Thứ Hai, 11/05/2018 - 14:54 — nguyenvandai
Những nhà độc tài khét tiếng như Marcos, Suharto,
Gaddafi, Saddam Hussein hay Hitler đều phải đón nhận một kết cục bi thảm, dù
cái chết của mỗi người không ai giống ai.
Các chính trị gia cứng rắn cai trị đất nước theo kiểu
độc tài và bạo chúa đang quay trở lại. Cách đây không lâu, Tổng thống Nga
Vladimir Putin là một trong những lãnh đạo duy nhất xứng đáng với “danh hiệu”
này, nhưng giờ đây, ông ta đã có thêm rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
Xu hướng này có thể được quan sát thấy trong các chế
độ mà xưa nay vẫn luôn độc tài. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được xem là
lãnh đạo độc tài của nước này kể từ sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào bốn thập
niên trước.
Nhưng điều tương tự cũng xuất hiện ở nhiều nước vốn
được xem là những nền dân chủ trẻ. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip
Erdoğan, người đã sớm chuyển hướng sang chủ nghĩa chuyên chế từ lâu, nay lại
càng tập trung quyền lực hơn nữa sau cuộc đảo chính quân sự thất bại gần đây.
Nhà cầm quyền CSVN cũng không nằm ngoài xu thế đó, học
theo những đám độc tài, bạo chúa ngoại bang. Ngay sau Trần Đại Quang chết, Nguyễn
Phú Trọng nhanh chóng ép buộc Bộ chính trị, Ban Chấp hành TW và QH bầu y làm Chủ
tịch nước. Như vậy Nguyễn Phú Trọng trở nên kẻ siêu quyền lực đầu tiên trong lịch
sử của chế độ cộng sản Việt Nam. Y thống lĩnh mọi quyền lực trong tay như cầm đầu
đảng cộng sản, cầm đầu nhà nước, quân đội, công an, uỷ ban cải cách tư pháp,
trưởng ban phòng chống tham nhũng,….
Nguyễn Phú Trọng cũng giống như những kẻ độc tài bạo
chúa thường tự cao tự đại rằng chỉ cần một mình họ thôi là có thể sửa chữa được
các vấn đề của xã hội và mang lại “sự thịnh vượng“ cho đất nước – thường thể hiện
sự thiếu hiểu biết rộng rãi về tính chất và hậu quả của cai trị dựa trên bạo lực
và ngồi trên pháp luật. Thực tế, lịch sử đã chẳng bao giờ đối xử tốt với những
kẻ cai trị như vậy. Giống như các nhà độc tài và bạo chúa, Nguyễn Phú Trọng
cũng lên nắm quyền trước sự chỉ trích và thất vọng của Nhân dân.
Điều này nhấn mạnh một lý do quan trọng, giải thích
tại sao những kẻ độc tài hầu như luôn đưa đất nước họ rơi vào thảm họa. Sau khi
giành trọn toàn bộ quyền lực, nắm trong tay quyền quyết định và điều hành, các
nhà độc tài bạo chúa kiểu này sẽ có đủ thẩm quyền để đưa ra những quyết định
nhanh chóng và chỉ thấy được kết quả ngắn hạn. Điển hình là Mugabe của
Zimbabwe.
Nhưng sự quyết đoán này đi kèm với một cái giá rất đắt.
Khi không ai giám sát hành vi của họ, các nhà độc tài này hiếm khi cân nhắc tới
những rủi ro dài hạn. Cuối cùng thì, sự thịnh vượng mà họ hứa hẹn chẳng bao giờ
xuất hiện, hoặc xuất hiện rất ngắn. Thay vào đó, nền kinh tế thường kết thúc
trong đống đổ nát.
Và đó chưa phải là điều tồi tệ nhất. Trước khi Nguyễn
Phú Trọng nắm trọn quyền lực, ông ta tiêu diệt các đối thủ chính trị trong nội
bộ đảng bằng cuộc chiến tham nhũng. Và ông ta cũng tìm cách để phá hủy các tổ
chức XHDS mong manh của VN, siết chặt quyền tự do ngôn luận, bóp nghẹt truyền
thông bằng luật An Ninh Mạng, bắt giữ và cầm tù hàng trăm người hoạt động bảo vệ
nhân quyền, môi trường.
Khả năng tự
do chỉ trích, phê phán chính phủ là sự khác biệt cốt lõi giữa dân chủ và độc
tài, bạo chúa. Thế thì làm sao chúng ta có thể tin rằng Nguyễn Phú Trọng đang
siết chặt quyền tự do ngôn luận của người dân lại có thể đem lại một nền dân chủ
cho người dân? Thực tế, sự kết hợp của tự do ngôn luận và bầu cử cạnh tranh là
chìa khóa để cải thiện nền dân chủ, bởi vì chúng trao quyền giám sát và quyết định
cho người dân.
Sự phổ biến ngày càng tăng của những kẻ độc tài, bạo
chúa ở nhiều nước trên thế giới không phải là điềm báo về buổi bình minh của một
kỷ nguyên độc tài mới. Những nhà độc tài thường có xu hướng tự hủy hoại mình, bởi
những sai lầm nghiêm trọng sẽ cản trở những tham vọng lớn lao của họ. Nhưng thật
không may, những kẻ độc tài, bạo chúa không bao giờ đem lại tự do, dân chủ mà
đem lại sự cai trị hà khắc và một nền kinh tế đổ nát cho đất nước và Nhân dân.
Cuối cùng để xoá bỏ độc tài, bạo chúa thì toàn thể
Nhân dân phải đoàn kết và đồng lòng cùng nhau làm cuộc cách mạng dân chủ để giải
phóng nước ta khỏi sự cai trị của bạo chúa Nguyễn Phú Trọng và giặc nội xâm là
đảng cộng sản Việt Nam.
Bạo chúa Nguyễn Phú Trọng đang cai trị cả dân tộc ta
là phi nghĩa, cuộc đấu tranh dân chủ hoá Việt Nam là lẽ phải, là chính nghĩa và
nhất định thắng lợi. Kết cục của bạo chúa Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ giống
như những kẻ độc tài, bạo chúa trên thế giới đã bị Nhân dân các nước đó lật đổ
và tiêu diệt.
No comments:
Post a Comment