Trương Minh Ẩn
06/11/2018
Nếu thống kê được, có lẽ ở Việt Nam mỗi ngày sẽ có
nhiều phát ngôn lạ lùng, quái dị của những quan chức chính quyền. Đây là một điều
khá cấm kỵ ở những nước tân tiến, bởi chỉ cần một phát biểu hớ hênh, sinh mạng
chính trị khó có thể kéo dài.
Những phát ngôn luôn ẩn chứa tư cách, trình độ, tâm
tính… của người phát biều. Những phát ngôn thể loại này trong dân gian gọi bằng
nhiều tên, như ‘Trời ơi đất hỡi’, ‘xàm xí đú’, ‘tào lao mía lao’… Và trở thành
đề tài mỉa mai, đàm tiếu bất tận cho dư luận.
Vừa mới đây, lại có thêm một phát ngôn như vậy. Đó
là phát ngôn của lãnh đạo đứng đầu quốc gia, ông Tổng Bí thư kiêm Chủ Tịch nước
Nguyễn Phú Trọng. Ông ta phát biểu tại Phủ Chủ tịch, khi gặp mặt đoàn học sinh,
sinh viên tiêu biểu, xuất sắc năm học 2017-2018, vào ngày 3.11: “Chưa bao giờ chúng ta có được sự nghiệp giáo dục như ngày hôm
nay”.
Sau câu phát biểu này, rất nhiều người nói rằng,
không còn nghi ngờ gì nữa, ông ta là một trong những con người sau đây:
* Ông Tổng bí thư lú lẫn thật sự như biệt danh người
ta đã đặt cho, là ông Trọng Lú hoặc ông Cả Lú. Ông ta sống trong vô thức, giữa
một bầy xu nịnh, được đưa đi quẩn quanh những nơi tốt đẹp, dĩ nhiên được cung
phụng sơn hào hải vị, sống trong cuộc sống nhung lụa thì không còn ý thức được
những gì đang diễn ra xung quanh.
* Ông Trọng giả lú, nói láo để đạt mục đích. Một con
người cực kỳ nham hiểm, mũ ni che tai để thực hiện ý đồ riêng, nhằm mang lại lợi
ích riêng, cho phe nhóm, đảng phái.
* Ông ta là một người lý luận ‘xàm xí đú’, nói văn vẻ
một chút là người Bắc kỳ lý luận “tuyệt vời”, vì ông ta cũng đã từng phát biểu: “Tổng
bí thư phải là người có lý luận và phải là người miền Bắc”.
Những nhận định trên không phải không có cơ sở, bởi
hiện tại ngành giáo dục được lèo lái bởi một người đứng đầu có biệt danh ngọng
ngịu, ông bộ trưởng Nha Ngọng. Ngành của ông ta đã gây ra không biết bao nhiêu vụ
tai tiếng, xảy ra ở khắp mọi nơi, khắp trên cả nước, đâu đâu cũng có.
Gần đây là những sự vụ nổi cộm, vụ ô uế gian lận thi
cử, vụ sách giáo khoa bẩn thỉu… Và một điều nhức nhối là tình trạng bạo lực học
đường tràn lan khắp chốn.
Nói tới bạo lực học đường, nhớ tới một vụ xảy ra hồi năm ngoái, tại trường THCS Trần
Hưng Đạo, TP Rạch Giá, Kiên Giang. Vụ này được Facebooker Lưu Ngọc
Trinh đăng tải video clip với nội dung: “Sự việc xảy ra vào ngày 6-12,
tại Trường THCS Trần Hưng Đạo, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Trong clip là 1 học
sinh lớp 9/1 và 1 học sinh lớp 9/2 đánh 3 học sinh lớp 7. Nữ sinh bị đánh chấn
thương và vẫn chưa thể đến trường…” Mời quý vị xem video clip từ báo
Người Lao Động: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/11/Hi%E1%BB%87u-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-3-n%E1%BB%AF-sinh-b%E1%BB%8B-%C4%91%C3%A1nh-d%C3%A3-man-Ch%C3%BAng-t%C3%B4i-r%E1%BA%A5t-%C4%91a-2.mp4?_=1
Xem video
clip, có thể thấy nó rất giống một xã hội Việt Nam thu nhỏ ngày nay.
Thứ nhất, quyền lực độc tài độc đoán đang tập trung
chỉ ở một nhóm người. Đằng sau những lớp “son phấn, trang phục” đẹp đẽ là những
gương mặt hành xử côn đồ, lưu manh, bất chấp tất cả… và hành động lén lút trong
những nơi xó xỉnh, trong bóng tối… hành động thể hiện quyền uy bất chấp sự man
rợ.
Thứ nhì, những kẻ bị thống trị, bị đàn áp, bị chà đạp
rất yếu hèn, chỉ biết thu mình chịu trận, kêu gào, khóc lóc thảm thiết, không
dám phản kháng.
Thứ ba, một xã hội vô cảm, dửng dưng với nỗi đau. Mặc
kệ việc gì xảy ra, những cá nhân coi như không dính dáng gì tới mình, không cần
can thiệp. Khi bị dính tới thì cũng cam chịu, hoặc đổ cho số phận. Một số người
thì hèn yếu, lẻn trốn ngay khi nhìn thấy sự việc xảy ra, vì sợ liên lụy. Một số
khác còn cổ vũ để mua vui, có thể vui và cười một cách vô thức.
Nhưng trên hết,
tất cả những điều này nằm ở một mấu chốt, đó là ý đồ của chế độ. Một chế độ độc
tài với con đường giáo dục ngu dân, biến dân thành những con robot, vô cảm, cam
chịu, chấp nhận với số phận, bàng quan với những chuyện xung quanh mình.
Ông Tổng Trọng, một người Bắc kỳ có lý luận “tuyệt vời”,
một ông Cả Lú nhưng cực kỳ nham hiểm. Ông ta là một trong những người đã tạo ra
thế hệ như thế, giúp chế độ này sống còn và kéo dài cho đến ngày nay.
No comments:
Post a Comment