Anh Vũ – RFI
Đăng ngày 02-11-2018
Sáu
tháng sau khi tổng thống Donald Trump tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran,
bắt đầu từ rạng sáng ngày
5/11 tới, đợt trừng phạt cuối cùng và cũng khắc nghiệt nhất của Mỹ đối với
Teheran chính thức có hiệu lực trở lại. Tuy nhiên giới quan sát tỏ hoài nghi về
hiệu quả của chiến lược gây « áp lực tối đa » của Washington.
Đợt trừng phạt thứ hai cấm các nước, các tổ chức,
doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục mua bán dầu mỏ hoặc giao dịch ngân hàng với nước
Cộng Hòa Hồi Giáo Iran, nếu vi phạm sẽ bị cấm tiếp cận hệ thống thị trường tài
chính Mỹ. Đây là đòn nặng nề nhất đánh vào Iran, trong lúc mà nền kinh tế và nhất
là đồng tiền của nước này trong nhiều tháng qua đang khốn đốn vì loạt trừng phạt
đầu tiên của Mỹ.
Chính quyền Trump cho rằng loạt cấm vận này sẽ là
đòn quyết định khiến Teheran phải lùi bước, ngồi vào đàm phán theo điều kiện của
Washington, như họ nghĩ đã làm thành công với Bắc Triều Tiên.
Hôm 24/10, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gióng tiếng trên
twitter về 12 điều kiện của Mỹ cho một « thỏa thuận tổng thể » với Iran, trong
đó có nhiều ràng buộc cứng rắn về chương trình hạt nhân Iran mà đã được thông
qua trong thỏa thuận ký năm 2015. Để Iran chịu theo các điều kiện của mình,
chính quyền Mỹ còn dọa sẽ đánh quỵ hẳn Teheran bằng những biện pháp trừng phạt
mới « nặng nề nhất lịch sử » trong thời gian tới.
Hiệu
quả của chiến lược gây áp lực không ngừng sẽ thế nào?
Chuyên gia Ali Vaez, thuộc tổ chức International
Crisis Group, nhận định : "Mặc cho
các áp lực về kinh tế, người Iran vẫn có thể tiếp tục ủng hộ các đồng minh của
họ trong vùng từ 40 năm nay". Hơn nữa hoàn cảnh bây giờ cũng đã khác
so với thời điểm 2012, khi chính quyền Barack Obama áp đặt các trừng phạt mà giờ
đây chính quyền Trump đang khôi phục.
Vào thời điểm từ 2010 đến 2015, đại đa số các nước đều
đồng tâm ủng hộ các biện pháp trừng phạt Teheran để ngăn chặn chương trình hạt
nhân Iran. Hoa Kỳ khi đó đang có Barack Obama, một vị tổng thống đầy thiện cảm
trên trường quốc tế. Còn Iran khi đó nằm dưới sự lãnh đạo của tổng thống
Mahmoud Ahmadinejad, một người cực kỳ bảo thủ, thường xuyên có những ngôn từ cực
đoan, hiếu chiến, thách thức phương Tây.
Giờ đây, trước một chính quyền Donald Trump thường
xuyên có những quyết định đơn phương gây sốc, Iran được coi như là một quốc gia
có trách nhiệm từ sau khi ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Ở thế giới năm 2018, người ta đã thấy Nga và Iran
liên hệ chặt chẽ thế nào trên cương vị là đồng minh bảo vệ Syria. Trung Quốc
thì cũng đang là mục tiêu tấn công của Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Trong
vùng Trung Cận Đông, Ả Rập Xê Út, một đồng minh thân cận của Mỹ có khả năng quy
tụ các nước Ả rập chống lại Iran, giờ ảnh hưởng cũng đang suy yếu nhiều từ sau
vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
Để tránh kết cục tai hại, Teheran bị dồn đến chân tường,
cũng rút khỏi thỏa thuận 2015, các nước trong Liên hiệp Châu Âu đang nghiên cứu
các cơ chế nhằm duy trì buôn bán với Iran. Thế nhưng các công ty tư nhân chẳng
dại gì mà đối đầu với bộ Tài chính Mỹ để hứng đòn trả đũa của Washington.
Nhà nghiên cứu Clément Therme, thuộc Viện Nghiên Cứu
Chiến Lược Quốc Tế (IISS) của Anh khẳng định: « Kể cả các nước châu Âu có thiện chí tạo ra được các cơ chế thì việc sử
dụng nó cũng không hấp dẫn các hãng tư nhân ».
Đâu
là chủ đích của Washington ?
Chuyên gia Ali Vaez, khẳng định: « Điều đó phụ thuộc vào những con người
trong chính quyền. Tổng thống dường như muốn có một thỏa thuận tổng thể với Iran,
có lợi hơn cho Mỹ, nhưng tôi có cảm giác, ê-kíp an ninh quốc gia của ông Trump đang tìm cách làm mất
ổn định hơn nữa Iran, hoặc dẫn đến thay đổi chế độ Teheran ».
Nếu như dưới thời Barack Obama, các trừng phạt nhằm
mục tiêu và đã đạt được là đưa Iran ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng các điều kiện
hiện tại của chính quyền Trump dùng đòn bẩy là trừng phạt dường như nhằm tới mục
tiêu buộc chế độ Teheran phải quy hàng. Một điều không bao giờ nước Cộng Hòa Hồi
Giáo dưới sự dẫn dắt tinh thần của giáo chủ Khamenei chấp nhận.
No comments:
Post a Comment