Kết quả cuộc bầu lưỡng viện Quốc hội giữa nhiệm
kỳ ở Mỹ ngày 06/11/2018, không chỉ đã phản ảnh cuộc trưng cầu ý dân đối với Tổng
thống Donal Trump, sau 2 năm cầm quyền và 8 năm độc quyền kiểm soát ngành Lập
pháp của đảng Cộng hòa mà còn chuẩn bị sóng gió cho ông Trump phải vượt qua
trong cuộc tái tranh cử Tổng thống năm 2020.
Với thay đổi này, người dân Mỹ đã chuẩn bị cho tương
lai, nhưng đối với đảng duy nhất cầm quyền Cộng sản ở Việt Nam thì việc Quốc hội
trao quyền cai trị độc tài toàn diện cho Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng kiêm
Chủ tịch nước, trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ (2016-2021), thì người dân Việt
đã bị đẩy vào con đường tụt hậu không lối thoát thêm ngàn dậm nữa.
Vậy sự tương phản giữa chuyện bầu cử của nước Mỹ và
những việc đang xảy ra ở Việt Nam đã nói lên điều gì khi ta so sánh hai sự kiện
để rút ra bài học cho Việt Nam?
Trước hết, đã có một số cử tri Mỹ gốc Việt muốn thấy
đảng Cộng hòa tiếp tục thắng cử để kiểm soát lưỡng viện Quốc hội hầu giúp Tổng
thống Trump có sức mạnh chế ngự Trung Cộng cả về kinh tế lẫn tình hình ở Biển
Đông, ngõ hầu giúp Việt Nam thoát được đe dọa của Bắc Kinh trong dài hạn.
Rất tiếc, hy vọng chủ quan này đã thay đổi khi đảng
Dân chủ chiếm lại đa số Hạ viện trong cuộc bầu cử ngày 06/11/2018 vừa qua, sau
8 năm bị đảng Cộng hòa khống chế.
Trước ngày bầu cử, phe Cộng hòa chiếm đa số 235 ghế,
Dân chủ có 193 ghế trong tổng số 435 Dân biểu. Sau bầu cử, Dân Chủ chiếm ít nhất
223 ghế và Cộng Hòa có lối 201 ghế (tính đền trưa ngày 07/11/2018), với một số
đơn vị phải kiểm phiếu lại.
Trong khi đó thì phe Cộng Hòa tiếp tục chiếm đa số tại
Thượng viện với trên 51 ghế trên tổng số 100 Nghị sỹ. Trước ngày bầu cử, phe
Dân chủ có 47 Nghị sỹ và 2 Nghị sỹ Độc lập vẫn thường bỏ phiều theo Dân chủ,
tính chung là 49. Nhưng sau bầu cừ, phe Dân Chủ mất ít nhất 2 ghế, còn lại 45.
Số ghế còn lại phải tái kiểm phiếu.
Điều
tra Donald Trump
Nhưng mọi chuyện phải bắt đầu từ Hạ viện nên phe đa
số có toàn quyền quyết định chương trình làm việc từ làm luật đến điều tra, tổ
chức điều trần v.v…
Lấy kinh nghiệm khi phe Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ
viện năm 2010, với số ghế 242 chống 193 Dân chủ, họ đã làm tê liệt Tổng thống
Dân chủ Barrack Obama cho đến ngày ông Obama mãn nhiệm năm 2016.
Vậy liệu lịch sử có tái diễn, sau ngày phe đa số Dân
chủ “làm chủ” Hạ viện từ tháng 01/2019? Rất có thể, mặc dù các lãnh tụ Dân chủ,
điển hình là bà Dân biểu Nancy Pelosi, cựu Chủ tịch Hạ viện khi Dân chủ chiếm
đa số, và nay có nhiều hy vọng nắm lại chức này, ngỏ ý sẵn sàng hợp tác với Tổng
thống Trump và đảng Cộng hòa trong tiến trình làm việc chung.
Tuy nhiên, hứa hẹn này không bảo đảm sẽ làm tiêu tan
dự kiến phe Dân chủ Hạ viện sẽ mở khoảng 17 cuộc điều tra chống Tổng thống
Trump trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống (2019 - 2020).
Một danh sách dài từ các vấn đề Di dân, Giáo dục, Bảo
hiểm sức khỏe cho đến những vấn đề tài chính, thương nghiệp của gia đình Donald
Trump, hồ sơ thuế cá nhân Tổng thống và nhất là liên hệ giữa ông Trump, các phụ
tá và các con của ông trong cuộc điều tra có dính đến Nga trong hồ sơ Mạc Tư
Khoa và cá nhân Tổng thống Vladimir Putin đã hành động khuấy phá cuộc bầu cử Tổng
thống Mỹ năm 2016 với chủ đích giúp ông Trump thắng cử trước đồi thủ Dân chủ,
Bà Hillary Clinton.
Phản
ứng của Trump
Trước thông tin phe Dân chủ Hạ viện sẽ điều tra
mình, Tổng thống Trump đã nói trong cuộc họp báo chiều ngày 7/11/2018 rằng: “I
hear about investigations – fatigue. They’ve been giving us this investigation
fatigue. It’s been a long time. They’ve got nothing.” (Tạm dịch: Tôi đã nghe
chuyện điều tra nhàm chán này từ lâu. Họ đã nói như thế mãi rồi, nhưng họ chả
tìm thấy gì hết.”
Ông Trump nói tiếp: "They can play that
game but we can play it better. It’s called the U.S. Senate.” (Tạm dịch” Họ có
thể chơi trò này, nhưng tôi có trò hay hơn. Đó là Thượng nghị viện.”
Ông Trump muốn ám chỉ đến vai trò của Thượng viện
khi đảng Cộng hòa nắm trong tay đa số hơn phe Dân chủ.
Về hồ sơ thuế cá nhân mà ông Trump từng từ chối phổ
biến công khai từ khi ra tranh chức Tổng thống, một lần nữa ông nói sẽ xem xét
chuyện công bố, nếu đã kiểm soát xong. (“If I were finished with the audit, I
would have an open mind to it.”)
Thủ
tục hạch tội
Ngoài ra, cũng đã có một số không nhỏ Dân biểu Dân
chủ đã đề xướng khả năng mở hồ sơ “hạch tội” (Impeachment) Tổng thống Trump về
những việc mà họ cho là ông Trump đã vi phạm luật pháp khi hành động.
Tuy nhiên, nhiều lãnh tụ Quốc hội của Dân chủ, kể cả
bà Pelosi đã tỏ ý không mấy mặn mà với ý kiến này. Bà nói với báo chí sáng
07/11/2018 rằng bà sẽ không tiến hành cuộc “hạch tội”, ngoại trừ bà nhận được ủng
hộ đồng tình của một số Dân biểu Cộng hòa.
Thủ tục “hạch tội”, theo Điều 1 của Hiến pháp Mỹ diễn
ra ở 2 cấp. Cấp thứ nhất thuộc quyền của Hạ viện chỉ cần “đa số tương đối”
trong số các dân biểu hiện diện (The House
of Representatives must first pass, by a simple majority of those
present and voting, articles of impeachment, which constitute the formal
allegation or allegations.)
Sau đó, việc “xử tội” sẽ diễn ra ở cấp hai Thượng viện,
nhưng phải có 2/3 Thượng nghị sỹ hiện diện bỏ phiếu thuận (the concurrence of
two thirds of the members present" is required).
Trong trường hợp này, phải có 67 trên tổng số 100
Nghị sỹ là việc rất khó xẩy ra.
Như vậy, dù hãy còn qúa sớm để dự biết chuyện gì sẽ
xảy ra cho ông Trump trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, nhưng với việc lấy lại
quyền đa số tại Hạ viện, phe Dân chủ có nhiều hơ hội làm khó dễ chương trình lập
pháp và những kế hoạch khác của phe Cộng hòa cho đến cuộc bầu cử tới vào năm
2010, chắc chắn sẽ quyết liệt va gay go hơn khi ông Trump ra tái tranh cử nhiệm
kỳ hai.
Chuyện
Việt Nam
Từ tiến trình sang trang của nước Mỹ diễn ra theo
đúng Hiến pháp và Luật pháp thì chuyện ông Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng nắm trong tay trọn quyền, nhưng lại không bị cơ chế nào kiểm soát dựa
theo Luật lệ thì sự chuyên quyền này chỉ là độc tài và độc trị đã xâm phạm
nghiên trọng đến quyền làm chủ đất nước của nhân dân
Do đó, trách nhiệm của ông Trọng đối với mọi hành động
cướp mất các quyền của dân ghi trong Điều 25 Hiến pháp, đều bị lên án.
Điều này viết nguyên văn: "Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu
tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."
Bắt đầu từ ngày 01/01/2019 khi Luật An ninh mạng, có
mục đích xóa quyền tự do ngôn luận của công dân có hiệu lực thì nhiều điều kiểm
soát ngặt nghèo khác lại được ban hành, qua hình thức Nghị định được gọi là
“Quy định chi tiết một số điều của Luật an ninh mạng”
Nghị định 6 Chương, 30 Điều đã phổ biến để lấy ý kiến
trong dân, được ông Trọng nhiệt liệt tán thành, không khác gì một thứ Luật khác
chồng lên Luật An ninh mạng nhằm triệt tiêu quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn
luận của dân.
Nguyên văn các điều ghi trong Chương V quy định việc “lưu
trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam”, như
sau:
1. Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch
vụ tại Việt Nam, gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề
nghiệp, chức danh, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện
thoại, số chứng minh nhân dân, mã số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số
hộ chiếu, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, hồ sơ y
tế, sinh trắc học.
2. Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo
ra, gồm: thông tin chọn tải lên, đồng bộ hoặc nhập từ thiết bị.
3. Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ
tại Việt Nam, gồm: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
Điều 25. Doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi
nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp trong và ngoài nước có đầy đủ các điều
kiện sau đây phải lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại
Việt Nam:
a) Là doanh nghiệp cung cấp một trong các dịch vụ
trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng
có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sau đây: Dịch vụ viễn thông; Dịch vụ lưu
trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; Cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc
tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; Thương mại điện tử; Thanh toán trực
tuyến; Trung gian thanh toán; Dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; Mạng
xã hội và truyền thông xã hội; Trò chơi điện tử trên mạng; Thư điện tử;
b) Có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử
lý các loại dữ liệu quy định tại Điều 24 Nghị định này;
c) Để cho người sử dụng dịch vụ thực hiện hành vi được
quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Luật An ninh mạng;
d) Vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 8, điểm a hoặc
điểm b khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng.
2. Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu doanh nghiệp đủ điều
kiện quy định tại Khoản 1 Điều này lưu trữ dữ liệu quy định tại Điều 24 Nghị định
này và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
3. Các doanh nghiệp không chấp hành quy định tại Khoản
2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
Điều 26. Thời gian lưu trữ dữ liệu
1. Nhật ký hệ thống theo quy định tại điểm b khoản 2
Điều 26 của Luật An ninh mạng phải lưu trữ trong thời hạn tối thiểu 12 tháng.
2. Thời gian lưu trữ dữ liệu được quy định tại Khoản
1 Điều 24 Nghị định này được lưu trữ theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp
hoặc đến khi không còn cung cấp dịch vụ.
3. Thời gian lưu trữ dữ liệu được quy định tại Khoản
2, 3 Điều 24 Nghị định này tối thiểu là 36 tháng.
Có
nghiệp đoàn tự do hay không?
Chuyện thứ hai sẽ diễn ra trong tương lai gần là âm
mưu vô hiệu hóa quyền được lập Nghiệp đoàn lao động độc lập, bên ngoài Liên
đoàn Lao động của nhà nước (LĐLĐVN) đang rục rịch bàn luận trong nội bộ Bộ
Chính trị, Ban Tuyên giáo và các tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Các mánh khóe đang được trao đổi nhằm kéo dài thời
gian thay đổi Luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ của LĐLĐVN, để làm chậm
việc Việt Nam phải thi hành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership, CPTPP), thay cho TPP ( Trans-Pacific Partnership (TPP, Hiệp định Đối
tác Xuyên Thái Bình Dương) .
Quốc hội Việt Nam dự trù sẽ chấp thuận CPTPP ngày
12/11/2018.
Về vấn đề này, theo lời Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh nói với Quốc hội hôm 5/11/2018 thì: "Hiệp định
CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chủ yếu khẳng định lại các
tiêu chuẩn lao động đã nêu trong tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO). Việt Nam với tư cách là thành viên của ILO cũng như các thành viên của
Hiệp định CPTPP có nghĩa vụ tôn trọng và thực thi.
Ông Minh nói tiếp: "Trong các điều khoản này có
điều khoản cho phép thành lập các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Quy định của ILO cũng khẳng định là tất cả các tổ chức của người lao động phải
tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước sở tại, phải hoạt động phù hợp với tôn
chỉ, mục đích và phương thức hoạt động đã được đăng ký với cơ quan Nhà nước, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Các tổ chức của người lao động không được có các hoạt
động nào có khả năng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an ninh và không được
hoạt động ngoài tôn chỉ mục đích và điều lệ đã được đăng ký và được cho phép.
Theo kết quả rà soát của Chính phủ, để thực hiện cam kết về lao động trong Hiệp
định CPTPP thì Việt Nam chỉ cần sửa Bộ luật Lao động.”
Nhưng bao giờ thì Việt Nam chịu sửa Luật Lao động?
Có tin Chính phủ sẽ trình Quốc hồi vào tháng 05/2019.
Tuy nhiên Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ở Việt
Nam (ILO Việt Nam), Chang-Hee Lee, đã phân tích về ý nghĩa của vấn đề lao động
trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối
với Việt Nam.
Theo tài liệu của ILO Việt Nam thì ông Chang
nói: "Vẫn còn đó một số điểm yếu trong pháp luật lao động và các
thể chế liên quan đến quan hệ lao động. Đã có hơn 6.000 cuộc đình công kể từ giữa
những năm 1990 và tất cả đều là đình công tự phát, không do công đoàn khởi xướng.
Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy người lao động không cảm thấy quyền lợi và
mối quan tâm của họ được giải quyết và quy trình xử lý vấn đề không hiệu quả. Tại
Việt Nam, không hiếm trường hợp lãnh đạo công đoàn cơ sở lại là quản lý cấp cao
của doanh nghiệp, điều không thể chấp nhận được tại hầu hết tất cả các quốc gia
trên thế giới ngày nay. Quyền công đoàn là quyền của người lao động, và công
đoàn là tổ chức của người lao động, không bị giới sử dụng lao động can thiệp."
Quan sát của ông Chang cho thấy đảng CSVN và tổ chức
Công đoàn của nhà nước (LĐLĐVN) chỉ bầy ra cho có hình thức. Cán bộ công đoàn
không những không bào vệ quyền lời của người lao động mà, trong nhiều trường hợp,
đã về hùa với Chủ nhân để chống lại công nhân hoặc làm tay sai cho chủ nhân.
Ngoài Luật Lao động, Việt Nam còn phải sửa Luật Công
đoàn khi phải chấp nhận sự ra đời của các Tổ chức lao động độc lập.
Bởi vì Điều 1 của Luật này viết nguyên văn: "Công
đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người
lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống
chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam."
Tất nhiên, tổ chức này nằm trong Mặt trận Tổ quốc và
được chi tiền của Ngân sách. Năm 2014 tổ chức Công đoàn tay chân của đảng đã ăn
mất 270 tỷ đồng tiến thuế của dân (báo Dân Trí, ngày 10/06/2016)
Với số tiền mồ hôi nước mắt của dân lớn như thế thì
chắc chắn tổ chức tay sai của đảng sẽ đè bẹp các Tổ chức công đoàn tự do nếu được
thành lập, hay có ai dám đứng ra tổ chức. Đấy là chưa kể liệu có được tự do
thành lập trong các điều kiện dân chủ quy định trong các Công ước của tổ chức
Lao động Quốc tề hay không?
Một nút thắt quan trọng khác mà nhà nước Việt Nam phải
mở, nếu thật sự họ muốn có các Công đoàn độc lập là khi phải cho phép ra đời
các tổ chức này thì họ đồng thời cũng phải nghĩ đến việc ra Luật lập hội theo
như đã quy định trong Điều 25 Hiến pháp năm 2013.
Nếu không, vai trò Chủ tịch nước của ông Nguyễn Phú
Trọng không còn giá trị gì nữa, vì khi không tuân thủ Hiến pháp thì ông chỉ còn
là con người giấy mà thôi, không sao có thể so sánh với quyết định sang trang của
cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử ngày 06/11/2018. -/-
(11/018)
No comments:
Post a Comment