN khoan 30-40 giếng thăm dò, chi phí tốn từ 2-2,5 tỷ USD, gia tăng được 35-40
triệu tấn quy dầu. Thế nhưng, từ 2015 trở lại đây, đầu tư của ta và nước ngoài
chỉ đâu đó 400-500 triệu USD cho tìm kiếm thăm dò, giảm 5 lần so với trước”.
Thông tin trên rất dễ khiến giới chóp bu Việt Nam mất
ngủ, cho dù họ đã thừa biết thực trạng “thiếu ăn” đó, khi hầu hết các mỏ dầu ở
Việt Nam đều đã khai thác quá độ hoặc vô độ trong thời gian dài và hiện đang
trong giai đoạn cuối dẫn tới ‘suy giảm sản lượng tự nhiên’.
Phá
sản ‘tầm nhìn đến năm 2030’
Hiện thực cùng tương lai cạn dầu hết tiền trên cũng
khiến phá sản luôn “tầm nhìn đến năm 2030” của ngành dầu khí Việt Nam, đặc biệt
dưới thời ‘đồng chí ba X’ - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vào năm 2010 - 2011, PVN và chính phủ của ông Dũng
đã hết sức lạc quan khi ước tính trữ lượng dầu của Việt Nam đủ để khai thác đến
năm 2030, tức hàm ý chế độ hỗn tạp giữa danh nghĩa cộng sản và thực chất chủ
nghĩa tư bản đỏ ở Việt Nam hoàn toàn có thể kéo dài sự tồn tại của nó đến ít nhất
năm 2030.
Nhưng chỉ vài năm sau đó khi tốc độ khai thác được đẩy
mạnh gấp đôi, “deadline” cho trữ lượng dầu đã được chính Thủ tướng Dũng và các
bộ ngành liên quan gia giảm đến năm 2025. Tuổi thọ của chế độ cũng bởi thế đã
được rút ngắn 5 năm.
Tính bất xứng đã thể hiện một cách thật ngọt ngào: nếu
vào thời Nguyễn Tấn Dũng, Tập đoàn PVN đã lao vào khai thác dầu khí vô tội vạ
và có lúc đóng góp tới gần 10% thu ngân sách, thì đến nay hàng năm số thu ngân
sách từ PVN chỉ chưa đầy 100 ngàn tỷ đồng/năm và chỉ chiếm khoảng 6% tổng thu
ngân sách.
Còn bây giờ thì trừ đảng, chẳng còn ai nói đến ‘năm
2030’ nữa. Thậm chí ‘năm 2025’ cũng chỉ là một ước đoán có phần lạc quan tếu.
Trong hai năm trở lại đây, “deadline” mới đã được
thiết lập: trữ lượng dầu chỉ còn đủ để khai thác trong 4 -5 năm.
Nhưng “deadline” trên cũng chỉ mang ý nghĩa hết sức
tương đối. 3 năm khai thác tối đa là khoảng thời gian có thể dễ hình dung hơn.
Tức PVN chỉ còn có thể khai thác tương đối thoải mái trong ba năm 2019, 2020 và
‘chào mừng đại hội đảng 13’ vào năm 2021, nếu quả thực còn có đại hội này.
Nhưng sau đó, không có gì bảo đảm cho ‘nguồn thu dầu
khí bền vững’ đối với ngân sách đảng.
‘Thọ’
đến năm nào?
Với tình trạng trữ lượng dầu cạn kiệt nhanh trong
khi quá khó để tìm ra nguồn trữ lượng mới, có thể hình dung là vào năm 2021,
ngân sách chế độ sẽ mất hẳn số thu 70.000 - 80.000 tỷ đồng từ PVN mà do đó sẽ
‘kiến tạo’ một lỗ thủng toang hoác không lấy gì bù trám được.
Tương lai đen tối trên đang hiển hiện trong bối cảnh
hiện thời các nguồn ngoại tệ mạnh từ viện trợ không hoàn lại, viện trợ ODA và cả
nguồn kiều hối của ‘khúc ruột ngàn dặm’ đều khá bi đát. Từ năm 2014, chính thể
Việt Nam đã không còn nhận được nguồn vốn ODA đáng kể nào, còn từ năm 2018 đã
không còn ODA ưu đãi. Trong khi đó, lượng kiều hối gửi về Việt Nam vào năm 2017
và 2018 có thể sụt giảm đến phân nửa so với mức đỉnh 13,5 tỷ USD vào năm 2015…
Cùng với ba tử huyệt nợ công quốc gia, nợ xấu ngân
hàng và thâm thủng ngân sách đang lộ ra ngày càng rõ, triển vọng trữ lượng dầu
khí cạn kiệt chỉ trong ít năm nữa hoàn toàn xứng đáng bồi thêm một điểm chết nữa
mà có thể rút ngắn đáng kể tuổi thọ của chế độ cầm quyền tại Việt Nam trước thời
điểm năm 2025.
(VOA 1/11/2018)
No comments:
Post a Comment